--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội
17:24 | 01/12/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Dậy sóng quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương

Mỹ và các đồng minh ở châu Âu đang kề vai sát cánh trừng phạt Nga để hậu thuận tối đa cho Ukraine trong cuộc xung đột quân sự, nhưng mối quan hệ này có nguy cơ nổi sóng gió khi cựu lục địa cho rằng Washington đang kiếm bộn tiền còn họ là bên chịu hậu quả nặng nề.
Thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam và Uganda Thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam và Uganda
Đưa quan hệ song phương Việt Nam-Australia lên tầm cao mới Đưa quan hệ song phương Việt Nam-Australia lên tầm cao mới

Từ khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine tới nay, các quốc gia ở cựu lục địa là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) luôn tỏ ra “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” cùng Mỹ trong việc trừng phạt, gây sức ép tối đa với Moscow. Cho dù những biện pháp trừng phạt này cũng gây thiệt hại không nhỏ cho chính những người tung ra nó, nhất là các quốc gia châu Âu.

Cú đòn trừng phạt nặng ký nhất mà Mỹ và các đồng minh ở châu Âu tung ra là nhắm vào lĩnh vực năng lượng mà cụ thể là dầu mỏ và khí đốt, 2 nguồn thu ngoại tệ chính của Nga. Thế nhưng, đây cũng chính là điều khiến Washington và đồng minh phải trả giá đắt nhất khi giá năng lượng leo thang liên tục đã kéo theo sự tăng giá của hàng loạt mặt hàng khác, đưa họ vào vòng xoáy lạm phát.

Cái giá phải trả của châu Âu xem ra đắt hơn nhiều so với Mỹ bởi phần lớn các quốc gia ở cựu lục địa phải nhập cả dầu mỏ và khí đốt, trong khi người đồng minh ở bên kia bờ Đại Tây Dương dù sao cũng sản xuất được khá nhiều cả dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu vẫn chấp nhận để sát cánh cùng Washington trong “cuộc chiến không tiếng súng” - cuộc chiến trừng phạt Nga.

Tổng thống Pháp Macron (thứ 2 bên trái) trong một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Biden (Ảnh: AFP).
Tổng thống Pháp Macron (thứ 2 bên trái) trong một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Biden (Ảnh: AFP).

Biết rõ việc áp giá trần với khí đốt của Nga sẽ khiến giá của mặt hàng nhiên liệu đầu vào thiết yếu sống còn này sẽ tác động rất tiêu cực tới nỗ lực kéo giảm lạm phát, tránh nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế, song các thành viên EU đang phải tìm cách thuyết phục nhau để có sự đồng thuận. Theo Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribeca, mức giá trần khí đốt mà EU đề xuất sẽ chỉ khiến giá khí đốt tăng cao hơn, cản trở những nỗ lực kiềm chế lạm phát tăng lên mức cao nhất trong hàng thập kỷ.

Nếu như các đồng minh cùng “đồng cam cộng khổ” trong cuộc chiến kinh tế với Nga đi một nhẽ, đằng này Mỹ lại đang được xem thu lợi không ít từ cuộc xung đột ở Ukraine. Mới đây đã có những luồng quan điểm, ý kiến từ cựu lục địa cáo buộc rằng, Washington đã “trục lợi” từ cuộc xung đột quân sự tại quốc gia châu Âu này.

Tạp chí Politico của Mỹ trong số ra mới đây đã đưa một bài viết rất đáng chú ý. Tờ tạp chí chuyên về các vấn đề chính trị này đã dẫn lời các giới chức hàng đầu của châu Âu yêu cầu được giấu tên cáo buộc Mỹ kiếm bộn tiền từ xung đột quân sự diễn ra giữa lòng châu Âu trong khi các quốc gia thành viên EU lại chính là bên chịu hậu quả nặng nề.

“Thực tế, nếu nhìn nhận vấn đề một cách tỉnh táo, quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc xung đột này (cuộc xung đột quân sự tại Ukraine) là Mỹ vì Washington đang bán nhiều khí đốt hơn với giá cao hơn và họ cũng đang bán nhiều vũ khí hơn” - một quan chức cấp cao giấu tên của EU được bài viết trên tờ Politico trích lời. Cũng theo tờ tạp chí này, những bình luận tương tự đã xuất hiện và nhận được sự ủng hộ cả công khai lẫn kín đáo từ các quan chức, nhà ngoại giao và nhiều bộ trưởng khác ở EU.

Nhằm cùng Mỹ trừng phạt vào lĩnh vực năng lượng của Moscow, nhiều thành viên EU dần cắt giảm khi đốt nhập từ Nga và chấp nhận chuyển sang mua khí đốt từ Mỹ với giá cao hơn rất nhiều. Ước tính, các quốc gia châu Âu phải trả giá cao gần gấp 4 lần so với chi phí nhiên liệu tương tự ở Mỹ. Điều này đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ từ các quan chức hàng đầu ở Brussels - nơi đặt trụ sở của cơ quan hành pháp của EU - và nhiều thủ đô của các thành viên liên minh này.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng công khai lên tiếng phàn nàn rằng, giá khí đốt cao của Mỹ không “thân thiện”. Tại cuộc họp với Tổng thống Mỹ Joe Biden diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Indonesia trung tuần tháng 11/2022, các nhà lãnh EU đã không ngần ngại chỉ trích về việc giá khí đốt mà Mỹ bán cho các đồng minh ở châu với giá quá cao. Tuy nhiên, điều nhận được của châu Âu là sự thờ ơ khi Tổng thống Joe Biden “dường như không quan tâm đến điều này”

Có vị quan chức Mỹ còn như muốn “phủi trách nhiệm” với đồng minh khi lập luận rằng, việc ấn định giá đối với khách hàng mua khí đốt châu Âu phản ánh quyết định của thị trường tư nhân, và không phải kết quả của bất kỳ chính sách hay hành động nào của Chính phủ Mỹ. Thậm chí, vị quan chức này còn nói rằng, sự chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu không liên quan đến các nhà xuất khẩu khí đốt của Mỹ mà do các công ty trung gian bán lại khí đốt cho EU. Chẳng hạn, công ty châu Âu lớn nhất nắm giữ các hợp đồng khí đốt dài hạn của Mỹ là TotalEnergies của Pháp.

Song những lập luận của phía Mỹ đều không thuyết phục được châu Âu. Cao ủy châu Âu về Thị trường Nội địa Thierry Breton tiếp tục cáo buộc Mỹ bán cho châu Âu khí đốt với giá cao gấp 4 lần khi vận chuyển qua Đại Tây Dương dù Mỹ là đồng minh.

Không chỉ có vậy, châu Âu cũng đang lo ngại Đạo luật giảm lạm phát (IRA) của Tổng thống Joe Biden cho phép tung ra gói giảm thuế khổng lồ sẽ gây ra cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương. Khi các bộ trưởng thương mại của EU thảo luận về phản ứng trước đạo luật này, Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Liesje Schreinemacher nói thẳng rằng đạo luật IRA của Mỹ rất đáng lo ngại, tiềm ẩn tác động rất lớn đối với kinh tế châu Âu.

Châu Âu còn tỏ ra không hài lòng về việc cuộc xung đột quân sự ở Ukraine giúp ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ “ăn lên làm ra” khi vừa được dồn thêm ngân sách để cung cấp vũ khí cho Ukraine, vừa thu lợi từ bán vũ khí ra thị trường thế giới. Một nhà ngoại giao EU được tạp chí Politico dẫn lời nói rằng, số tiền Mỹ thu được từ bán vũ khí cùng với việc bán khí đốt có thể là “quá nhiều”. “Thật không tốt khi tạo ấn tượng rằng đồng minh tốt nhất của EU đang thu lợi khổng lồ từ chính những rắc rối của khối này” - nhà ngoại giao EU được yêu cầu giấu tên nói.

Mỹ và châu Âu đang cùng “chung chiến hào” chống Nga và hậu thuẫn Ukraine. Song nếu đụng tới lợi ích sát sườn lại hoàn toàn khác và chính điều này gây ra những cơn sóng gió trong quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương.

Minh chứng sống động cho mối quan hệ hữu nghị gắn bó Việt Nam-Campuchia Minh chứng sống động cho mối quan hệ hữu nghị gắn bó Việt Nam-Campuchia
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia và dự AIPA-43, sáng 22/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới thăm và làm việc tại tỉnh Kampong Thom.
Ra mắt hệ thống thuyết minh tự động các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế Ra mắt hệ thống thuyết minh tự động các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế
Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức ra mắt Hệ thống thuyết minh tự động và sản phẩm lưu niệm của bảo tàng. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Dương Hà
Nguồn:

Tin bài liên quan

Mỹ cho phép quân đội kiểm soát đất công dọc biên giới với Mexico

Mỹ cho phép quân đội kiểm soát đất công dọc biên giới với Mexico

Theo CNN, ngày 11/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành một bản ghi nhớ yêu cầu các cơ quan liên bang trao quyền cho quân đội sử dụng và quản lý các khu đất công dọc theo biên giới Mỹ - Mexico nhằm phục vụ mục đích quân sự.
Nhà Trắng cân nhắc trả tiền để cư dân Greenland đồng ý gia nhập Mỹ

Nhà Trắng cân nhắc trả tiền để cư dân Greenland đồng ý gia nhập Mỹ

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xây dựng chiến dịch vận động quy mô lớn nhằm thuyết phục cư dân Greenland — lãnh thổ tự trị của Đan Mạch — gia nhập Mỹ.
Tổng thống Trump khẳng định chính sách thuế quan sẽ mang lại lợi ích lâu dài

Tổng thống Trump khẳng định chính sách thuế quan sẽ mang lại lợi ích lâu dài

Tại cuộc họp nội các ngày 10/4, Tổng thống Donald Trump cho rằng chính sách thuế quan là bước đi cần thiết dù đi kèm “chi phí và vấn đề chuyển đổi”, nhằm điều chỉnh cán cân lợi ích trong quan hệ kinh tế với các đối tác nước ngoài.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Nhờ sử dụng tốt ngôn ngữ Trung Quốc cùng với sự hiểu biết về văn hóa Trung Quốc, các thế hệ cựu học sinh, giáo viên Việt Nam từng sống và học tập tại Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc) đã trở thành những người bắc cầu, nối tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.
68 quân nhân Việt Nam sẽ tham gia duyệt binh tại Nga

68 quân nhân Việt Nam sẽ tham gia duyệt binh tại Nga

Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga (9/5/1945-9/5/2025), 68 quân nhân Trường Sĩ quan Lục quân 1 sẽ đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow (Liên bang Nga).

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao