--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
08:06 | 15/10/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Đổi mới tuyên truyền, giáo dục, thay đổi nhận thức trong công tác phòng, chống mua bán người

Tại các Hội nghị phổ biến Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, các ý kiến cho rằng trước hết cần tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội nhằm tạo ra chuyển biến căn bản về vấn đề này.
doi moi tuyen truyen giao duc thay doi nhan thuc trong cong tac phong chong mua ban nguoi Bộ Chính trị cho ý kiến về sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
doi moi tuyen truyen giao duc thay doi nhan thuc trong cong tac phong chong mua ban nguoi World Vision khởi động Dự án 18 tỉ đồng để “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại”
doi moi tuyen truyen giao duc thay doi nhan thuc trong cong tac phong chong mua ban nguoi 5 cách phòng chống bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" theo khuyến cáo của Bộ Y tế

doi moi tuyen truyen giao duc thay doi nhan thuc trong cong tac phong chong mua ban nguoi
Toàn cảnh Hội nghị phổ biến Thỏa thuận GCM tại khu vực miền Trung ngày 27/9 tại Đà Lạt. Ảnh: Cẩm Yến

Các Hội nghị phổ biến Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thoả thuận GCM) do Bộ Ngoại giao tổ chức trong các ngày 20/8 tại Hà Nội, 27/9 tại Đà Lạt và 11/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thỏa thuận GCM ra đời trên cơ sở Tuyên bố New York về người tị nạn và di cư vào tháng 9/2016 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Một trong những mục tiêu quan trọng của Thỏa thuận GCM là đấu tranh và xóa bỏ nạn mua bán người trong di cư quốc tế.

Việt Nam đã thông qua Thỏa thuận GCM vào tháng 12/2018 và đang tích cực xây dựng Kế hoạch triển khai Thỏa thuận phù hợp với luật pháp và điều kiện của Việt Nam. Hiện nay, Bộ Ngoại giao đang trong quá trình lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan, và địa phương đối với dự thảo Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM.

Mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), trên thế giới ước tính có 40,3 triệu người là nạn nhân của mua bán người. Còn theo số liệu của UNICEF, có 5,5 triệu trẻ em bị mua bán. Tổ chức Y tế Thế giới công bố mỗi năm có khoảng gần 10.000 ca ghép nội tạng trái phép có sự tham gia của các tổ chức tội phạm mua bán người.

Tại Việt Nam, theo Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), từ năm 2016 đến tháng 6/2019, toàn quốc phát hiện xảy ra gần 1.100 vụ, với hơn 1.400 đối tượng, lừa bán gần 2.700 nạn nhân; 9 tháng đầu năm phát hiện 148 vụ với 238 nạn nhân.

Tội phạm mua bán người tiếp tục sử dụng các phương thức như không tiếp cận nạn nhân trực tiếp mà thông qua các trang mạng xã hội; không trực tiếp đi cùng mà hướng dẫn nạn nhân di chuyển đến khu vực biên giới, xuất cảnh trái phép, sau đó lừa bán vào động mại dâm, làm vợ bất hợp pháp; tìm đến phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn rồi dụ dỗ đưa ra nước ngoài, nhất là Trung Quốc, sinh con sau đó bán trẻ sơ sinh cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, còn tiềm ẩn nguy cơ mua bán người thông qua di cư trái phép, di cư lao động hoặc di cư kết hôn.

Trong các phiên thảo luận về nạn mua bán người trong di cư quốc tế và công tác phòng, chống mua bán người của Việt Nam, đại diện các địa phương cho biết đã nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ nêu tại Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 nhằm thực hiện mục tiêu chung là “giảm nguy cơ mua bán người, giảm tội phạm mua bán người, thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán”. Tuy nhiên, tình hình vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường.

Gần đây phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi. Theo đại diện TP. Hồ Chí Minh, các địa điểm tập trung đông người di cư đến như bến xe hay nhà ga… đều có thể sẽ bị tội phạm mua bán người lợi dụng để tìm kiếm và lừa bán nạn nhân ra nước ngoài.

Thời gian qua, lực lượng chức năng Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện một số đường dây mua bán người, mua bán nội tạng thu lợi hàng chục tỷ đồng, tiêu biểu là vụ việc của Tôn Nữ Thị Huyền, trú tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức và cầm đầu đường dây mua bán thận hoạt động ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

Còn tại Lạng Sơn, tình hình tội phạm mua bán người qua biên giới diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Từ tháng 1/2019 đến 15/10/2019 tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 20 nạn nhân bị mua bán, trong đó có 3 nạn nhân là người Indonesia, 7 nạn nhân người Campuchia; 10 nạn nhân người Việt Nam.

Một số đại biểu các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai lo ngại trước nguy cơ mua bán người trong các hoạt động liên quan đến di cư lao động, di cư trái phép, di cư kết hôn. Với phương thức, thủ đoạn tiếp cận nạn nhân ngày càng tinh vi như trên, rất có khả năng các đối tượng mua bán người sẽ lôi kéo, dụ dỗ những người có giấc mơ nhanh chóng đổi đời để lừa bán ra nước ngoài.

doi moi tuyen truyen giao duc thay doi nhan thuc trong cong tac phong chong mua ban nguoi
Di cư bất hợp pháp rết dễ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người (ảnh vụ 39 người di cư bất hợp pháp chết tại Anh)

Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức

Trong bối cảnh công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài ngày càng tăng, để hạn chế nguy cơ mua bán người trong di cư quốc tế, đại diện các bộ, ngành, địa phương cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về di cư hợp pháp, an toàn, phòng, chống tội phạm mua bán người. Việc tuyên truyền cần được thực hiện có trọng điểm, chiều sâu và rộng rãi tới cấp cơ sở, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, qua đó, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cả người dân và chính quyền các cấp.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh và đổi mới, sức mạnh tập thể sẽ được phát huy tối đa nhằm đấu tranh, ngặn chặn nạn mua bán người - một trong bốn loại hình tội phạm nguy hiểm nhất thế giới theo nhận định của Liên Hợp Quốc.

Theo đó, các quốc gia cần đầu tư cho các chiến dịch tuyên truyền với sự tham gia của các bên liên quan nhằm nâng cao nhận thức của người di cư và những người di cư tiềm năng về các rủi ro khi di cư ra nước ngoài và hiểm họa của nạn mua bán người. Điều này là vô cùng cần thiết để người dân có lựa chọn và quyết định đúng đắn khi di cư ra nước ngoài thông qua các kênh di cư hợp pháp, tránh bị dụ dỗ đưa ra nước ngoài trái phép và không gặp phải rủi ro trong quá trình di cư như bị ép buộc lao động, bị bóc lột, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng như một số vụ việc di cư trái phép diễn ra thời gian gần đây.

Tuyên truyền cũng là một nội dung quan trọng của mục tiêu số 10 “Ngăn chặn, đấu tranh và xóa bỏ nạn mua bán người trong di cư quốc tế” trong Thỏa thuận GCM. Theo đó, các quốc gia cần đầu tư cho các chiến dịch tuyên truyền với sự tham gia của các bên liên quan nhằm nâng cao nhận thức của người di cư và những người di cư tiềm năng về các rủi ro khi di cư ra nước ngoài và hiểm họa của nạn mua bán người. Điều này là vô cùng cần thiết để người dân có lựa chọn và quyết định đúng đắn khi di cư ra nước ngoài thông qua các kênh di cư hợp pháp, tránh bị dụ dỗ đưa ra nước ngoài trái phép và không gặp phải rủi ro trong quá trình di cư như bị ép buộc lao động, bị bóc lột, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng như một số vụ việc di cư trái phép diễn ra thời gian gần đây (như vụ việc 39 người di cư bị phát hiện tử vong trong một chiếc xe container ở Essex, Anh ngày 23/10 vừa qua).

Với kết quả thảo luận thống nhất tại các Hội nghị phổ biến Thỏa thuận GCM, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện dự thảo Kế hoạch triển khai Thỏa thuận để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định triển khai trên toàn quốc. Dự thảo Kế hoạch sẽ bao gồm các nhiệm vụ và giải pháp quyết liệt có sự tham gia của các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di cư quốc tế, tạo môi trường di cư minh bạch, tôn trọng nhân phẩm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người di cư.

Khánh Ngân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hơn 10.000 người di cư trái phép đã vượt eo biển Manche để đến Anh

Hơn 10.000 người di cư trái phép đã vượt eo biển Manche để đến Anh

Ngày 25/5, Chính phủ Anh công bố dữ liệu cho thấy trên 10.000 người di cư trái phép đã vượt eo biển Manche để đến Anh trong năm nay.
Thúc đẩy quyền cho phụ nữ và phòng nạn mua bán người

Thúc đẩy quyền cho phụ nữ và phòng nạn mua bán người

Ngày 23/10, Trung tâm Phụ nữ và phát triển (CWD) thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng - Chung tay tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ nhằm thúc đẩy quyền và phòng ngừa di cư mất an toàn/mua bán người”.
Câu chuyện của những cô gái trẻ vùng cao bị lừa bán sang xứ người

Câu chuyện của những cô gái trẻ vùng cao bị lừa bán sang xứ người

Có một thực tế, chỉ vì muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, có cuộc sống tốt hơn, muốn kiếm được nhiều tiền để thay đổi cuộc sống, nhiều cô gái trẻ vùng cao đã tin vào lời hứa hẹn về một công việc tốt, để rồi từ đó từng bước sa chân vào cái bẫy của bọn buôn người.

Bình luận

Đọc nhiều

"Nhịp cầu Hán ngữ" - sân chơi ngôn ngữ góp phần vun đắp quan hệ Việt – Trung

"Nhịp cầu Hán ngữ" - sân chơi ngôn ngữ góp phần vun đắp quan hệ Việt – Trung

Ngày 24 - 25/5, tại Trường Đại học Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 24 dành cho sinh viên và lần thứ 18 dành cho học sinh trung học phổ thông khu vực miền Bắc và miền Trung. Cuộc thi nhằm tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên học tiếng Trung thể hiện kỹ năng ngôn ngữ, giao lưu văn hóa, đồng thời góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa thế hệ trẻ hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Tin quốc tế ngày 24/5: Thẩm phán chặn lệnh cấm Harvard tuyển sinh viên nước ngoài; Ukraine - Nga trao đổi 1.000 tù nhân

Tin quốc tế ngày 24/5: Thẩm phán chặn lệnh cấm Harvard tuyển sinh viên nước ngoài; Ukraine - Nga trao đổi 1.000 tù nhân

Thẩm phán liên bang ra quyết định chặn tạm thời lệnh cấm tuyển sinh viên quốc tế của chính quyền Trump đối với Đại học Harvard; Ukraine - Nga trao đổi 1.000 tù nhân, lớn nhất từ khi xung đột bùng phát; Mỹ bắt đầu nới lỏng trừng phạt Syria... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 24/5.
Bạn bè quốc tế chia buồn nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương từ trần

Bạn bè quốc tế chia buồn nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương từ trần

Trước sự ra đi của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, bạn bè quốc tế đã bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc, ghi nhận những đóng góp to lớn của ông đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam và trong việc vun đắp quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN 46

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN 46

Theo thông cáo Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24 - 28/5.
Tổng thống Hungary và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 27 - 29/5

Tổng thống Hungary và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 27 - 29/5

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Hungary Sulyok Tamas và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 - 29/5.
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới