--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
16:08 | 27/10/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Đối ngoại nhân dân trong tình hình mới

Trong lịch sử và truyền thống Việt Nam, ở bất kỳ giai đoạn và hoàn cảnh nào, đối ngoại nhân dân luôn là một thành tố quan trọng trong công tác đối ngoại chung; phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nước ta với các nước. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp và kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đã kiến tạo và để lại cho các thế hệ sau.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại nhân dân
Đối ngoại nhân dân nâng cao hình ảnh Việt Nam trong phòng chống dịch COVID -19 Đối ngoại nhân dân nâng cao hình ảnh Việt Nam trong phòng chống dịch COVID -19
Các đại biểu quốc tế tham gia trồng cây trong chương trình “Du xuân hữu nghị” năm 2019 ở tỉnh Phú Thọ
Các đại biểu quốc tế tham gia trồng cây trong chương trình “Du xuân hữu nghị” năm 2019 ở tỉnh Phú Thọ

Ngay sau khi nước ta tuyên bố độc lập ngày 2-9-1945, tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai, mục đích của Việt Nam là tự do, độc lập. Ý chí của Việt Nam là dân chủ, hòa bình. Tất cả những nước nào, những dân tộc hay lực lượng nào trên thế giới tán thành mục đích ấy, cùng chung một ý chí ấy đều là bạn của Việt Nam. Bác đã trực tiếp dẫn dắt và đưa ra nhiều sáng kiến, việc làm thiết thực đối với hoạt động đối ngoại nhân dân, như lập Hội thân hữu giữa Việt Nam với nước ngoài, đề nghị đưa thanh niên Việt Nam thăm nước ngoài để thiết lập quan hệ văn hóa, nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp và nhiều lĩnh vực, xúc tiến nhiều cuộc giao lưu nhân dân với các nước.

Đảng ta đã chính thức đưa “đối ngoại nhân dân” vào Văn kiện Đại hội Đảng (tháng 2-1951), nêu rõ phát triển ngoại giao nhân dân, đặc biệt chú trọng tham gia các cuộc vận động lớn trên thế giới và thắt chặt liên hệ tổ chức các hoạt động giữa những đoàn thể nhân dân Việt Nam với các đoàn thể nhân dân thế giới. Tầm quan trọng, vai trò và nhiệm vụ của đối ngoại nhân dân đã được Bác Hồ và Đảng đặt ra rất rõ ràng, đầy đủ, sâu sắc.

Quán triệt tư tưởng của Bác Hồ và dưới sự lãnh đạo của Đảng, đối ngoại nhân dân trong hơn 70 năm qua đã đồng hành cùng đất nước, góp phần tích cực vào công cuộc kháng chiến chống ách đô hộ thực dân, chống đế quốc xâm lược, thống nhất nước nhà, đổi mới, xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong những giai đoạn đầu gian khó 1945-1946, đối ngoại nhân dân góp phần quan trọng giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng non trẻ với những sách lược thích hợp, tăng cường hữu nghị, thân thiện nhân dân, tranh thủ các lực lượng tích cực và dư luận tiến bộ, phân biệt rõ nhân dân tiến bộ các nước với thế lực thực dân cầm quyền. Đối ngoại nhân dân kiên trì cuộc đấu tranh, tố cáo thực dân hiếu chiến, làm cho dư luận thế giới thấy rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong lúc quan hệ nhà nước còn hạn chế, Đảng và Bác Hồ chú trọng thúc đẩy hoạt động ngoại giao của các đoàn thể nhân dân với nhiều hoạt động đa dạng, nội dung phong phú, thiết thực, cả quan hệ song phương cũng như tại các diễn đàn quốc tế, các tổ chức công đoàn, thanh niên, sinh viên, hòa bình thế giới.

Đỉnh cao vai trò và hoạt động đối ngoại nhân dân thể hiện một cách sáng chói, sinh động và đầy đủ nhất trong sự đóng góp quan trọng vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở rộng quan hệ đối ngoại phục vụ công cuộc xây dựng miền bắc; tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc đấu tranh cách mạng ở miền nam; vận động, thúc đẩy hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam và phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh; tạo ra cục diện mới đấu tranh ngoại giao sắc bén trong đàm phán, nhất là tại Hội nghị Pa-ri, kết hợp với mặt trận quân sự và chính trị để kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất cho đất nước, tạo tiền đề cho thắng lợi của cuộc tổng tiến công Mùa Xuân 1975, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Đất nước ta ra khỏi chiến tranh song nhiệm vụ khôi phục sau chiến tranh, xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và hội nhập quốc tế đặt ra những vấn đề mới cho hoạt động đối ngoại nhân dân, từ tư duy, nhận thức cho tới hành động. Thế giới trong bối cảnh mới, cục diện mới, thay đổi nhanh và khó lượng định. Xu thế hòa bình, hợp tác tiếp tục được thúc đẩy, song môi trường chính trị, an ninh, kinh tế có nhiều bất trắc và biến động với các tác động nhanh, mạnh và bất ngờ hơn. Cán cân sức mạnh và tương quan lực lượng thế giới thay đổi nhanh chóng. Trật tự quốc tế đứng trước những thách thức mới. Quan hệ quốc tế chuyển hóa, đan xen phức tạp. Sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ tác động và làm thay đổi mạnh mẽ các hình thái trong tất cả các lĩnh vực, nhất là kinh tế - thương mại, chính trị, an ninh, quốc phòng cũng như các vấn đề xã hội. Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội lớn, đồng thời đối mặt không ít thách thức về an ninh và phát triển.

Trước tình hình đó, đối ngoại nhân dân hiện nay có những thuận lợi nhất định và khó khăn không nhỏ, phạm vi hoạt động rộng mở hơn, nội dung hoạt động đa dạng hơn, nhiệm vụ đặt ra cao hơn, cách tiếp cận và hình thức hoạt động linh hoạt hơn, đòi hỏi phải có chuyển biến tư duy, nâng cao nhận thức và đổi mới phương thức hoạt động, nhất là trong nghiên cứu nhận định tình hình chính xác, đề xuất chủ trương đúng, tổ chức hoạt động chủ động, sáng tạo, phù hợp, kịp thời, hiệu quả để đối ngoại nhân dân tiếp tục và phát huy vai trò quan trọng, phối hợp tích cực với công tác đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước.

Đối ngoại nhân dân trong mọi thời kỳ đều bám sát mục tiêu, đường lối, chủ trương, chính sách của đối ngoại Đảng và Nhà nước, phối hợp và bổ sung cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước. Theo đó, tiếp tục quán triệt thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc; tăng cường hợp tác tạo thế đan xen lợi ích giữa nước ta với các nước, ngăn ngừa xung đột, tránh đối đầu, không để bị cô lập, phụ thuộc; kiên trì, sáng suốt xử lý đúng đắn mọi vấn đề phức tạp trong đối ngoại, nhất là vấn đề chủ quyền lãnh thổ.

Ngày nay, mục tiêu và nhiệm vụ chính của hoạt động đối ngoại nhân dân là góp phần củng cố, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; thúc đẩy hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế đất nước; tranh thủ mọi nguồn lực cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, đóng góp cho hòa bình, an ninh, phát triển của khu vực và thế giới. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, trước tiên cần nâng cao nhận thức trong Đảng và nhân dân về vai trò, vị trí của đối ngoại nhân dân trong tổng thể đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế thay đổi rất nhanh và nước ta đã có những bước đổi mới, phát triển vượt bậc cả ở trong nước và quan hệ đối ngoại.

Sức mạnh của Việt Nam là ở chính nghĩa và công lý. Một trong các trọng tâm cần chú trọng của công tác đối ngoại nhân dân là vấn đề thông tin, tuyên truyền. Đó chính là thế mạnh của ta, kiên cường đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải. Đây cũng là sức mạnh mềm, có sức tác động rất mạnh mẽ của hoạt động đối ngoại. Vì vậy, cần đổi mới cách thức, nâng cao nội dung, tính hiệu quả của việc thông tin, tuyên truyền; làm cho thế giới hiểu biết nhiều hơn về Việt Nam, hiểu đúng đường lối, quan điểm, lập trường, chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam; nâng cao chất lượng công tác quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, truyền thống Việt Nam thông qua các hoạt động, sản phẩm có chiều sâu, thiết thực...

Yếu tố không thể thiếu để hoạt động đối ngoại nhân dân có hiệu quả là con người. Quan hệ nhân dân và giao lưu con người có ý nghĩa hết sức thiết thực. Đối tác quan hệ và vận động quốc tế hiện nay rất rộng rãi, đa dạng và đa phương, đặc biệt cần chú ý tầng lớp trẻ thanh niên, sinh viên, giới báo chí truyền thông, giới học giả và giới doanh nhân. Đây cũng chính là các đối tác có vai trò thúc đẩy hợp tác giữa nước ta với các nước trong tất cả các lĩnh vực. Sự hiểu biết lẫn nhau được tăng cường chính là nhân tố giữ vững và duy trì quan hệ hữu nghị, đoàn kết lâu bền, đặc biệt và trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong cộng đồng ASEAN và các đối tác quan trọng.

Điều cần thiết nữa là coi trọng nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu và dự báo tình hình, các xu hướng vận động trong chính sách và quan hệ của các nước nhìn từ góc độ đối ngoại nhân dân. Làm tốt công tác này góp phần là cơ sở để hoạch định các hoạt động đối ngoại nhân dân một cách chủ động và phù hợp, đồng thời đóng góp cho việc xây dựng các chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (phần 3) Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (phần 3)

Thời kỳ 1975-1992, Đối ngoại nhân dân góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, chống bao vây, cấm vận, xây dựng và bảo vệ ...

Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp Hữu nghị (phần 2) Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp Hữu nghị (phần 2)

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975): Hoạt động động đối ngoại nhân dân phát triển mạnh mẽ.

Quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp Hữu nghị (phần 1) Quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp Hữu nghị (phần 1)

Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

Theo Nhân dân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đà Nẵng: Tăng trưởng bền vững thông qua đối ngoại nhân dân

Đà Nẵng: Tăng trưởng bền vững thông qua đối ngoại nhân dân

Sau thành công của Diễn đàn các thành phố hữu nghị và hợp tác diễn ra vào 2025, thành phố Đà Nẵng tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt trong ngoại giao kinh tế và đối ngoại nhân dân, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.
Thanh Hóa thúc đẩy đối ngoại nhân dân, thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh ra thế giới

Thanh Hóa thúc đẩy đối ngoại nhân dân, thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh ra thế giới

Thanh Hóa đẩy mạnh kết nối kiều bào, thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh quê hương ra thế giới. Năm 2025, tỉnh tăng cường hợp tác quốc tế, phát huy vai trò kiều bào trong phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch.
Đẩy mạnh đối ngoại, nâng cao vị thế địa phương

Đẩy mạnh đối ngoại, nâng cao vị thế địa phương

Sau thành công của Diễn đàn các thành phố hữu nghị và hợp tác-Đà Nẵng 2025, bản đồ hợp tác quốc tế của thành phố Đà Nẵng đã được mở rộng đến 50 địa phương tại 24 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhằm cụ thể hóa kết quả hợp tác quốc tế, Đà Nẵng đang chủ động nâng tầm, nâng cấp quan hệ đối ngoại, rộng mở cho sự phát triển của thành phố.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 19/4, tại Biên Hòa (Đồng Nai) các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao