--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
23:00 | 18/08/2015 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Du lịch Thái Lan bị ảnh hưởng sau vụ đánh bom ở Bangkok?

Có ý kiến cho rằng, trong ngắn hạn ngành du lịch Thái Lan có thể sẽ bị ảnh hưởng nhưng sẽ sớm phục hồi nếu an ninh được đảm bảo.

Tối 17/8, một vụ đánh bom đã xảy ra gần đền Erawan, trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan). Vụ đánh bom này đã khiến ít nhất 19 người thiệt mạng, trong đó có 4 khách du lịch nước ngoài hàng hơn 100 người khác bị thương.

Các cơ quan chức năng Thái Lan đang khẩn trương tiến hành điều tra vụ nổ và truy tìm thủ phạm. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra hiện nay là liệu vụ đánh bom này có làm gia tăng mối lo ngại về sự an toàn của khách du lịch tại Bangkok? Nó có ảnh hưởng như thế nào đối với ngành công nghiệp du lịch của Thái Lan?

du lich thai lan bi anh huong sau vu danh bom o bangkok

Hiện trường vụ đánh bom tại thủ đô Bangkok tối 17/8.

Một số nước đưa ra cảnh báo với công dân đi du lịch Thái Lan

Ngày 18/8, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã có công văn đề nghị các doanh nghiệp lữ hành quốc tế về việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch tại nước ngoài.

Theo đó, đối với các doanh nghiệp lữ hành chủ động phối hợp chặt chẽ với các đối tác, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Thái Lan để nắm bắt thông tin và có phương án đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho các đoàn khách Việt Nam đi du lịch tại Thái Lan do các công ty lữ hành tổ chức.

Đối với Trung Quốc, nước có 4 công dân thiệt mạng trong vụ nổ tại thủ đô Bangkok tối 17/8 cũng đã yêu cầu tiến hành các biện pháp bảo đảm an toàn cho công dân nước mình.

Tân Hoa xã đưa tin, ngày 18/8, Tổng cục Du lịch Trung Quốc (CNTA) đang theo dõi chặt diễn biến của vụ đánh bom tại Bangkok và sẽ tiến hành các biện pháp để bảo vệ khách du lịch Trung Quốc tại Thái Lan.

Trong khi đó, nzherald.co.nz đưa tin, Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand đã đưa ra lời khuyên cho bất kỳ người New Zealand nào đang ở Thái Lan hay có kế hoạch đi du lịch tới nước này nên tránh đi vào trung tâm thành phố Bangkok vào thời điểm này, tập trung cảnh giác cao độ, theo dõi các phương tiện truyền thông để cập nhật và tuân thủ hướng dẫn của chính quyền địa phương.

Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia dù không nâng mức cảnh báo du lịch đối với công dân nước này sau vụ đánh bom tại Bangkok nhưng cũng khuyên khách du lịch Australia "giữ sự thận trọng cao" khi ở Thái Lan,news.com.au cho biết.

Bộ này cũng khuyến cáo khách du lịch Australia không nên đi du lịch đến một số khu vực của Thái Lan như Yala, Pattani, Narathiwat và Songkhla.

du lich thai lan bi anh huong sau vu danh bom o bangkok

Thái Lan có thể vẫn sẽ là điểm đến yêu thích của nhiều du khách nước ngoài. (Ảnh: Getty Images)

Thái Lan vẫn là một điểm đến an toàn?

Trong những năm gần đây, Bangkok là trung tâm của các cuộc biểu tình chính trị đôi khi dẫn đến bạo lực, tuy nhiên vụ đánh bom như ngày 17/8 vừa qua là cực kỳ hiếm.

Quả bom phát nổ ở trung tâm thành phố, gần đền Erawan, một điểm thu hút rất đông du khách và người dân địa phương, gần ngã tư Ratchaprasong của quận Chidlom - một trung tâm mua sắm bận rộn. Một chuỗi khách sạn lớn đều có chi nhánh tại đây như Holiday Inn, Inter Continental, Renaissance và Grand Hyatt.

Sau khi vụ đánh bom xảy ra, ông Prawit Wongsuwon, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan cho biết, kẻ đánh bom "nhắm mục tiêu là người nước ngoài... với mục đích gây thiệt hại cho du lịch và nền kinh tế Thái Lan".

Cùng quan điểm này, Giáo sư Greg Barton, chuyên gia chống khủng bố tại Đại học Monash (Australia) cho rằng, dù chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng rõ ràng vụ nổ nhắm mục tiêu khách là du lịch.

Theo ông Barton, có khả năng vụ tấn công mang động cơ tôn giáo, nhắm vào ngôi đền Hindu (Erwan). Tuy nhiên, nhiều khả năng vị trí đặt bom được lựa chọn bởi nơi đây có mật độ giao thông cao và rất đông khách du lịch.

"Nhiều khả năng chỗ này được chọn vì nó là một trong những khu vực đông đúc nhất. Nó tương tự như việc đặt bom bên ngoài một nhà ga xe lửa ở những đô thị lớn như Sydney hoặc Melbourne sẽ gây ra thiệt hại tối đa và ảnh hưởng đến rất nhiều người", ông Barton nói.

Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) cho biết, các chuyến bay đến và đi tại Bangkok vẫn diễn ra như thường lệ. Hệ thống giao thông ở trung tâm Bangkok hoạt động bình thường trừ các địa điểm đang tiến hành điều tra có thể bị gián đoạn giao thông. Các khách sạn và trung tâm mua sắm ở khu vực xung quanh hiện trường vụ đánh bom được mở cửa như bình thường từ hôm nay. Ngoài ra, tất cả các điểm tham quan và các dịch vụ du lịch khác cũng được mở cửa và hoạt động như bình thường.

Ngoài ra Tổng cục Du lịch Thái Lan cũng kêu gọi khách du lịch tại Bangkok nâng cao cảnh giác khi đi du lịch qua các khu vực đông đúc của thành phố và thông báo bất cứ điều gì khả nghi cho cảnh sát hoặc nhân viên an ninh.

Phil Sylvester, chuyên gia an toàn du lịch tại Công ty Bảo hiểm Du lịch Trực tiếp (TID) nói với news.com.au rằng, về ngắn hạn người Australia có thể sẽ ngần ngại đi du lịch sang Thái Lan. Tuy nhiên, ngành du lịch tại Thái Lan sẽ sớm phục hồi.

"Những vụ việc như thế này luôn có ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch đến một quốc gia nào đó. Tuy nhiên, điều này sẽ không kéo dài cho đến khi khách du lịch hiểu rõ tình hình tại đó và điều này (vụ đánh bom-PV) chỉ xảy ra một lần", ông Phil Sylvester nói.

Theo VOV

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Trump họp với các tập đoàn bán lẻ lớn về chính sách thuế quan; Đại học Harvard kiện chính quyền Trump; Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 22/4.
50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

Từ cô gái trẻ đầy nhiệt huyết tham gia phong trào chống chiến tranh đến khi là Thượng nghị sỹ danh dự, bà Hélène Luc đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Pháp-Việt trong suốt hơn 70 năm qua.
Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Ngày 21/4, Trung tâm Việt Nam học tại Đại học Ratjabath Udon Thani (tỉnh Udon Thani, Thái Lan) đã tổ chức Lễ Khai giảng chương trình tập huấn tiếng Việt cơ bản dành cho mọi đối tượng năm 2025.
Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao