--> -->
Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
15:44 | 04/02/2015 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

EU dùng lạt mềm buộc chặt với Hy Lạp

EU bắt đầu tính đến các biện pháp nới lỏng sợi dây "thắt lưng buộc bụng" với Hy Lạp sau khi chính quyền Athens quyết cứng rắn.

Hy Lạp không thể thoát tay chủ nợ

Chính quyền mới vừa đắc cử tại Hy Lạp có một loạt các động thái nhằm nới lỏng chính sách kham khổ và đàm phán để được xóa nợ, bất chấp việc họ có còn ở trong khu vực đồng tiền chung châu Âu nữa hay không.

Đặc biệt Athens tuyên bố sẽ không vay thêm bất kỳ khoản hỗ trợ nào dù cho lãi xuất thấp hay các thỏa thuận trả nợ được nới lỏng, đã chứng tỏ quyết tâm gây sức ép của Hy Lạp với các chủ nợ quốc tế.

Hành động này của Hy Lạp đã khiến châu Âu bắt đầu có những toan tính riêng. Dù thế nào, bộ ba chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng không để mất tiền của mình khi con nợ bắt đầu có những hành động chống đối.

Phát biểu trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tới Brusel (Bỉ), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết, EU sẵn sàng đáp ứng một số chính sách nhất định của Hy Lạp.

eu dung lat mem buoc chat voi hy lap

Hy Lạp đang đương đầu với EU trong việc đàm phán về các khoản nợ khổng lồ của họ.

Tuy nhiên, ông Juncker cũng khẳng định khu vực sẽ không thay đổi mọi qui tắc để làm hài lòng Chính phủ chống các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới của Hy Lạp. Tuy nhiên, ông Juncker cũng để ngỏ sẽ có sự linh hoạt hơn để phù hợp với "hiện trạng mới" tại quốc gia này.

Thực tế thì Hy Lạp không cố gắng để các chủ nợ xóa toàn bộ các khoản nợ cũ. Athens đang nỗ lực hướng tới một thỏa thuận mới nhằm giảm một phần nợ và đề xuất hoán đổi nợ thành trái phiếu chính phủ gắn với tăng trưởng.

Thủ tướng Alexis Tsipras cùng Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp đang thực hiện chuyến thăm tới một loạt nước châu Âu, kêu gọi sự ủng hộ đối với các cuộc đàm phán giảm nợ của quốc gia này với các chủ nợ quốc tế.

Tuy nhiên, Hy Lạp cũng có những liên hệ với khối BRICS (Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil, Nam Phi) để tìm kiếm một cơ hội mới về các khoản vay nhằm phục hồi đất nước nếu nguy cơ vỡ nợ của họ thành hiện thực.

Với việc điều chỉnh một số nguyên tắc nhằm xoa dịu Athens, khiến quốc gia này ngoan ngoãn trở lại với hiện trạng kéo cày trả nợ, EU đang từng bước tiếp tục không để cho Hy Lạp thoát khỏi vòng tay của mình.

Hy Lạp là tiền lệ xấu cho các con nợ

Một vấn đề khác đặt ra, nếu EU không giải quyết một cách hiệu quả vấn đề của Hy Lạp, đây sẽ là một kinh nghiệm để cho các con nợ khác của bộ ba chủ nợ học tập, mà trong đó cần kể đến các cái tên như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ...

Vấn đề Hy Lạp đang thực sự là một mồi lửa thổi bùng lên những phản ứng ở hàng loạt các quốc gia thành viên khác vốn cũng đang kiên nhẫn chịu đựng cuộc sống khó khăn do thắt chặt chi tiêu. Tây Ban Nha đang là nước đầu tiên hưởng ứng cho yêu cầu nới lỏng chính sách thắt lưng buộc bụng mà Hy Lạp là người khởi xướng.

Theo đó, đã có những tiếng nói kêu gọi người dân Tây Ban Nha hãy hành động theo gương người dân Hy Lạp, mà cụ thể là đảng Podemos, đảng đang kỳ vọng có thể đạt được thành công giống như đảng Syriza ở Hy Lạp trong cuộc bầu cử quốc gia Tây Ban Nha vào cuối năm nay.

Ngày 1/12, Lãnh đạo đảng Podemos - ông Pablo Iglesias tuyên bố, làn gió của sự thay đổi đang bắt đầu thổi tại châu Âu, với sự khởi đầu là Hy Lạp và Tây Ban Nha, khi hơn 100.000 người đã đổ ra các đường phố tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, thể hiện sự ủng hộ với đảng Podemos, chủ trương chống “thắt lưng buộc bụng”.

“Vết dầu loang” Hy Lạp có thể sẽ mở ra xu thế các đảng đối lập chiến thắng trong cuộc đua quyền lực ở châu Âu. Một điều đang trở nên rõ ràng rằng Ủy ban châu Âu có thể sẽ phải chứng kiến sự gia tăng “những gương mặt mới” mà những thành viên chủ chốt không mong muốn.

Khi đó, EU chỉ có thể lựa chọn một trong hai con đường, một là chấp nhận nhượng bộ đồng nghĩa với chính sách kinh tế vĩ mô của EU sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, còn thứ hai là chấp nhận để một lượng không nhỏ các nước thành viên rời khỏi khu vực đồng tiền chung, đồng nghĩa với một thảm họa thực sự.

Khi đối diện với thảm họa này, sức mạnh nội tại của EU sẽ suy yếu. Và EU sẽ không còn là một cộng đồng chung lý tưởng như ban đầu. Một khi mục đích được đề ra không còn, các nước còn lại trong khu vực lúc bấy giờ sẽ nhanh chóng tan đàn sẻ nghé, dẫn đến việc sụp đổ của cả một cán cân thế lực trên thế giới.

Chưa dừng ở đó, nếu Hy Lạp rời khỏi eurozone, kết hợp với các bất ổn hiện tại mà EU đang hứng chịu: đối đầu với Nga ở khủng hoảng Ukraine, nguy cơ khủng bố, tham chiến chống IS... chỉ khẳng định châu Âu ngày càng hỗn loạn.

Và môi trường không an toàn đó chỉ đảm bảo một điều duy nhất chắc chắn, đó là sự tháo chạy của các nhà đầu tư. Nền tảng kinh tế vốn chưa khôi phục từ sau khủng hoảng nợ công đến nay sẽ sớm chịu những tác động khổng lồ.

Giải quyết một cách thỏa đáng vấn đề Hy Lạp là bài toán khó, nhưng buộc phải giải đối với các nhà chính trị của EU lúc này.

(Báo Đất Việt)

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế

Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế

Trong hai ngày (07-08/7/2025), tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc tổ chức Phiên họp đánh giá Báo cáo quốc gia lần thứ tư của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (sau đây gọi là Công ước ICCPR).

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Chiều 9/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, ông Nakata Takahiro, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Hokkaido cho biết: tỉnh Hokkaido, công ty Hokkaido Airlines và Tổng công ty Vietnam Airlines đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM của Việt Nam xếp hạng Top 12 thế giới và số 1 Việt Nam tại cuộc thi RRC tháng 6/2025, nâng cao chuyển đổi số bằng AI.
Hỗ trợ khẩn cấp 450 hộ gia đình bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ bất thường trong tháng 6/2025

Hỗ trợ khẩn cấp 450 hộ gia đình bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ bất thường trong tháng 6/2025

Sáng nay 9/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Trị phối hợp với tổ chức Samaritan’s Purse (Hoa Kỳ), UBND xã Mỹ Thủy tổ chức trao quà hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nặng do đợt mưa lũ bất thường xảy ra trung tuần tháng 6/2025.
Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 08/7.
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.