
EU ủng hộ kế hoạch 650 tỷ euro giúp các thành phố không phát thải ròng vào năm 2030
Sau khi 377 thành phố đăng ký tham gia sáng kiến "100 thành phố trung hòa khí hậu và thông minh", 100 thành phố thuộc EU và 12 thành phố ở các quốc gia đối tác đã được chọn. Để biến tầm nhìn thành hiện thực, các thành phố tham gia sẽ cần nguồn đầu tư tổng cộng 650 tỷ euro. Nguồn vốn này sẽ được sử dụng cho các dự án cải tạo tòa nhà tiết kiệm năng lượng, nâng cấp cơ sở hạ tầng chống chịu biến đổi khí hậu, phát triển hệ thống giao thông xanh.
![]() |
EU với mục tiêu không phát thải |
Mục tiêu không phát thải ròng đến năm 2030 của các thành phố này tham vọng hơn so với hầu hết các chính phủ của 27 quốc gia EU và Anh, vốn đều đặt ra thời hạn đến năm 2050.
Các thành phố này đang phối hợp chặt chẽ với EU và tổ chức tư vấn phi lợi nhuận Ngân hàng Không biên giới (BwB) xây dựng và triển khai kế hoạch hành động khí hậu cụ thể. Kế hoạch này sẽ được biến thành một kế hoạch đầu tư được Ủy ban châu Âu và các chuyên gia độc lập đánh giá trước khi thành phố được gắn nhãn để theo dõi.
Với vai trò là ngân hàng khí hậu của châu Âu, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) đã phê duyệt kế hoạch khí hậu của 33 thành phố, trong đó có Lyon, Seville, Malmo, Lisbon và Florence. EIB hiện dành hơn 25% khoản vay cho các dự án tại các thành phố và cam kết tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực hướng tới mục tiêu trung hòa khí hậu.
![]() |
Các thành phố tham gia sáng kiến "100 thành phố trung hòa khí hậu và thông minh" |
Ủy ban châu Âu đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và phê duyệt kế hoạch của các thành phố, đồng thời cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật thông qua Trung tâm vốn cho thành phố khí hậu. Trung tâm này sẽ huy động vốn tư nhân thông qua bảo lãnh của chính phủ các nước và tạo điều kiện cho các dự án nhỏ vay vốn dễ dàng hơn. Nguồn tài trợ công và tư nhân có thể có nhiều hình thức, bao gồm thành lập quỹ đầu tư địa phương, phát hành trái phiếu để tài trợ cho một số dự án nhất định. 50 nhà đầu tư đã thể hiện sự quan tâm đến việc đầu tư vào chương trình.
Nhận thấy rằng hành động về khí hậu không chỉ dừng lại ở việc giảm lượng khí thải carbon, trung tâm còn áp dụng cách tiếp cận toàn diện như xem xét công bằng xã hội, khả năng phục hồi kinh tế và chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị. Bằng cách giải quyết nhiều khía cạnh của tính bền vững, trung tâm hướng tới mục tiêu tạo ra những thành phố thịnh vượng, kiên cường, ưu tiên phúc lợi của người dân.
![]() Ngày 17/10, Liên minh châu Âu (EU) nhất trí sẽ thúc đẩy mục tiêu loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch theo quan điểm đàm phán cho hội nghị khí hậu COP28 sắp tới của Liên hợp quốc. |
![]() Liên minh châu Âu (EU) sẽ huy động 800 triệu euro để trợ cấp cho các dự án phát triển hydro xanh và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng này trong lĩnh vực công nghiệp. |
Tin bài liên quan

Liên minh châu Âu thông qua luật hạn chế khí methane

Liên minh châu Âu chi 3,7 tỷ USD bảo vệ đại dương

Liên minh châu Âu sẽ chi 800 triệu euro để phát triển hydro xanh

Phát huy sức mạnh kiều bào trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - EU

EU trấn áp Big Tech: Liệu ông Trump có tung "đòn thuế quan" đáp trả?

Ba Lan bắt đầu thủ tục phê chuẩn nội bộ Hiệp định EVIPA giữa EU và Việt Nam
Đọc nhiều

Chiếu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cho kiều bào TP.HCM

Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó Điện Biên

Học sinh ở Giang Tây (Huế) sẽ có thêm không gian học tập do Midas Foundation tài trợ

Việt Nam đón nhận hài cốt liệt sĩ hy sinh tại chiến trường Lào

Phát động Giải thưởng thường niên truyền thông về quyền con người năm 2025
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
