--> -->
Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
18:28 | 09/01/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Gặp gỡ, giao lưu với các nhân chứng lịch sử quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Paris

Từ ngày 13 -17/1/2023, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973 - 27/1/2023). Tại đây, các đại biểu sẽ trồng cây hòa bình; thăm quan triển lãm “Khát vọng hoà bình”; tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris, đặc biệt là tham gia chương trình gặp gỡ, giao lưu với các nhân chứng lịch sử quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Paris...
Tri ân người bạn Hungary tham gia giám sát thực thi Hiệp định Paris Tri ân người bạn Hungary tham gia giám sát thực thi Hiệp định Paris
Trưng bày 200 tư liệu về Trưng bày 200 tư liệu về "Hội nghị Paris - Cuộc đàm phán lịch sử"

Tham gia hoạt động sẽ có khoảng 30 đại biểu quốc tế đến từ 13 quốc gia, đại diện cho các tổ chức như: Hội đồng Hòa bình thế giới, Hội Luật gia dân chủ quốc tế, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế, Liên hiệp Công đoàn thế giới, Tổ chức Hòa bình đoàn kết toàn Ấn Độ, Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Hội hữu nghị Lào - Việt Nam, Hội hữu nghị Pháp - Việt...

Theo Ban Tổ chức, đây là dịp để Việt Nam tri ân tình đoàn kết, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước cũng như công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Đồng thời, truyền tải hình ảnh Việt Nam thủy chung, son sắt với bạn bè năm châu; một Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Các đại biểu, khách mời tham quan Triển lãm tài liệu lưu trữ “Hội nghị Paris - Cuộc đàm phán lịch sử”Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Hà Nội
Các đại biểu, khách mời tham quan Triển lãm tài liệu lưu trữ “Hội nghị Paris - Cuộc đàm phán lịch sử” tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Hà Nội (Ảnh: VOV).

Cách đây 50 năm, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris - Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết. Đánh giá về thành công và tầm vóc lịch sử của Hiệp định này, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cho biết: Hiệp định Paris là mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam cũng như lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành đàm phán với tư cách là một nhà nước độc lập, có chủ quyền với một nước lớn, thành viên của Hội đồng Bảo an.

"Thành công này chứng tỏ sức mạnh của ngoại giao Việt Nam, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nhân dân kết hợp với truyền thống hòa hiếu của cha ông ta. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa đánh và đàm, giữa đấu tranh trên bàn đàm phán với những thắng lợi trên chiến trường và thắng lợi trong công cuộc bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Thành công của Hiệp định Paris còn là sự kết hợp sống động, hài hòa, nhuần nhuyễn giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữa ý chí đấu tranh của dân tộc ta với nguyện vọng, khát khao của nhân dân thế giới vì hòa bình và độc lập dân tộc, sức mạnh của đoàn quốc tế", Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định.

Nhận định, những bài học kinh nghiệm quý giá từ Hội nghị Paris và Hiệp định Paris vẫn còn nguyên giá trị, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp như hiện nay, Đại sứ Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh 3 bài học cụ thể:

Thứ nhất là ý chí kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong giai đoạn đàm phán tiến tới ký kết Hiệp định Paris, lợi ích quốc gia dân tộc là hòa bình, chấm dứt chiến tranh, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thống nhất của Việt Nam. Ý chí kiên định ấy ngày nay vẫn tiếp tục được giữ vững để bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ hai là sức mạnh của nhân dân, sự ủng hộ, đoàn kết của nhân dân quốc tế đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để làm được điều này, nhân dân Việt Nam phải làm tốt nhiệm vụ xây dựng đất nước để hình ảnh của Việt Nam luôn đẹp, những việc Việt Nam làm được bạn bè quốc tế cảm phục, ngưỡng mộ và ủng hộ. Đồng thời chúng ta phải làm tốt nghĩa vụ của mình đối với quốc tế, từ những việc nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn như ủng hộ khẩu trang, trang thiết bị bảo hộ phòng dịch Covid-19... đến việc cử cán bộ, chiến sĩ tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở những quốc gia xa xôi, còn nhiều khó khăn.

Thứ ba là sự đoàn kết, đồng lòng, phối hợp nhuần nhuyễn giữa các lực lượng làm công tác đối ngoại cũng như các cơ quan, ban, ngành trong toàn bộ hệ thống chính trị để nội lực Việt Nam vững mạnh, thống nhất, đoàn kết nhất trí trong việc xử lý các vấn đề về đối ngoại. Khi có được sự đồng thuận cả trong nước và quốc tế thì lúc đó chúng ta có được sức mạnh to lớn.

Sẽ tái bản hai cuốn sách quý về Hiệp định Paris Sẽ tái bản hai cuốn sách quý về Hiệp định Paris
Hiệp định Pari và những bài học quý cho ngoại giao Việt Nam Hiệp định Pari và những bài học quý cho ngoại giao Việt Nam
Thành Luân - Phạm Hưng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đoàn cán bộ ngoại giao hưu trí Mông Cổ thúc đẩy hợp tác nhân dân với Việt Nam

Đoàn cán bộ ngoại giao hưu trí Mông Cổ thúc đẩy hợp tác nhân dân với Việt Nam

Ngày 15/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn đã tiếp Đoàn cán bộ ngoại giao hưu trí Mông Cổ do Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam Jigjee Sereejav dẫn đầu. Hai bên đã trao đổi nhiều đề xuất nhằm tăng cường hợp tác và giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Hợp tác kinh tế Việt Nam-Liên bang Nga đánh dấu bước tiến mới

Hợp tác kinh tế Việt Nam-Liên bang Nga đánh dấu bước tiến mới

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Liên bang Nga được tổ chức tại Moskva trưa 11/5; tại Diễn đàn, 7 Thỏa thuận hợp tác đã được trao trước sự chứng kiến của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Lịch sử Việt Nam là di sản quý báu để truyền cảm hứng về hòa bình

Lịch sử Việt Nam là di sản quý báu để truyền cảm hứng về hòa bình

Đây là thông điệp của ông Yoshioka Tatsuya, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Tổ chức Tàu Hòa bình (Peace Boat) trong bài trả lời phỏng vấn của tạp chí Thời Đại bên lề chương trình giao lưu “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”. Sự kiện do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) phối hợp cùng Tổ chức Tàu Hòa bình và hai tổ chức từng được trao giải Nobel Hòa bình - Liên đoàn Nihon Hidankyo và Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) tổ chức tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).

Bình luận

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/5: Nga bác bỏ tin đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican, Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard

Tin quốc tế ngày 23/5: Nga bác bỏ tin đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican, Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard

Nga phủ nhận khả năng đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican; chính quyền Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard; nhiều nước lên án vụ Israel nổ súng gần đoàn ngoại giao quốc tế... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 23/5.
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga

Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga

Ngày 23/5 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt - Nga tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga (23/5/1950 - 23/5/2025). Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo.
40 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Đức: Cầu nối vững chắc cho quan hệ nhân dân hai nước

40 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Đức: Cầu nối vững chắc cho quan hệ nhân dân hai nước

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Đức (23/5/1985 - 23/5/2025) diễn ra ngày 23/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội khẳng định: Hội đã và đang là cầu nối vững chắc trong việc tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” theo Quy định chống phá rừng của EU

Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” theo Quy định chống phá rừng của EU

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 22/5, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố hệ thống phân loại quốc gia theo mức độ rủi ro trong khuôn khổ Quy định chống phá rừng (EUDR) của Liên minh châu Âu (EU). Trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp”.
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa: Chiến lược nâng tầm vị thế Việt Nam

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa: Chiến lược nâng tầm vị thế Việt Nam

Ngày 22/5 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo toàn quốc bàn giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa. Tại đây, nhiều ý kiến khẳng định: hội nhập quốc tế về văn hóa đang trở thành một hướng đi chiến lược trong phát triển bền vững, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ văn hóa toàn cầu.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (24/5), khối không khí lạnh đã tiến gần đến vùng biên giới phía Bắc nước ta. Ngày 24/5, không khí lạnh ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ; từ ngày 25/5 mở rộng đến Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (18/5), ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to, riêng khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024