--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Cẩm nang
11:02 | 26/11/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Giải quyết dứt điểm những hạn chế, khó khăn về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đất đai là sinh kế chính, quan trọng nhất, chi phối mạnh nhất tới cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền chính sách, pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số Tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền chính sách, pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Huy động nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Huy động nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Chú thích ảnh
Giải quyết dứt điểm những hạn chế, khó khăn về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đặc biệt quan tâm về vấn đề đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), ông Phạm Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn cho rằng phần lớn đồng bào DTTS ở nước ta có đời sống gắn liền với sản xuất nông lâm nghiệp. “Tôi tán thành cao với việc sửa đổi Luật Đất đai để khắc phục những bất cập hiện hành. Đồng thời đề nghị có chế định riêng về đất đai cho đồng bào DTTS”, ông Phạm Trọng Nghĩa nói.

Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai có nêu việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS còn gặp khó khăn. Tuy nhiên, Báo cáo chưa có số liệu cụ thể và chưa đánh giá việc thực thi các quy định hiện hành về đất đai cho đồng bào DTTS ra sao để làm căn cứ thực tiễn cho việc sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, ở phạm vi toàn cầu, quyền của người DTTS hay người bản địa về đất đai được quy định trong nhiều văn bản, trong đó có Tuyên bố ngày 18/12/1992 của Liên Hiệp quốc về quyền của người thuộc các nhóm thiểu số, Tuyên ngôn ngày 13/9/2007 của Liên hiệp quốc về quyền của các dân tộc bản địa và Công ước số 169 của Tổ chức lao động quốc tế ILO. Các văn bản này yêu cầu phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống khi đưa ra các quy định về đất đai đối với đồng bào vì đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về tâm linh đối với đồng bào.

Ở nước ta, Khoản 4 Điều 5 Hiến pháp quy định: Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Mặc dù vậy, đến nay số hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất còn nhiều.

Theo số liệu của Chính phủ hơn 696.000 hộ DTTS thiếu đất ở và đất sản xuất chiếm hơn 20% tổng số hộ gia đình DTTS. Trong đó, có 24,500 hộ chưa đất ở, 210,000 hộ chưa có đất sản xuất, 462,000 hộ thiếu đất sản xuất. Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho biết, trong 245 điều của Dự thảo Luật, có 6 điều quy định trực tiếp đến đồng bào DTTS (điều 24, 48, 60, 162, 184 và 185). Bên cạnh một số điểm mới như quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 24 và khoản 3 Điều 60 thì các quy định khác cơ bản nêu lại Luật Đất đai 2013 hiện hành. Chưa có những quy định riêng mang tính đột phá để giải quyết dứt điểm những hạn chế, khó khăn về đất đai cho đồng bào.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa chỉ rõ, Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" yêu cầu tập trung nguồn lực đầu tư, chỉ đạo quyết liệt và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Vì vậy, để bảo đảm quyền tiếp cận đất đai của đồng bào, đề nghị Quốc hội xem xét quy định một chế định riêng (có thể là một Mục riêng) trong Dự thảo Luật về đất đai cho đồng bào DTTS.

Theo đó, chế định này sẽ bao gồm các nội dung về quy định trách nhiệm bảo đảm đất đai cho cho đồng bào. Việc tạo quỹ đất để hỗ trợ đất cho đồng bào. Ấn định cụ thể lộ trình giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào. Không giao cho UBND cấp tỉnh mà phải giao Chính phủ thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 24 để bảo đảm thống nhất. Quy định điều kiện giao đất, trong đó có chính sách khuyến khích để cộng đồng DTTS nhận đất có rừng nghèo, rừng ở nơi xa, khó quản lý bảo vệ.

Theo Hội chủ rừng Việt Nam hiện còn 3.3 triệu ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, đất chưa có rừng nhưng chưa giao (không có chủ) hiện tạm để UBND xã quản lý. Đối với loại đất này, nơi nào bà con đang ở ổn định, đã hình thành cộng đồng thì giao ngay cho cộng đồng. Nơi nào còn đang có tranh chấp thì xây dựng cơ chế đồng quản lý, đồng sử dụng - theo đó Nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm với tổ chức cộng đồng tham gia quản lý trong bảo vệ nguồn lực đất đai, nguồn lợi từ rừng - giống cơ chế trong Luật Thủy sản.

Quy định cơ chế tài chính, trong đó có các quy định về miễn, giảm, giãn nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai cho đồng bào. Quy định quyền và nghĩa vụ của đồng bào trong sử dụng đất, quy định về nghĩa vụ sử dụng đất lâu dài, điều kiện chuyển nhượng đất sau thời gian nhất định. Khoản 3 Điều 60 Dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào DTTS sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Đây là quy định mới, chặt chẽ hơn vì khoản 3 Điều 192 Luật hiện hành cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất.

“Tuy nhiên, trong Báo cáo tổng kết chưa nêu rõ kết quả thi hành quy định nêu trên, chưa lý giải tại sao lại bỏ thời hạn 10 năm”, ông Phạm Trọng Nghĩa cho hay. Do vậy, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị đánh giá kỹ tác động và xem xét sửa đổi theo hướng trong những trường hợp nhất định, cho phép đồng bào được chuyển nhượng như khi chuyển chỗ ở hợp pháp hay chuyển nhượng cho thành viên khác trong dòng tộc, tặng cho họ hàng, cộng đồng; quy định hợp lý thời hạn được phép chuyển nhượng, tặng cho.

Quy định chính sách ưu đãi, khuyến khích đồng bào khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững đất đai, ông Phạm Trọng Nghĩa cho biết: Cử tri đánh giá cao việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch số 329 ngày 30/9/2022 về lộ trình xem xét Dự án Luật, trong đó quyết định lấy ý kiến nhân dân từ tháng 1 đến tháng 2/2023.

Gia Lai tuyên dương và tặng quà cho 81 tấm gương thiếu nhi dân tộc tiêu biểu vượt khó học giỏi Gia Lai tuyên dương và tặng quà cho 81 tấm gương thiếu nhi dân tộc tiêu biểu vượt khó học giỏi
Ngày 15/11, Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ tuyên dương và tặng quà cho 81 thiếu nhi dân tộc và thiếu nhi nghèo vượt khó học giỏi năm 2022. Đây là 81 tấm gương thiếu nhi dân tộc tiêu biểu vượt khó học giỏi đại diện cho hơn 450 ngàn đội viên, thiếu nhi trong toàn tỉnh.
Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục đồng bào dân tộc thiểu số Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục đồng bào dân tộc thiểu số
Ngày 19/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam hiện nay".
Theo Báo Tin Tức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

52 em học sinh khó khăn ở Đà Nẵng được trao học bổng của C.A.A.A (Thụy Điển)

52 em học sinh khó khăn ở Đà Nẵng được trao học bổng của C.A.A.A (Thụy Điển)

Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức trao học bổng do Tổ chức Tất cả Vì trẻ em (C.A.A.A - Thụy Điển) tài trợ cho 52 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và ủng hộ sữa cho các học sinh từ nguồn Quỹ Phát triển tài năng Việt.
Quảng Nam dành 41 tỷ đồng hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn

Quảng Nam dành 41 tỷ đồng hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định số: 2810/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc cấp kinh phí 41 tỷ đồng cho 17 địa phương hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị quyết số 43/2021/NQ-HĐND và Nghị quyết số 29/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh - năm 2024.
SEEDS trao cơ hội học tập cho 196 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở Đà Nẵng

SEEDS trao cơ hội học tập cho 196 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở Đà Nẵng

UBND thành phố Đà Nẵng vừa qua có ban hành Quyết định số 2017/QĐ-UBND phê duyệt tiếp nhận hơn 4,1 tỷ đồng từ dự án Học bổng hỗ trợ giáo dục và phát triến kỹ năng SEEDS cho 196 học sinh, sinh viên học giỏi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố do Tố chức Pacific Links Foundation tài trợ.

Bình luận

Đọc nhiều

Chiếu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cho kiều bào TP.HCM

Chiếu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cho kiều bào TP.HCM

Ngày 22/5, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh đã tổ chức cho tập thể cán bộ, công chức, người lao động ủy ban cùng cộng đồng kiều bào Úc, New Zealand, Nhật, Pháp... xem bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”.
Kết nối Việt - Trung qua hành trình đỏ theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kết nối Việt - Trung qua hành trình đỏ theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 21/5, chương trình công bố tuyến tham quan “Hành trình đỏ hữu nghị Việt-Trung theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.
Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó Điện Biên

Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó Điện Biên

Từ những phòng học tạm bợ với mái lá đơn sơ, Trường PTDTBT TH&THCS Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) đã vươn mình mạnh mẽ sau hơn ba thập kỷ, trở thành điểm sáng giáo dục vùng cao. Không chỉ truyền dạy tri thức, ngôi trường còn thắp lên khát vọng đổi đời cho bao thế hệ học sinh dân tộc thiểu số.
Học sinh ở Giang Tây (Huế) sẽ có thêm không gian học tập do Midas Foundation tài trợ

Học sinh ở Giang Tây (Huế) sẽ có thêm không gian học tập do Midas Foundation tài trợ

Ủy ban Nhân dân thành phố Huế vừa có Quyết định số 1442/QĐ-UBND, tiếp nhận viện trợ không hoàn lại dự án “Xây dựng trường mầm non Phú Lương cơ sở lẻ Giang Tây” do Quỹ từ thiện Midas Foundation (Nhật Bản) tài trợ trị giá 3,2 tỷ đồng.
Phát động Giải thưởng thường niên truyền thông về quyền con người năm 2025

Phát động Giải thưởng thường niên truyền thông về quyền con người năm 2025

Ngày 22/5 tại Hà Nội, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức họp báo phát động Giải thưởng thường niên truyền thông về quyền con người mang tên: "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2025".

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (24/5), khối không khí lạnh đã tiến gần đến vùng biên giới phía Bắc nước ta. Ngày 24/5, không khí lạnh ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ; từ ngày 25/5 mở rộng đến Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (18/5), ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to, riêng khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024