--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội
20:01 | 23/11/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Giám sát văn bản quy phạm pháp luật phải khẩn trương, chính xác, tạo chuyển biến tích cực

Phải coi giám sát văn bản quy phạm pháp luật là việc làm thường xuyên, liên tục và có tính kế thừa giữa các nhiệm kỳ. Trong quá trình thực hiện phải có đối thoại, làm việc với đối tượng giám sát theo đúng quy định của pháp luật, tạo chuyển biến tích cực, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.
Giám sát văn bản quy phạm pháp luật phải khẩn trương, chính xác, tạo chuyển biến tích cực
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp - Ảnh: VGP

Đây là kết luận của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại Phiên họp thứ 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra ngày 23/11 để cho ý kiến về báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội.

Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội do Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày cho biết, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát năm 2020 đã cơ bản được các cơ quan triển khai với tinh thần khẩn trương, bảo đảm tính chính xác, kịp thời, tạo chuyển biến tích cực.

Năm 2021, các cơ quan của Quốc hội đã chủ động đưa vào Chương trình công tác hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách; một số uỷ ban coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, tiến hành theo kỳ giám sát hoặc định kỳ hằng năm. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội vẫn còn những vấn đề cần quan tâm cải tiến như: Chưa thống nhất từ kỳ giám sát đến trình tự, cách thức thực hiện, việc xử lý kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật; công tác giám sát văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành đối với từng văn bản, nhất là văn bản dưới nghị định còn hạn chế…

Kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật cho thấy, về tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản thì tỉ lệ văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được ban hành có hiệu lực cùng thời điểm với luật, pháp lệnh, nghị quyết đã tăng lên trong một số lĩnh vực. Về cơ bản, nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi giám sát về cơ bản đã được ban hành đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục và căn cứ pháp lý ban hành văn bản. Đến nay, chưa phát hiện sai sót; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo và trình bày văn bản cơ bản được thể hiện cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng…

Trên cơ sở các kết quả đã đạt được, Tổng Thư ký Quốc hội đã tổng hợp các đề xuất, kiến nghị để Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc xây dựng văn bản hướng dẫn về hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo sự thống nhất trong công tác này ở Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội; dành thời gian xem xét, thảo luận về công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban tại Phiên họp tháng 9 hằng năm, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm.

Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc trách nhiệm giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, coi đây là nhiệm vụ quan trọng cần tiến hành thường xuyên trong kế hoạch công tác của mình; chủ động, kịp thời đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát văn bản quy phạm pháp luật và định kỳ báo cáo kết quả xử lý văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Giám sát văn bản quy phạm pháp luật phải khẩn trương, chính xác, tạo chuyển biến tích cực
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kết luận nội dung thảo luận - Ảnh: Quochoi.vn

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội phải coi giám sát văn bản quy phạm pháp luật là việc làm thường xuyên, liên tục và có tính kế thừa giữa các nhiệm kỳ. Đồng thời, đây là công việc theo quy trình thống nhất, trong quá trình thực hiện phải có đối thoại, làm việc với đối tượng giám sát theo đúng quy định của pháp luật, có xử lý hậu giám sát và giám sát lại. Qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, xây dựng văn bản, xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Công việc này cũng cần gắn với xây dựng và tổ chức Đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Đề án dự kiến trình Trung ương về chiến lược xây dựng hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, qua thực tiễn, trong giám sát phải xử lý mối quan hệ giữa giám sát văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan Quốc hội với công tác kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp. Đồng thời, đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội hoàn chỉnh báo cáo và lấy ý kiến của các cơ quan liên quan hoặc tổ chức làm việc để rà soát lại các số liệu cho thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội giao Văn phòng Quốc hội chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng văn bản của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn về hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội và cơ quan thẩm tra là Ủy ban Pháp luật nhằm bảo đảm tính thống nhất và hiệu lực, hiệu quả, quy trình giám sát có tính thường xuyên và sự thuận lợi trong phối hợp với Chính phủ. Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận vào tháng 9 hằng năm, trước khi có báo cáo gửi Quốc hội và đại biểu Quốc hội vào tháng 10. Khi chưa có văn bản thống nhất, Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội vẫn tiến hành giám sát theo chức năng đã được quy định.

UBTVQH sẽ cho ý kiến tổng kết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV UBTVQH sẽ cho ý kiến tổng kết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV
Trên cơ sở ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội, của cử tri đối với kỳ họp thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến tổng kết kỳ họp này, đồng thời tiến hành chuẩn bị sơ bộ cho kỳ họp thứ 3 của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận
Chiều 6/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2021 và kết quả thực hiện Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội về dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Thống nhất nhận thức, hành động, triển khai hiệu quả hoạt động giám sát Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Thống nhất nhận thức, hành động, triển khai hiệu quả hoạt động giám sát
Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 4/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, giám sát trên tinh thần xây dựng; giữa “xây” và “chống” thì xây vẫn là căn bản, lâu dài; chống là quyết liệt, triệt để.
Theo Báo Chính phủ/VGP
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh và 3.321 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh và 3.321 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Tại Phiên họp thứ 46, với 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua về nguyên tắc với 34 Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 của 34 tỉnh, thành phố mới.
Quốc hội thảo luận bỏ án tử hình và tăng hình phạt với tội xâm hại sức khỏe cộng đồng

Quốc hội thảo luận bỏ án tử hình và tăng hình phạt với tội xâm hại sức khỏe cộng đồng

Ngày 27/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự. Những nội dung được tranh luận nhiều liên quan đến đề xuất bỏ hình phạt tử hình ở một số tội danh, đồng thời tăng nặng chế tài đối với các hành vi sản xuất thuốc giả, thực phẩm bẩn, xâm hại môi trường.
Chuyên gia Trung Quốc: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thúc đẩy các định hướng quan hệ song phương

Chuyên gia Trung Quốc: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ thúc đẩy các định hướng quan hệ song phương

Nhận lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước CHXHCN Việt Nam thăm chính thức nước CHND Trung Hoa từ ngày 7 - 12/4.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Tình nghĩa thầy trò Việt - Nga qua triển lãm tại Moscow (Nga)

Tình nghĩa thầy trò Việt - Nga qua triển lãm tại Moscow (Nga)

Trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga ngày 23/7, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm, bà Ngô Phương Ly, dự khai mạc triển lãm nghệ thuật “Thầy - Trò: Giai điệu của hành trình” tại Học viện Nghệ thuật Nga. Sự kiện tôn vinh tình thầy trò bền chặt giữa các thế hệ nghệ sĩ Việt - Nga, góp thêm dấu ấn vào 75 năm hữu nghị giữa hai dân tộc.
Chăm lo chu đáo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn

Chăm lo chu đáo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 24/7, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị.
Quốc hội Việt Nam và Senegal thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Quốc hội Việt Nam và Senegal thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Ngày 23/7, tại trụ sở Quốc hội Senegal ở Thủ đô Dakar, ngay sau khi hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Senegal El Malick Ndiaye đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước.
Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Giáo sư Hal Hill cho rằng Việt Nam đang là hình mẫu trong cách cân bằng giữa hai cường quốc lớn trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - điều mà nhiều nước Đông Nam Á đang tìm cách học hỏi.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới