--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
15:50 | 18/11/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Gian nan sự nghiệp “trồng người” nơi cực Bắc Tổ quốc

Với địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, nhiều điểm trường vùng sâu, vùng xa, biên giới; cơ sở vật chất còn tạm bợ... khiến con đường đến trường của thầy, trò nơi miền cực Bắc Tổ quốc lắm gian nan.
Tổ chức GNI khám sức khỏe miễn phí cho 1.417 trẻ bảo trợ tại Hà Giang Tổ chức GNI khám sức khỏe miễn phí cho 1.417 trẻ bảo trợ tại Hà Giang
Hà Giang: Níu chân Chợ phiên Cốc Pài Hà Giang: Níu chân Chợ phiên Cốc Pài
Tiết học ngoại khóa của học sinh Trường Mầm non Thanh Vân (Quản Bạ).
Tiết học ngoại khóa của học sinh Trường Mầm non Thanh Vân (Quản Bạ).

Với mong muốn mang con chữ đến với các em học sinh vùng cao, sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm, cô Trần Thị Nga lên nhận nhiệm vụ tại xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, nơi cực Bắc của Tổ quốc. Từ những ngày đầu được phân công về Trường Tiểu học Thượng Phùng (nay là Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Thượng Phùng), sự bỡ ngỡ của một nữ giáo viên trẻ cũng như những khó khăn về điều kiện ăn ở, đi lại khi đó đôi lúc đã khiến cô xao lòng. Thế nhưng, chính niềm đam mê, yêu nghề và tình thương dành cho các em học sinh vùng cao đã giúp cô Nga vượt qua khó khăn, gắn bó với nghề, bám bản, bám lớp.

Sau 25 năm gắn bó với nghề, nhớ lại những ngày tháng khó khăn cực nhọc, cô giáo Trần Thị Nga cho biết, từ điểm trường chính đến các điểm trường cách nhau vài tiếng đi bộ, các cô phải ở lại trường cả tháng với điều kiện thiếu nước, không điện. Năm 1994, khi đó, cả trường chỉ có 8 giáo viên, trong đó có 3 nữ giáo viên đều là giáo viên mới, mọi cái đều vất vả khó khăn, các điểm trường đều là nhà tạm, những bức tường được dựng lên từ các thân cây ngô, mái nhà bằng cỏ tranh. Khi khó khăn tưởng như không vượt qua, đôi lúc, các cô cũng cảm thấy nản lòng.

“Ngoài khó khăn về điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất, chúng tôi còn gặp khó khăn về ngôn ngữ giữa cô và trò, đặc biệt các phụ huynh khi đó chưa ý thức được việc học của con em mình. Chúng tôi phải đi từng nhà vận động để phụ huynh cho con em mình đến lớp. Sau một thời gian ở, sinh hoạt cùng người dân và các em học sinh, dần dần chúng tôi đã thu hẹp khoảng cách về ngôn ngữ, giữa thầy cô và trò đã nghe, hiểu được tiếng nói của nhau, các bậc phụ huynh dần ý thức được việc học tập của con em mình, từ đó họ cho con đi học đều, công việc giảng dạy và chất lượng dạy, học được nâng lên” - cô Nga cho biết.

20 năm tuổi nghề nhưng có đến 18 năm công tác tại điểm trường, cô Đỗ Thị Liên, giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Sủng Trái (Đồng Văn) thấu hiểu những nhọc nhằn mà giáo viên vùng cao đã, đang trải qua để bám trường, bám lớp, mang “con chữ” đến với trẻ em miền biên viễn. Chia sẻ về cuộc hành trình đang đi, cô Liên nghẹn ngào: Khó khăn không thể nói hết bằng dăm ba câu chuyện, đó là cả những tháng ngày dài chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ. Chẳng nhớ con đường “cõng chữ” lên với các điểm trường tôi đã bao lần ngã xe; những hôm mưa gió, trời Đông mây mù khắp lối, lạnh thấu xương, cũng có lúc chạnh lòng, nhưng nhìn những ánh mắt ngây thơ, trong sáng, khát khao đến lớp của các con, tôi lại có thêm quyết tâm.

Một số thầy, cô giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng vẫn luôn nỗ lực vươn lên trong công tác như: Cô Vũ Kim Hoa, Trường Mần non Thanh Đức (Vị Xuyên), chồng mất 17 năm, một mình nuôi con và đi dạy cách nhà 60 km; thầy giáo Lê Mạnh Hùng, Trường THCS Lý Tự trọng (Vị Xuyên) có con bị bệnh hiểm nghèo, phải điều trị dài ngày tại Bệnh viện Huyết học T.Ư; cô giáo Nguyễn Thị Chuyền, Trường Mầm non Sủng Là, chồng mất từ năm 2007, bản thân bị bệnh hiểm nghèo, một mình nuôi con...

Nhiều giáo viên, không chỉ phải xa gia đình, chồng, vợ mà còn phải nén nỗi nhớ thương khi những đứa con thơ dại đang tuổi ẵm bồng đã phải gửi về nhờ ông bà ở quê trông giúp; nhiều nữ giáo viên vì bám lớp, bám trường mà lỡ cả tình duyên. Khó khăn bộn bề, nhưng các thầy, cô luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh; chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; lao động tiên tiến, được nhận Giấy khen, Bằng khen của các cấp và ngành Giáo dục.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thượng Phùng, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được sửa chữa khang trang. Ảnh: Nguyễn Chiến – TTXVN
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thượng Phùng, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được sửa chữa khang trang. Ảnh: Nguyễn Chiến – TTXVN

Cô Trần Thị Tuyển, quê ở huyện Bắc Quang (Hà Giang), công tác tại Trường Tiểu học Thượng Phùng được 10 năm. Cô cho biết, những ngày đầu tiên lên công tác vùng cao, lúc đó cô Tuyển 24 tuổi, giảng dạy ở một điểm trường khó khăn, nhà tạm, không điện, không nước, giao thông đi lại khó khăn.

“Ngày mới nhận nhiệm vụ, tôi phải đi bộ vài giờ đồng hồ mới đến điểm trường. Sống trong cảnh không điện, không nước, chúng tôi phải đi bộ hàng chục km lấy từng can nước về sinh hoạt. Đến nay, chúng tôi rất mừng khi được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban ngành, cuộc sống đã thay đổi rất nhiều, đường giao thông thuận tiện, cơ sở vật chất khang trang hơn” - cô Tuyển chia sẻ.

Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đồng Văn Mua Thị Hồng Minh, cho biết: “Những năm qua, huyện đã quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục; Phòng cũng tham mưu thực hiện luân chuyển cán bộ, giáo viên giữa các địa phương phù hợp với điều kiện thực tế. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng các thầy, cô giáo luôn giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiên định con đường đã chọn với hành trang mang theo không chỉ là kiến thức, trình độ chuyên môn mà còn là tình yêu nghề, yêu trẻ và khát khao cống hiến”.

Trong câu chuyện giữa những ngày tháng 11, Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Thế Bình trầm tư: “Thương và trân trọng các thầy, cô giáo; đặc biệt là những người đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới với điều kiện sống khó khăn, vất vả, thời tiết khắc nghiệt, xa gia đình. Khó khăn thật khó diễn tả thành lời, nhưng vì tình yêu nghề, yêu trẻ, mong muốn một tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em vùng cao, mà họ cố gắng vượt qua, kiên trì bám trường, bám lớp, dành trọn thanh xuân cho trẻ em miền biên ải...”.

Hà Giang: Níu chân Chợ phiên Cốc Pài Hà Giang: Níu chân Chợ phiên Cốc Pài

Hà Giang không chỉ gây ấn tượng với phong cảnh hùng vĩ của núi non, của ruộng bậc thang, mà còn lôi cuốn bởi nét ...

Hà Giang: 5 đặc sản không thể bỏ qua mùa hoa tam giác mạch Hà Giang: 5 đặc sản không thể bỏ qua mùa hoa tam giác mạch

Hà Giang mùa này đẹp bát ngát với những triền hoa tam giác mạch nở hồng rực trong nắng, nhưng đừng vì mải ngắm hoa ...

Mù Cang Chải: Nơi ngắm dải ngân hà đẹp nhất Việt Nam Mù Cang Chải: Nơi ngắm dải ngân hà đẹp nhất Việt Nam

Mù Cang Chải không chỉ nổi tiếng bởi những cánh đồng ruộng bậc thang mùa lúa chín mà còn là một trong những địa điểm ...

Tuấn Quỳnh (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cộng đồng người Việt tại Ấn Độ đoàn kết một lòng hướng về Tổ quốc

Cộng đồng người Việt tại Ấn Độ đoàn kết một lòng hướng về Tổ quốc

Ngày 14/4, Đại hội Hội người Việt Nam tại Ấn Độ nhiệm kỳ 2024-2027 đã được tổ chức trang trọng tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô New Delhi với sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của bà con kiều bào đang sinh sống, học tập và làm việc ở Ấn Độ.
Thừa Thiên Huế: Vun đắp tình yêu Tổ quốc cho thế hệ trẻ qua những giờ học ngoại khóa

Thừa Thiên Huế: Vun đắp tình yêu Tổ quốc cho thế hệ trẻ qua những giờ học ngoại khóa

Ngày 31/3, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với trường mầm non Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) để tổ chức tiết học ngoại khóa cho các học sinh, qua đó giúp các em thêm yêu biên cương, biển đảo của Tổ quốc.
Kỷ niệm Ngày Bảo vệ Tổ quốc Nga tại Hà Nội

Kỷ niệm Ngày Bảo vệ Tổ quốc Nga tại Hà Nội

Tối 28/2, tại Hà Nội, Tùy viên quốc phòng Liên bang (LB) Nga tại Việt Nam, Đại tá Alexey Govorov và phu nhân đã tổ chức chiêu đãi trọng thể nhân Ngày Bảo vệ Tổ quốc Nga (23/2).

Đọc nhiều

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Trong buổi làm việc với Tiến sĩ Friedhelm Frischenschlager, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Áo, vào ngày 8/5 tại Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Áo. Sự kiện do Hội hữu nghị Việt Nam - Áo và Đại sứ quán Áo tại Việt Nam tổ chức, đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và văn hóa.
Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào cuối ngày 7/5 (giờ địa phương), khói đen bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, báo hiệu ngày đầu tiên của Mật nghị Hồng Y đã kết thúc mà giáo hoàng mới chưa được bầu.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024