--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
14:19 | 03/11/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ít người ở vùng biên viễn

Nằm ở vùng biên viễn, Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, với hơn 84% đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo nên một kho tàng văn hóa đặc sắc, độc đáo của các dân tộc. Những năm qua, tỉnh luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc, đặc biệt các dân tộc ít người.
Người Việt được vinh danh tại lễ kỷ niệm 20 năm Hội đồng các dân tộc ít người tỉnh Odessa
Giảm tỷ lệ tử vong mẹ tại các vùng dân tộc ít người tại Việt Nam

Độc đáo văn hóa các dân tộc

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ít người ở vùng biên viễn
Cộng đồng người Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) chú trọng truyền dạy văn hoá cho lớp trẻ. Ảnh: Trần Văn Hoàng/TTXVN

Toàn tỉnh Lai Châu có 4 dân tộc có số dân dưới 10.000 người gồm: Cống, Mảng, SiLa và Lự. Mỗi dân tộc đều có những giá trị bản sắc văn hóa độc đáo riêng được thể hiện qua trang phục, không gian kiến trúc nhà ở, chữ viết, âm nhạc, ẩm thực, các nghề truyền thống (dệt, đan lát, rèn) và văn hóa văn nghệ.

Dân tộc Lự ở Lai Châu có gần 7.000 nhân khẩu sinh sống tập trung ở huyện Tam Đường, Sìn Hồ. Đến nay, đồng bào Lự còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp như: các lễ hội, kiến trúc nhà sàn truyền thống, nghề dệt thủ công, trang phục, tiếng nói, nghệ thuật trình diễn dân gian...

Gần 70 tuổi nhưng nhiều năm nay nghệ nhân Lò Thị Son (dân tộc Lự, ở bản Nà Khum, xã Bản Hon, huyện Tam Đường) vẫn miệt mài với các lớp học truyền dạy văn hóa. Nghệ nhân Lò Thị Son chia sẻ: Giữ gìn điệu múa, câu hò của cha ông để lại, bà đã truyền dạy lại cho thế hệ trẻ vào những buổi học ở nhà văn hóa. Nhìn thấy các cháu học sinh chăm chỉ học, bà thấy vui lắm!

Cùng với các lớp truyền dạy văn hóa, người Lự còn quan tâm đến bảo tồn trang phục truyền thống được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ với những họa tiết hoa văn tinh xảo, độc đáo. Phụ nữ Lự thường mặc áo màu chàm, xẻ ngực, vạt trái đè lên vạt phải và được buộc thắt bởi những dây tua sặc sỡ.

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ít người ở vùng biên viễn
Những ngày lễ, tết dân tộc Cống, trẻ em và người lớn đều diện trang phục truyền thống sặc sỡ để đi hội. Ảnh: Trần Văn Hoàng/TTXVN

Chị Lò Thị Đi, cán bộ văn hóa xã Bản Hon, huyện Tam Đường cho biết: Hàng ngày, phụ nữ Lự thường mặc váy áo chàm thêu móc đơn giản để thuận tiện cho công việc. Vào dịp lễ, tết, hoặc khi gia đình có khách quý, người phụ nữ mặc váy hai lớp với hoa văn trang trí ba tầng trông rất bắt mắt.

Đối với dân tộc Cống (dân tộc ít người) ở Lai Châu, trải qua bao thăng trầm của thời gian, nền văn hóa bản địa lâu đời với nhiều phong tục, tập quán độc đáo vẫn được lưu giữ. Bộ trang phục dân tộc Cống được làm từ vải sợi thiên nhiên (bông, lanh) rồi nhuộm chàm. Thân áo được viền họa tiết dọc theo cổ áo, viền cánh tay. Eo lưng thắt dây màu xanh và chiếc váy trang trí những hoa văn có ý nghĩa tượng trưng cho cuộc sống của con người gắn kết với thiên nhiên.

Ý nghĩa nhất trong bộ trang phục là chiếc khăn piêu thổ cẩm được thêu tay cầu kỳ. Khăn piêu của dân tộc Cống không vắt gập như của dân tộc Thái mà được quấn tròn xung quanh đầu sao cho đoạn họa tiết tỉ mẩn, công phu nhất lộ ra phía trước mặt và thả ở tà sau gáy thiếu nữ Cống, làm nên nét đẹp riêng biệt chỉ có ở dân tộc này.

Bà Lò Thị Phương, bản Xám Láng, xã Nậm Khao, huyện Mường Tè cho hay: Dân tộc Cống có nhiều nét văn hóa đặc sắc nhưng độc đáo nhất là trang phục và văn nghệ dân gian. Nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc, bản thành lập đội văn nghệ có 10 người tham gia. Vào buổi tối, các chị tập trung ở nhà văn hóa để tập luyện và truyền dạy lại cho các cháu để thế hệ sau luôn nhớ đến cội nguồn dân tộc.

Chú trọng bảo tồn

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ít người ở vùng biên viễn
Phụ nữ dân tộc Cống trong trang phục truyền thống của dân tộc để đi chơi hội. Ảnh: Trần Văn Hoàng/TTXVN

Thực tế cho thấy, những dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Lai Châu luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và các cấp, ngành thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Cùng với sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc, tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.

Đến nay, Lai Châu có 5 Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Nghệ thuật múa Xòe, Trò chơi kéo co của dân tộc Thái, Lễ Tủ Cải của đồng bào dân tộc Dao, Lễ hội Gầu Tào của người Mông và Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Lự. Tỉnh tổ chức hàng chục lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể để các dân tộc phục dựng, bảo tồn 16 lễ hội tiêu biểu và duy trì thường niên 40 lễ hội hàng năm. Điển hình như: Lễ cúng Thánh thạch của người Hà Nhì; Lễ mừng cơm mới của người Si La; Lễ hội Hạn Khuống, Nàng Han của đồng bào Thái, lễ hội Xên Mường…

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ít người ở vùng biên viễn
Những trang trí bằng bạc được trang trí đẹp mắt trên trang phục của phụ nữ dân tộc Cống. Ảnh: Trần Văn Hoàng/TTXVN

Đặc biệt, từ ngày 3 - 5/11, lần đầu tiên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Lai Châu tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người tại Lai Châu nhằm thực hiện chính sách đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc.

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Thị Tấc, nguyên Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lai Châu, sự kiện với sự tham gia của 14 dân tộc và 13 tỉnh, thành trong cả nước là hoạt động có ý nghĩa quan trọng khơi dậy niềm tự hào về văn hóa của dân tộc trong đồng bào. Đồng thời, Ngày hội giới thiệu, quảng bá các di sản văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số ở Lai Châu tới bạn bè gần, xa.

Nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Thị Tấc nhấn mạnh, để bảo tồn các di sản văn hóa đặc trưng và tiêu biểu của các dân tộc này, cần đưa chức năng, nhiệm vụ bảo tồn, bảo vệ di sản văn hóa về đúng môi trường và đối tượng, đó là các thôn, bản và nhân dân bởi văn hóa sinh ra ở đâu thì chỉ sống và phát triển ở môi trường đó. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ về vật chất, định hướng và quản lý để các di sản văn hóa đồng hành, phát huy cùng du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ít người ở vùng biên viễn
Ngày lễ, tết truyền thống dân tộc, bà con dân tộc Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) tổ chức gõ chiêng, múa xoè vui nhộn. Ảnh: Trần Văn Hoàng/TTXVN

Bà Lò Thị Vương, nguyên Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu cho hay, Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người được tổ chức nhằm tôn vinh, phát huy giá trị bản sắc các dân tộc rất ít người, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc. Đây là dịp giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, văn hóa truyền thống các dân tộc trong công cuộc đổi mới hội nhập và phát triển, nhất là các dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Tuy nhiên, việc tổ chức Ngày hội Văn hóa này cần được triển khai liên tục, thường xuyên hơn nữa. Ccác hoạt động tại Ngày hội sẽ giúp các dân tộc ít người gặp gỡ, chia sẻ, tìm hiểu văn hóa của nhau, từ đó giúp họ có ý thức, niềm tự hào dân tộc trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống.

Theo Việt Hoàng (TTXVN)

https://baotintuc.vn/tay-bac-tay-nguyen-tay-nam-bo/gin-giu-ban-sac-van-hoa-dan-toc-it-nguoi-o-vung-bien-vien-20231103085528617.htm

Tăng cường hợp tác quốc tế giữa Nghệ An với các tỉnh biên giới Lào Tăng cường hợp tác quốc tế giữa Nghệ An với các tỉnh biên giới Lào
Chiều ngày 24/10, tại Nghệ An đã diễn ra hội nghị triển khai công tác bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới, vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh trong tình hình mới.
Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà
Chiếc nón lá cọ là vật dụng thân quen của dân tộc Tày, xã Bản Liền (huyện Bắc Hà), trở thành nét đẹp văn hóa của riêng bà con nơi đây.

Theo Báo Tin Tức/ TTXVN
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Điểm bản Sin Suối Hồ, Lai Châu đoạt giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN

Điểm bản Sin Suối Hồ, Lai Châu đoạt giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN

Mới đây, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu tổ chức lễ công bố giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN điểm bản Sin Suối Hồ.
Gần 100 phi công tham gia Giải dù lượn đường trường cấp quốc gia tại Lai Châu

Gần 100 phi công tham gia Giải dù lượn đường trường cấp quốc gia tại Lai Châu

Hơn 35 phi công đến từ hơn 15 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng với gần 70 phi công Việt Nam sẽ tham dự Giải dù lượn đường trường cấp quốc gia đầu tiên của Việt Nam tổ chức tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu từ ngày 17 - 20/11/2022.
Chợ phiên, nét văn hóa của vùng cao biên giới Lai Châu

Chợ phiên, nét văn hóa của vùng cao biên giới Lai Châu

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới có 20 dân tộc sinh sống. Mỗi đồng bào dân tộc đều có nét văn hóa đặc sắc riêng, hầu hết được thể hiện trong các buổi chợ phiên.

Đọc nhiều

WVI và ADM triển khai thành công sáng kiến thủy lợi tại tỉnh Quảng Trị

WVI và ADM triển khai thành công sáng kiến thủy lợi tại tỉnh Quảng Trị

Ngày 9/5 tại tỉnh Quảng Trị, World Vision International tại Việt Nam (WVIV) cho biết đã phối hợp với ADM triển khai thành công dự án thủy lợi "Đảm bảo nguồn nước tưới, nâng cao đời sống hộ nông dân” tại huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị). Dự án không chỉ cải thiện hệ thống thủy lợi mà còn góp phần nâng cao năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho hàng ngàn hộ gia đình.
Huế, Khánh Hoà tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng phát xít

Huế, Khánh Hoà tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng phát xít

Ngày 9/5, tại TP. Nha Trang, Hội hữu nghị Việt - Nga tỉnh Khánh Hòa tổ chức chương trình giao lưu kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô (9/5/1945 – 9/5/2025). Trước đó, Huế cũng có nhiều hoạt động tương tự cùng triển lãm ảnh.
Bộ Quốc phòng Lào tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Việt Nam thống nhất đất nước

Bộ Quốc phòng Lào tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Việt Nam thống nhất đất nước

Ngày 9/5, tại thủ đô Vientiane, Bộ Quốc phòng Lào tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam (30/4/1975-30/4/2025). Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm được mời làm diễn giả chính tại sự kiện.
TỌA ĐÀM 'ĐỂ KINH TẾ TƯ NHÂN BỨT PHÁ THEO NGHỊ QUYẾT 68 - NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY'

TỌA ĐÀM 'ĐỂ KINH TẾ TƯ NHÂN BỨT PHÁ THEO NGHỊ QUYẾT 68 - NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY'

Ngày 9/5, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay" với sự tham dự của các vị khách mới là lãnh đạo bộ, đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2569 tại Chùa Tam Bảo

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2569 tại Chùa Tam Bảo

Ngày 9/5/2025, Đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng đó ông Phạm Hữu Hoa, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2569 tại chùa Tam Bảo, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, để đảm bảo an toàn cho công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã đưa ra khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024