--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
17:39 | 07/01/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Giữ gìn sinh kế cho ngư dân

Nguồn lợi thủy sản nước ta rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên, việc quản lý chưa chặt chẽ đã khiến cho nhiều loại thủy sản đang dần cạn kiệt.
Quảng Ngãi: Dân bất an vì biển xâm thực mạnh Quảng Ngãi: Dân bất an vì biển xâm thực mạnh
Sóng biển xâm thực, ăn sâu vào đất liền khiến gần 200 hộ dân có nhà nằm sát bờ biển khu vực xã Bình Hải, huyện Bình Sơn sống trong lo sợ.
Tàu cá hợp sức “tác chiến” trên biển Tàu cá hợp sức “tác chiến” trên biển
Ngư dân làm nghề lưới vây trũ bao ở Khánh Hoà đã nghĩ ra cách hợp sức “tác chiến” trên biển, rồi đưa cá vào chợ bán với giá cao. Cuộc sống thực tiễn hun đúc muôn vàn điều hay và tốt đẹp cùng nhau, tăng hiệu quả kinh tế cho mỗi chuyến biển.
Vợ chồng ngư dân nghèo cưu mang người bạn Nga Vợ chồng ngư dân nghèo cưu mang người bạn Nga
Ông Andrey Anatolevich (65 tuổi), quốc tịch Nga đến Việt Nam để khám phá vẻ đẹp biển Mũi Né (Phan Thiết, Việt Nam) vào cuối năm 2019. Khi dịch COVID-19 bùng phát, ông bị kẹt lại ở Mũi Né. Tiền hết, không người thân quen, ông bơ vơ giữa xứ người xa lạ. Nhưng ở đây, ông đã gặp vợ chồng ngư dân nghèo Việt Nam là ông Võ Thành Đô cùng vợ là bà Từ Thị Kim Hoa (bà Chín). Ông Đô đã đưa Andrey về sống với gia đình mình, cùng “rau cháo” nuôi nhau. Không hiểu ngôn ngữ, không cùng sở thích, không liên quan công việc hay cuộc sống, nhưng họ đã cùng nhau vượt qua lúc khốn khó. Song có lẽ quan trọng hơn, Andrey đã tìm thấy một triết lý sống bình dị nhưng cao đẹp tột cùng: “tình người ở Việt Nam”.

Chặn đà suy thoái

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 544 loài cá nước ngọt, 700 loài động vật không xương sống, trong đó có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có giá trị kinh tế, khoa học. Tuy nhiên, ngành hàng này đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có sự suy giảm nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực nội địa, vùng biển và ven biển. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng tàu cá khai thác thủy sản quá nhiều, đặc biệt tàu cá công suất nhỏ khai thác ven bờ với nghề khai thác thiếu thân thiện với nguồn lợi; khai thác thủy sản sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc; khai thác sai vùng; sai kích cỡ ngư cụ khai thác (nghề đăng đáy, nghề lồng xếp…); ô nhiễm môi trường do phát triển của một số ngành kinh tế khác như công nghiệp, du lịch…

Ngày 13/2/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 với mục tiêu bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ. Trong giai đoạn 2012 – 2017, đã có 20/28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương xây dựng và trình UBND cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ. Một số địa phương đã ban hành chính sách nhằm giảm tàu nhỏ ven bờ, phát triển tàu khai thác xa bờ như: Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đà Nẵng.

Các khu bảo tồn biển rất cần thêm kinh phí để tăng cường hoạt động. Ảnh: CTV

Cơ cấu tàu cá đã được điều chỉnh theo hướng giảm tàu công suất nhỏ khai thác ven bờ, tăng tàu công suất lớn khai thác xa bờ. Cùng đó, nghề khai thác thủy sản cũng được cơ cấu lại theo hướng gia tăng những nghề có hiệu quả như: lưới vây, chụp mực, lưới rê khơi, giảm những nghề khai thác ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi như lưới kéo, nghề vó mành ven bờ, te, xiệp…

Bên cạnh đó, hàng loạt các khu bảo tồn biển được thành lập nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có giá trị kinh tế, khoa học. Hiện, đã thành lập và đưa vào hoạt động 12 khu bảo tồn biển. Trong thời gian tới, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên cả nước sẽ được quy hoạch tại Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy định tại Danh mục khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản do Bộ NN&PTNT ban hành.

Cùng với đó, ngành thủy sản còn tích cực công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản. Cụ thể, giai đoạn năm 2012 đến giữa năm 2020, các địa phương trong cả nước đã thả tái tạo tại các thủy vực tự nhiên khoảng hơn 400 triệu con giống, trong đó tập trung vào các loài có giá trị kinh tế và các loài cá bản địa quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như: tôm sú, trê, sặc rằn, lăng, chiên…

Địa phương vào cuộc

Ông Hoàng Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang, chia sẻ, hiện nay, diện tích lưu vực tự nhiên của tỉnh An Giang bị giảm dần do nhiều yếu tố, làm giảm khả năng phục hồi của nguồn lợi tự nhiên. Đây cũng là nguyên nhân nguồn lợi thủy sản tự nhiên của tỉnh giảm đáng kể. Nếu năm 2012, sản lượng khai thác tự nhiên của An Giang khoảng 38.000 tấn, đến nay chỉ còn khoảng hơn 14.000 tấn. Cùng đó, hầu hết nghề khai thác thủy sản của An Giang có quy mô nhỏ, thô sơ, ngư dân sử dụng nhiều lưới mắt nhỏ, một số sử dụng phương tiện đánh bắt thủy sản vào mùa sinh sản của cá. Để giải quyết được bài toán bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản, vừa đảm bảo sinh kế của người dân, theo ông Hoàng Tuấn, trong nhiều năm nay tỉnh đã thực hiện tốt công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản, từ năm 2012 đến nay, tỉnh phối hợp với các đơn vị và tổ chức, cá nhân trong tỉnh thả 137 tấn cá giống, số tiền hơn 67 tỷ đồng. Ngoài ra, cơ quan chuyên môn của tỉnh thường xuyên tuần tra trên các tuyến sông nhằm xử lý các vi phạm trong khai thác thủy sản…

Còn theo ông Phùng Đình Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi, vấn đề thay đổi sinh kế của ngư dân là rất quan trọng. Quảng ngãi có đặc thù là nghề lặn nên thường xuyên xâm phạm vùng san hô, ngoài ra, nghề lưới kéo cũng tàn phá vùng biển ven bờ và tình trạng khai thác ven bờ trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn. Do vậy, để thực hiện được công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì bài toán đầu tiên là phải xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân. Hơn nữa, các khu bảo tồn biển rất cần thêm kinh phí để tăng cường các hoạt động. Đây cũng là mối quan tâm lớn của các địa phương, bởi theo phản ánh chung, ban quản lý các khu bảo tồn biển (trừ Cù Lao Chàm) vừa thiếu vừa yếu.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, hiện có những địa phương thực hiện được rất tốt, nhưng nhìn chung, với sản lượng khai thác hiện nay thì rất có vấn đề. Vì vậy, trong giai đoạn 2021 – 2030, Bộ NN&PTNT cùng với các địa phương ven biển tiếp tục thực hiện quản lý nguồn lợi thủy sản theo trữ lượng và khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi, bảo đảm khai thác gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Cùng với đó, tiếp tục điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản với phương thức phù hợp, cập nhật dữ liệu phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách phát triển thủy sản bền vững.

Điểm tựa vững chắc để ngư dân vươn khơi bám biển Điểm tựa vững chắc để ngư dân vươn khơi bám biển
2.000 lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân Nghệ An bám biển 2.000 lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân Nghệ An bám biển
Giúp ngư dân có thêm kiến thức khi đi biển Giúp ngư dân có thêm kiến thức khi đi biển
Bảo Hân
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

Tin bài liên quan

Cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định khi khai thác hải sản tại Trường Sa

Cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định khi khai thác hải sản tại Trường Sa

Ngày 27/4/2025, Bệnh xá Đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho ngư dân tỉnh Bình Định bị giảm áp khi khai thác hải sản trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Vùng 5 Hải quân thông tin về biển, đảo cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025

Vùng 5 Hải quân thông tin về biển, đảo cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025

Tối 18/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị thông tin về tình hình biển, đảo cho chiến sĩ mới (CSM) nhập ngũ năm 2025 tại Tiểu đoàn 563 (Vùng 5 Hải quân). Đại tá Võ Hùng Lâm, Chủ nhiệm Chính trị Vùng dự và chỉ đạo.
Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân Quảng Nam bị viêm phổi

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân Quảng Nam bị viêm phổi

Chiều 15/3, Bệnh xá đảo Song Tử Tây - Quần đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân Quảng Nam bị viêm phổi khi đang khai thác hải sản trên biển.

Đọc nhiều

Viết tiếp câu chuyện hòa bình: Từ ký ức đến khát vọng tương lai

Viết tiếp câu chuyện hòa bình: Từ ký ức đến khát vọng tương lai

Ngày 30/4, chương trình giao lưu “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” đã diễn ra trên Tàu Hòa bình tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh), quy tụ những trái tim yêu chuộng hòa bình từ nhiều quốc gia. Tại sự kiện, các diễn giả cùng nhìn lại bài học từ quá khứ, đồng thời lan tỏa thông điệp về hòa bình, đoàn kết và hướng tới một tương lai không còn vũ khí hạt nhân.
75 năm quan hệ Việt Nam - Hungary: Hành trình đoàn kết, tin cậy, hợp tác bền vững

75 năm quan hệ Việt Nam - Hungary: Hành trình đoàn kết, tin cậy, hợp tác bền vững

Ngày 29/4/2025, tại Thủ đô Budapest (Hungary), Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary đã tổ chức kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hungary (1950 - 2025) và 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 - 2025).
Việt Nam gây ấn tượng bởi sự kết nối giữa người với người

Việt Nam gây ấn tượng bởi sự kết nối giữa người với người

Tôi rất xúc động khi được có mặt ở Việt Nam trong những ngày đặc biệt này – khi đất nước các bạn đang kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Những nơi tôi đi qua đều rực rỡ cờ hoa, người dân hân hoan trong niềm tự hào dân tộc và tin tưởng vào tương lai. Nhưng điều khiến tôi ấn tượng nhất chính là sự kết nối sâu sắc giữa con người với con người.
Tổng thống Trump với tham vọng mở rộng lãnh thổ, tái sinh "thời đại Mạ vàng"

Tổng thống Trump với tham vọng mở rộng lãnh thổ, tái sinh "thời đại Mạ vàng"

Vượt ra ngoài những chuẩn mực thông thường của một bài diễn văn nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã phác họa hình ảnh nước Mỹ quay trở lại thời kỳ đế quốc, với tham vọng mở rộng lãnh thổ chưa từng thấy kể từ thế kỷ XIX. Đây là đánh giá được đưa ra trong bài viết "Chủ nghĩa đế quốc kiểu mới của Mỹ" đăng trên The Economist (Anh). Tạp chí Thời đại lược dịch và giới thiệu.
Kinh tế Việt Nam: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

Kinh tế Việt Nam: Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như WB và ADB vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.

Multimedia

Xem trên
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Sáng 28/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Công an TP, Sở Y tế, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã về việc giải quyết, khắc phục hậu quả cháy nhà dân tại trên phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ, Tây Nguyên và Nam bộ có nơi trên 36 độ.