--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại
17:03 | 01/07/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Giữ nghề, giữ lửa nghệ thuật in hoa văn sáp ong của người Dao Tiền

Cách thị trấn Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) khoảng 20 km, xóm Hoài Khao (xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình) nằm nép mình dưới thung lũng. Nơi đây, bà con dân tộc Dao Tiền vẫn lưu giữ nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong độc đáo.
"Có nhà mới, mình vui lắm"
Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ

Độc, lạ nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong

Sau cơn mưa tháng sáu, không khí ở Hoài Khao trong trẻo, mát lành . Những ngôi nhà gỗ, mái lợp bằng ngói âm dương truyền thống, kho thóc đặt trước cửa là nét đặc trưng của nơi đây. Trên đồi, trước cửa một ngôi nhà toát lên vẻ xưa cũ, những người phụ nữ Dao Tiền đang cặm cụi, chăm chút từng công đoạn in hoa văn trên thổ cẩm bằng sáp ong.

xóm Hoài Khao (xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhìn từ trên cao. (Ảnh: Đức Yên)
Điểm du lịch cộng đồng xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhìn từ trên cao. (Ảnh: Đức Yên)

Bà Bàn Thị Liên (ở xóm Hoài Khao) cầm miếng sáp vàng sậm chà nhẹ trên chiếc đĩa sắt tráng men đặt trên than hồng. Miếng sáp dần tan chảy và giữ độ ấm trong khi mấy người phụ nữ dùng các dụng cụ chấm vào sáp ong rồi in hoa văn lên mặt vải.

Bà kể: Nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong bắt nguồn từ truyền thống tự cung tự cấp của người Dao Tiền. Từ xa xưa, người Dao Tiền đã tự trồng bông, se sợi, dệt vải và nhuộm chàm để tạo ra những bộ trang phục truyền thống. Trong quá trình đó, kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong ra đời và phát triển như một phương pháp trang trí độc đáo.

Nghe già làng Hoài Khao kể lại, từ thuở lên 10, các cô gái Dao Tiền đã được bà, mẹ chỉ dạy cách tự làm trang phục của dân tộc mình, trong đó có kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong trên vải. Năm 14 tuổi, bà Liên đã biết tự nhuộm và in những xấp vải đầu tiên cho mình. Khi lấy chồng, bà mang theo vài bộ váy áo được khâu từ vải in sáp ong.

Bà Bàn Thị Liên (ngoài cùng bên trái) cùng chị em ở xóm Hoài Khao in hoa văn bằng sáp ong. (Ảnh: Thành Luân)
Bà Bàn Thị Liên (ngoài cùng bên trái) cùng chị em ở xóm Hoài Khao in hoa văn bằng sáp ong. (Ảnh: Thành Luân)

"Sáp phải là sáp ong khoái được người dân lấy từ hai hang ong trong làng. Chừng tháng 6 âm lịch, sau khi ong khoái bay đi hết, để lại những chiếc tổ to vàng óng sáp và không còn một chút mật nào. Lúc này, thầy mo trong xóm coi ngày giờ lên lấy tổ, làm lễ cúng, trai tráng trong xóm sẽ bắc giàn leo lên lấy tổ. Những tổ ong được mang về nấu lên rồi chia đều cho cả xóm", bà Liên cho biết.

Tỉ mỉ in những họa tiết hoa văn bằng sáp ong lên vải, chị Nguyễn Thị Duyến (xóm Hoài Khao) chia sẻ: Quy trình để làm ra sản phẩm ưng ý đòi hỏi rất khắt khe với 5 công đoạn: mài bóng vải, tạo hình hoa văn bằng sáp ong, nhuộm chàm, đánh tan sáp ong và phơi khô.

Ở công đoạn in hoa văn, phụ nữ Dao Tiền phải dùng các ống tre, trúc có đường kính to nhỏ khác nhau để in các hình tròn. Các que vót mỏng uốn hình tam giác để in các đoạn thẳng và góc, lá chít ép phẳng dùng làm cữ. Sáp ong đem đun cho tan chảy giữ độ nóng để sáp in thật ăn vải và rõ nét các hoa văn.

Những họa tiết trang trí được sử dụng trên trang phục thường thể hiện hình ảnh gắn liền với cuộc sống như: rừng núi, thiên nhiên của đồng bào dân tộc Dao Tiền hay mong ước về cuộc sống no đủ, tốt đẹp hơn như: hình đồng xu, kẻ ngang, hình chữ nhật, hình sóng nước…

Việc in ấn được thực hiện liên tục đến khi hết khổ vải mới dừng. Khi sáp ong khô thì đem nhuộm chàm nhiều lần, ngày phơi nắng, đêm ngâm chàm. Sau khi nhuộm được màu chàm như ý, tấm vải được nhúng vào nước sôi, lúc này sáp ong bị nóng sẽ tan ra và hiện lên các hoa văn trên nền chàm. Phần chấm sáp ong không bị nhuộm chàm nên vẫn giữ được màu trắng nguyên bản.

“Những tấm vải in hoa văn sáp ong được phụ nữ Dao Tiền sử dụng để khâu váy. Một chiếc váy mất khoảng một tháng để hoàn thiện. Bởi vậy, người Dao Tiền chỉ cần nhìn trang phục là biết cô dâu có khéo léo, cần cù, biết thu vén gia đình hay không", chị Duyến nói.

Phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn nghề truyền thống

Ngày nay, các loại vải công nghiệp được ưa chuộng bởi sự tiện lợi khi sử dụng nhưng bà Bàn Thị Liên cho biết, bà và những phụ nữ trong xóm không từ bỏ nghề in vải bằng sáp ong bởi nó là máu thịt của họ.

"Con gái tôi 14 tuổi được tôi truyền nghề in hoa văn bằng sáp ong cách đây 2 năm. Cháu rất ham học, cứ rảnh rỗi là đem dụng cụ ra tập làm. Năm 2023, một du khách Pháp đến Hoài Khao và tôi đã hướng dẫn bà trải nghiệm kỹ thuật in vải. Ngắm sản phẩm do chính tay mình làm ra, bà rất tự hào, không ngừng khen hoa văn đẹp. Sự yêu thích của bà khiến tôi có động lực để tiếp tục giữ lửa nghề.

Khi tham gia một số sự kiện ở Hà Nội như "Sáp ong - sắc chàm" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hồi tháng 11/2023; phiên chợ Sắc màu non nước Cao Bằng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây) tháng 4/2024... tôi cũng tranh thủ giới thiệu, quảng bá nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong đến người dân Thủ đô và du khách", bà Liên kể.

Giữ nghề, giữ lửa nghệ thuật in hoa văn sáp ong của người Dao Tiền
Khách du lịch trải nghiệm kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong tại xóm Hoài Khao. Ảnh: Nhật Anh

Thực hiện chủ trương gắn kết giữa phát triển du lịch cộng đồng với bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng xóm Hoài Khao thành điểm du lịch cộng đồng. Theo ông Hoàng Quốc Chấn, Chủ tịch UBND xã Quang Thành, từ năm 2018 huyện Nguyên Bình bắt đầu triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông, đưa điện về xóm Hoài Khao; xây dựng khu đón tiếp khách, trưng bày các dụng cụ, trang phục, đồ dùng sinh hoạt của đồng bào… Bà con cũng được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng, tập huấn kỹ năng tiếp đón, phục vụ khách du lịch...

Hoạt động từ năm 2020, đến nay có 7/35 hộ ở xóm Hoài Khao kinh doanh dịch vụ homestay phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng; trung bình mỗi homestay có thể đón 10 khách lưu trú. Khi có khách du lịch, bà con giới thiệu và hướng dẫn họ trải nghiệm kỹ thuật in vải bằng sáp ong. Trung bình mỗi năm Hoài Khao đón 400 - 600 lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm, trong đó có cả du khách quốc tế.

Xã Quang Thành cũng phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nguyên Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng mở các lớp dạy dệt vải, thêu, in hoa văn bằng sáp ong trên trang phục của người Dao Tiền.

Trưởng xóm Hoài Khao Lý Hữu Tăng cho biết: Từ khi trở thành điểm du lịch cộng đồng, xóm được đầu tư cơ sở hạ tầng, bà con phấn khởi cải tạo nhà ở, giữ gìn nét văn hóa truyền thống để đón du khách. Tuy còn đơn sơ nhưng hy vọng với sự quan tâm của huyện, xã, dịch vụ du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống không chỉ giúp bà con trong xóm có cuộc sống tốt đẹp hơn mà còn giữ gìn và lan tỏa nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong độc đáo của dân tộc Dao Tiền đến với du khách trong và ngoài nước.

Học sinh Cao Bằng có thêm hiểu biết về đường biên, mốc giới từ trải nghiệm thực tế Học sinh Cao Bằng có thêm hiểu biết về đường biên, mốc giới từ trải nghiệm thực tế
Học sinh Cao Bằng, Bắc Kạn có khu nhà bán trú mới từ hỗ trợ của ChildFund Việt Nam Học sinh Cao Bằng, Bắc Kạn có khu nhà bán trú mới từ hỗ trợ của ChildFund Việt Nam

Thành Luân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 8 đến 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Ngày 2/5 tại Thái Lan, Trung tâm Việt Nam học thuộc Đại học Ratjabath Udon Thani (Thái Lan) và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam tổ chức Lễ ký kết hợp tác đào tạo tiếng Việt.
Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Dù kinh tế gặp khó, Trung Quốc vẫn nắm lợi thế vượt trội nhờ kiểm soát dài hạn và không bị áp lực bầu cử. Tổng thống Trump liệu có sai lầm chiến lược khi chơi “ván cờ thuế quan” với Trung Quốc?
Người Việt tại Nhật hòa chung niềm vui 50 năm ngày thống nhất đất nước

Người Việt tại Nhật hòa chung niềm vui 50 năm ngày thống nhất đất nước

Trong hai ngày 3 và 4/5, tại thành phố Higashi Osaka (Nhật Bản) đã diễn ra Festival kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Việt Nam (30/4/1975 – 30/4/2025) với chủ đề “Trái tim Việt Nam - 50 năm hòa chung một nhịp”.
Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Từ 30/4 - 4/5, Nhóm từ thiện Gia đình Thoa Thoa tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) đã trao tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) 1.200 suất quà, tổng giá trị gần 1,6 tỷ đồng.

Multimedia

Xem trên
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.