
Hai tấm bản đồ giá trị, khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam
Những tấm bản đồ do Trung Quốc và phương Tây phát hành, thể hiện cực nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam là nguồn tư liệu quý, góp phần chứng minh, khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Anh Trần Thắng (hiện là Chủ tịch Viện văn hóa - giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York) được nhiều nhà nghiên cứu thế giới biết đến với tư cách người sưu tầm bản đồ của Trung Quốc và phương Tây, chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Trong quá trình tìm hiểu, sưu tập bản đồ nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam, anh Trần Thắng đã sưu tập được 150 bản đồ cổ Trung Hoa, bản đồ Hoàng Sa và 3 sách atlas Trung Hoa.
Trong 150 tấm bản đồ anh sưu tập do Trung Quốc và phương Tây vẽ Trung Quốc từ năm 1626 đến 1980 cho thấy miền Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam.
Trong số đó, bộ Atlas được các nhà nghiên cứu đánh giá cực kỳ quý giá là “Trung Hoa bưu chính dư đồ”, do Tổng cục Bưu chính (Bộ Giao thông) Trung Hoa Dân Quốc xuất bản lần đầu năm 1919 tại Nam Kinh; tái bản năm 1933. Các tập bản đồ này đều chỉ thừa nhận cương vực phía nam Trung Quốc đến đảo Hải Nam, chưa bao giờ đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
![]() |
Sách Atlas - Trung hoa Dân quốc Bưu chính dư đồ, Tổng cục Bưu chính, Bộ Giao thông, Trung hoa Dân quốc, 1919 (62cm x 38cm). Sách có 29 bản đồ, viết bằng 3 ngôn ngữ Trung hoa, Anh, Pháp, cho thấy cương vực của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. |
Về bản đồ Hoàng Sa, có một bản đồ rất quý hiếm và có giá trị pháp lý do Giáo sư, Viện trưởng Viện địa lý Hoàng gia Bỉ Phillipe Vandermaelen vẽ.
Hay bản đồ của nhà địa lý học người Bỉ Phillipe Vandermaelen gồm 6 cuốn Atlas - bản đồ thế giới năm 1827. Phần bản đồ Châu Á có hai trang nói về Việt Nam. Trong đó, có bản đồ về Hoàng Sa và giới thiệu về đất nước An Nam (tên gọi Việt Nam theo cách người phương Tây).
![]() |
Bản đồ của nhà địa lý học người Bỉ Phillipe Vandermaelen. |
Theo anh Trần Thắng, đây là một trong số rất ít bản đồ tính vào thời điểm đó vẽ một cách tuyệt đối chính xác kinh độ, vĩ độ, đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Tấm bản đồ này là một bằng chứng hùng hồn, có giá trị pháp lý quốc tế cho việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đọc nhiều

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Tri ân dịch giả Lê Đức Mẫn - Người kết nối văn hóa Việt - Nga qua âm nhạc

Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Hiệu sách Việt giữa lòng Nhật Bản

"Nhịp cầu kết nối Việt - Trung, Hải Phòng 2025”: sôi nổi, thiết thực, phong phú
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
