--> -->
Trang chủ Chuyện ngoại giao Giai thoại
08:31 | 11/04/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đứng vào hàng ngũ các quốc gia, dân tộc tiên phong trên thế giới. Độc lập, tự do và thống nhất đất nước là lẽ sống chân chính, là lý tưởng lớn của toàn dân tộc.
Đỗ Xuân Oanh và ngoại giao nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ
Nhạc sĩ Xuân Oanh và ngoại giao nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ (tiếp)
Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Cuộc đấu tranh ấy đã giành được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Phát huy sự đoàn kết, ủng hộ của hậu phương quốc tế là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của nhân dân Việt Nam.

Việt Nam được các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đồng tình, ủng hộ lập trường chính nghĩa, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của đế quốc Mỹ. Nhiều cuộc mít-tinh, biểu tình, phong trào ghi tên tình nguyện sang Việt Nam mở rộng ở nhiều nước. Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, thiếu niên tổ chức nhiều đợt hoạt động quyên tiền để ủng hộ nhân dân Việt Nam. Nhiều cơ quan, đoàn thể tổ chức lấy chữ ký và kiến nghị phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

Việt Nam nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa về vật chất, cố vấn, chuyên gia kỹ thuật. Liên Xô viện trợ những vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại như: máy bay, xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo... Trung Quốc viện trợ vũ khí bộ binh, quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, một phần nhiên liệu, phương tiện vận tải và một số xe quân sự, pháo và đạn pháo.

Tháng 4/1965, Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đầu tiên đến Việt Nam với nhiệm vụ nhanh chóng huấn luyện và đưa vào chiến đấu hai trung đoàn phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ tháng 4/1965 đến tháng 5/1966, đã có 2.266 chuyên gia phòng không Liên Xô đến Việt Nam, đào tạo tại chỗ 10 trung đoàn tên lửa phòng không, 3 trung đoàn kỹ thuật vô tuyến, 2 trung đoàn không quân tiêm kích. Lực lượng phòng không của Việt Nam được Liên Xô trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại. Từ tháng 7/1965, tổ hợp tên lửa đất đối không tầm cao SA-75 Dvina (SAM) đã có mặt ở Việt Nam.

Trung Quốc viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam những thiết bị sản xuất, sửa chữa của công binh xưởng quân khu và trạm quân giới cấp tỉnh; cho quá cảnh một khối lượng lớn hàng quân sự của Liên Xô viện trợ qua biên giới Xô-Trung và vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc vào Việt Nam.

Trung Quốc còn giúp nâng cấp sửa chữa, mở rộng thêm và bảo vệ các tuyến đường giao thông trên bộ thuộc các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, nhằm tăng khả năng vận chuyển vật chất và cơ động các lực lượng chiến đấu, phương tiện chiến tranh trong quá trình tác chiến; giúp Việt Nam xây dựng các kho chứa xăng dầu ở Đồng Đăng (Lạng Sơn), Quảng Ninh và chi viện cho Việt Nam hàng trăm ki-lô-mét thiết bị đường ống dẫn xăng dầu dã chiến, cùng một số máy móc chuyên dụng.

Từ tháng 3/1968 đến đầu năm 1975, bộ đội xăng dầu Việt Nam đã xây dựng hệ thống dẫn nhiên liệu dài gần 5.000 km từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Bù Gia Mập..., trong đó có hơn 500 km đường ống do Trung Quốc chi viện, gần 4.500 km đường ống còn lại là đường ống dã chiến của Liên Xô.

Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại miền bắc, đường sắt Hà Nội-Hữu Nghị quan là con đường huyết mạch vận chuyển hàng viện trợ quốc tế thay thế cho cảng Hải Phòng bị phong tỏa ác liệt. Hằng ngày vẫn bảo đảm có đoàn tàu quân sự chở 1.000 tấn hàng hóa từ các nước xã hội chủ nghĩa vượt biên giới Trung Quốc vào nội địa Việt Nam.

Các nước sẵn sàng gửi người tình nguyện sang giúp Việt Nam đánh Mỹ. Hungary có phong trào hiến máu cho Việt Nam, tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu, quyên góp ủng hộ Việt Nam.

Năm 1965, ở Bulgaria có 245 cuộc mít-tinh của quần chúng ủng hộ Việt Nam, có cuộc lên tới 10.000 người tham dự; tổ chức “tuần lễ ba châu ủng hộ Việt Nam” tuyên bố sẵn sàng gửi quân tình nguyện sang Việt Nam nếu Việt Nam yêu cầu.

Đầu năm 1966, Chủ tịch Cuba Fidel Castro tuyên bố: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Tháng 8/1966, Cuba cử đoàn cán bộ quân sự gồm bộ đội không quân, tên lửa, cao xạ, pháo binh, quân y sang Việt Nam... Cuba nhiệt tình giúp đỡ Việt Nam thiết bị xây dựng đường sá.

Triều Tiên cử sang Việt Nam một số phi công để giúp đỡ việc huấn luyện, trực tiếp tham gia cùng với các phi công Quân đội nhân dân Việt Nam tác chiến bảo vệ hậu phương miền bắc. Việt Nam nhận được những mặt hàng viện trợ quý báu về hậu cần, kỹ thuật của các nước: Hungary, Ba Lan, Romania, Bulgaria, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tổng khối lượng viện trợ quốc tế cho quân và dân Việt Nam ước tính khoảng 2.362.682 tấn, trị giá khoảng 7 tỷ rúp.

Cùng với Việt Nam, nhân dân hai nước láng giềng Lào, Campuchia đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ nhau chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Khi đế quốc Mỹ mở rộng đánh phá từ năm 1965, bộ đội và du kích Lào phối hợp chặt chẽ với bộ đội Việt Nam đánh trả máy bay địch, ngăn chặn các cuộc hành quân lấn chiếm, tập kích.

Nhân dân 17 huyện thuộc 7 tỉnh của Lào rời nhà, bỏ nương rẫy đi vào rừng sâu sinh sống; nhân dân đóng góp hàng triệu ngày công, cùng bộ đội và lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam làm mới, sửa chữa đường, vận chuyển lương thực, thương bệnh binh, góp phần vào hoạt động của tuyến đường Hồ Chí Minh.

Việt Nam được chính quyền của Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk giúp đỡ, cho tiếp nhận và vận chuyển hàng viện trợ, nhất là vũ khí qua cảng Sihanoukville, sau đó tập kết ở biên giới và chuyển vào Việt Nam.

Phong trào nhân dân thế giới chống cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, ngày càng tác động sâu sắc đến chính sách và thái độ hiếu chiến của nhiều chính phủ trên thế giới đối với vấn đề chiến tranh Việt Nam.

Trên thế giới, nhiều đoàn đại biểu các nước, các đảng, các tổ chức tiến bộ từ châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ trực tiếp đến Việt Nam bày tỏ tình đoàn kết, sự ủng hộ, giúp đỡ. Việt Nam được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của phong trào hòa bình, dân chủ thế giới, của các tổ chức chính trị-xã hội, của nhiều nhân sĩ, trí thức, nghị sĩ, nhà văn, nhà báo... đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa.

Hội nghị đoàn kết nhân dân Á, Phi, Mỹ Latin (1/1966) tại Cuba đánh dấu sự hình thành trên thực tế của Mặt trận nhân dân ba châu, đoàn kết nhân dân ba châu đối với nhân dân Việt Nam chống chủ nghĩa đế quốc. Ở Bắc Âu hình thành Phong trào NLF. NLF là một tổ chức quần chúng ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan đều có tổ chức NLF.

Ngày 10/8/1972, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước Không liên kết, gồm 59 nước, họp ở Georgetown (Guyana), đã công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam là thành viên chính thức, thông qua một bản nghị quyết về Đông Dương, khẳng định ủng hộ hoàn toàn cuộc đấu tranh anh dũng và chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, Campuchia, Lào vì độc lập tự do.

Phong trào nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam và phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ đã đánh mạnh vào chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Châm ngòi nổ cho cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ là phong trào đấu tranh của sinh viên Mỹ. Phong trào đấu tranh của nhân dân lan vào hàng ngũ binh lính Mỹ: phản đối sang Việt Nam, đòi giải ngũ, gửi thư về nước tố cáo tội ác mà lính Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam, hình thức đấu tranh ở mức độ cao, quyết liệt là đốt thẻ quân dịch.

Jane Fonda, nữ diễn viên điện ảnh Mỹ nổi tiếng đã đến thăm Việt Nam. Mục sư Martin Luther King và bác sĩ Benjamin Spock dẫn đầu cuộc biểu tình của mười vạn người chống chiến tranh ở New York... Những cuộc tự thiêu của người Mỹ chống chiến tranh như Norman Morrison, Roger Allen LaPorte... đã gây chấn động sâu sắc trong xã hội Mỹ, làm xúc động nhân loại tiến bộ.

Năm 1972 là năm phong trào đấu tranh lên cao mạnh mẽ, gây ra cuộc khủng hoảng ngay trong nước Mỹ. 30.000 người ở New York đã biểu tình hô lớn “Rút ra bây giờ! Khỏi Việt Nam”. Phong trào phản đối chiến tranh, phản đối chính quyền Mỹ của các tầng lớp xã hội Mỹ, kể cả nghị sĩ Quốc hội, cựu binh Mỹ dâng cao. Xã hội Mỹ chia rẽ sâu sắc: sự xung đột, bất đồng quan điểm, đánh giá, điều hành chiến tranh giữa ngành hành pháp (chính phủ) với ngành lập pháp (quốc hội); giữa tổng thống và các bộ trưởng; giữa chính quyền Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa; giữa Lầu Năm Góc và Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Trong lịch sử thế giới, chưa có cuộc đấu tranh của dân tộc nào được sự ủng hộ rộng rãi và mạnh mẽ của nhân dân chính nước đối phương như cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi “Mặt trận số 1 chống đế quốc Mỹ là Việt Nam. Mặt trận số 2 ở ngay tại nước Mỹ”. Chưa bao giờ trên thế giới có một phong trào rộng khắp năm châu, lâu dài và có hiệu quả cả về vật chất và tinh thần để ủng hộ sự nghiệp của một dân tộc nhỏ bé chống lại một siêu cường quốc như thế.

Lần đầu tiên trên thế giới có một Tòa án quốc tế xử tội một quốc gia như Tòa án quốc tế Bertrand Russel để xét xử tội ác trong chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam vì độc lập, hòa bình là hoàn toàn chính nghĩa và đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình và tiến bộ, dân chủ. Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam. Sự đoàn kết và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của dân tộc Việt Nam.

Theo PGS, TS Trịnh Thị Hồng Hạnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh/ Báo Nhân dân

https://nhandan.vn/hau-phuong-quoc-te-trong-cuoc-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-post871545.html

Chia sẻ những góc nhìn cá nhân và bài học rút ra từ chiến tranh Mỹ tại Việt Nam Chia sẻ những góc nhìn cá nhân và bài học rút ra từ chiến tranh Mỹ tại Việt Nam
“Sai lầm khủng khiếp” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam qua thừa nhận của cựu Bộ trưởng McNamara “Sai lầm khủng khiếp” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam qua thừa nhận của cựu Bộ trưởng McNamara

Theo PGS.TS Trịnh Thị Hồng Hạnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh/ Báo Nhân dân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Mỹ cho phép quân đội kiểm soát đất công dọc biên giới với Mexico

Mỹ cho phép quân đội kiểm soát đất công dọc biên giới với Mexico

Theo CNN, ngày 11/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành một bản ghi nhớ yêu cầu các cơ quan liên bang trao quyền cho quân đội sử dụng và quản lý các khu đất công dọc theo biên giới Mỹ - Mexico nhằm phục vụ mục đích quân sự.
Nhà Trắng cân nhắc trả tiền để cư dân Greenland đồng ý gia nhập Mỹ

Nhà Trắng cân nhắc trả tiền để cư dân Greenland đồng ý gia nhập Mỹ

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xây dựng chiến dịch vận động quy mô lớn nhằm thuyết phục cư dân Greenland — lãnh thổ tự trị của Đan Mạch — gia nhập Mỹ.
Tổng thống Trump khẳng định chính sách thuế quan sẽ mang lại lợi ích lâu dài

Tổng thống Trump khẳng định chính sách thuế quan sẽ mang lại lợi ích lâu dài

Tại cuộc họp nội các ngày 10/4, Tổng thống Donald Trump cho rằng chính sách thuế quan là bước đi cần thiết dù đi kèm “chi phí và vấn đề chuyển đổi”, nhằm điều chỉnh cán cân lợi ích trong quan hệ kinh tế với các đối tác nước ngoài.

Đọc nhiều

Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 15/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc”. Tổng Bí thư Tô Lâm; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự và phát biểu tại Gặp gỡ.
Bộ Chính trị quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Bộ Chính trị quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 14/4/2025, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về việc tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trong đó, tại Phụ lục 2 kèm theo chỉ thị này quy định cụ thể về độ tuổi đối với cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
[Ảnh] Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

[Ảnh] Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 15/4 tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã tổ chức các hoạt động "Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc", Lễ khởi động "Hành trình đỏ nghiên cứu, học tập của thanh niên", Lễ khởi động “Hành trình hợp tác Đường sắt Việt Nam - Trung Quốc” và Triển lãm ảnh "75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc".
Sinh viên Việt Nam lan tỏa văn hóa Việt tại Nga

Sinh viên Việt Nam lan tỏa văn hóa Việt tại Nga

Ngày 14/4 tại Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga (thủ đô Moskva) đã diễn ra chương trình nghệ thuật mang tên “Tâm hồn Việt trong trái tim Nga: Đậm nét truyền thống” do sinh viên Việt Nam và Nga phối hợp dàn dựng, biểu diễn.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4 bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, gây mưa ở nhiều khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và “xô đổ” kỷ lục đạt được trước đó không lâu.
Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới mất đi khoảng 3% khi các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Bên cạnh checklist những điểm tham quan hấp dẫn hay những món ăn “phải thử”, du khách đừng quên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho chuyến đi.
Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9/2025, dự báo trên phạm vi cả nước sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND