--> -->
Trang chủ Chuyện ngoại giao
14:24 | 16/03/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

“Sai lầm khủng khiếp” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam qua thừa nhận của cựu Bộ trưởng McNamara

Robert S. McNamara (1916-2009), người được coi là một trong những “kiến trúc sư chính” của cuộc chiến tại Việt Nam, giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ năm 1961 đến 1968 dưới thời chính quyền Tổng thống John F. Kennedy và Tổng thống Lyndon B. Johnson, với vai trò quan trọng đến nỗi cuộc chiến tại Việt Nam còn được phía Mỹ gọi là “Cuộc chiến của McNamara” (“McNamara’s War”) [1].
Đối thoại thường niên lần thứ ba về khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam
Đại sứ Hoa Kỳ tìm hiểu về di sản chiến tranh tại Việt NamLawrence S. Kaplan, Ronald D. Landa, Edward J. Drea, Thời Kỳ Lên Ngôi Của McNamara 1961-1965, Lịch Sử Văn Phòng Bộ trưởng Quốc phòng, Tập V, Phòng Lịch Sử Văn Phòng Bộ Trưởng Quốc Phòng, Washington, D.C., 2006, tr. 531.
“Sai lầm khủng khiếp” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam  qua thừa nhận của cựu Bộ trưởng McNamara

Những người dưới thời Kennedy và Johnson, bao gồm cả McNamara, đã tham gia vào các quyết định về chiến tranh Việt Nam theo những nguyên tắc, giá trị và truyền thống của nước Mỹ mà họ cho là đúng đắn, tốt đẹp. Trong chuyến thăm Sài Gòn đầu tiên vào năm 1962, McNamara đã rất tự tin tuyên bố: “Mỗi một phép đo mang tính định lượng đều cho thấy chúng ta sẽ thắng cuộc chiến này!” (“Every quantitative measurement we have shows we're winning this war”).[2] Tuy nhiên, không lâu sau đó, McNamara đã từng bước nhận ra những bất ổn cả trên chiến trường nam Việt Nam và trong nội bộ nước Mỹ.

Là Bộ trưởng Quốc phòng mà ngay từ cuối năm 1963, ông đã không còn niềm tin thực sự vào cuộc chiến ở Việt Nam. Mặc dù vậy, ít ai ngờ rằng, trong cuốn Hồi ký “In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam”, NXB Random House, 1995 (bản dịch của Hồ Chính Hạnh, Huy Bình, Thu Thủy, Minh Nga: “Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”), McNamara đã thẳng thắn thừa nhận “Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp” (“We were wrong, terribly wrong”) ngay trong phần mở đầu cuốn sách.

“Sai lầm khủng khiếp” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam  qua thừa nhận của cựu Bộ trưởng McNamara
Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara, những người từng chỉ huy hai bên chiến tuyến, gặp mặt trực tiếp lần đầu tiên tại Hà Nội, ngày 9/11/1995 sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)

Sau gần 30 năm rời ghế Bộ trưởng Quốc phòng, McNamara chính thức công bố cuốn sách đề cập tới những sai lầm của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, những điều mà ông ta “định không bao giờ nói ra”. McNamara không chỉ dựa vào trí nhớ mà còn tham khảo, xem xét số lượng lớn các tài liệu, đồng thời hợp tác với nhà sử học Brian VanDeMark để giúp thu thập và phân tích những tài liệu liên quan nhằm bảo đảm cuốn Hồi ký mô tả chính xác các sự kiện, tái hiện quãng thời gian 7 năm đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Quốc phòng và những nhận định về toàn bộ cuộc chiến dưới góc nhìn của ông.

Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà McNamara đề cập là Mỹ đã đánh giá sai bản chất của cuộc chiến. Mỹ coi chiến tranh Việt Nam như một phần trong cuộc chiến toàn cầu chống lại chủ nghĩa cộng sản, trong khi thực tế đó là cuộc chiến giành độc lập và thống nhất đất nước của người Việt Nam. Chính quyền Mỹ đã nhìn nhận bắc Việt Nam chỉ là công cụ của Liên Xô và Trung Quốc, bỏ qua yếu tố dân tộc và nguyện vọng độc lập của người Việt Nam, dẫn đến việc đánh giá sai về động cơ và khả năng chịu đựng, ý chí chiến đấu kiên cường của người dân Việt Nam.

Một sự thật đã ám ảnh McNamara cho đến tận cuối đời, đó là chính quyền Mỹ, trong đó bao gồm cả McNamara, các đời Tổng thống và nhiều quan chức cấp cao khác, đã không hiểu đúng và đủ về Việt Nam. Ở mức độ khác nhau, họ hầu như không có hiểu biết sâu sắc hay sự trân trọng đối với văn hóa, lịch sử, các giá trị của khu vực này. Sự thiếu hiểu biết này dẫn đến những chính sách sai lầm, xa hơn nữa là tình trạng sa lầy và bế tắc của Mỹ trong cuộc chiến. “Giá mà chúng ta biết” (“If only we had known”) trở thành câu nói quen thuộc sau này của McNamara - về quyết tâm của đối phương, về những vấn đề chính trị mang tính hệ thống ở miền nam Việt Nam, về truyền thống của Việt Nam chống lại các thế lực ngoại bang. [3]

“Sai lầm khủng khiếp” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam  qua thừa nhận của cựu Bộ trưởng McNamara

Trong giai đoạn chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, miền Bắc có nhiệm vụ vừa chiến đấu, vừa sản xuất; vừa giữ vững sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa làm tròn vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Trong ảnh: Thanh niên Hà Nội hăng hái lên đường chi viện cho miền Nam trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

“Sai lầm khủng khiếp” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam  qua thừa nhận của cựu Bộ trưởng McNamara
Trong 4 năm chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền bắc lần thứ nhất (1965-1968), thông qua 2 tuyến đường vận tải chiến lược: đường Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh trên biển, miền bắc đã đưa vào các chiến trường và vùng giải phóng miền nam một khối lượng về sức người, sức của nhiều gấp 10 lần so với thời kỳ trước. Trong ảnh: Lực lượng thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến bảo đảm giao thông trên đường Trường Sơn. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Càng lún sâu vào cuộc chiến, nỗi sợ hãi về việc thất bại ở Việt Nam càng lớn, đã khiến Tổng thống Johnson chấp nhận giải pháp ném bom, mặc cho những lo ngại về tình hình bất ổn ở nam Việt Nam. Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder) nhằm vào bắc Việt Nam ban đầu được tiến hành giấu kín dư luận Mỹ, bắt đầu vào ngày 2/3/1965, kéo dài suốt ba năm, với lượng bom thả xuống Việt Nam còn nhiều hơn cả toàn bộ khối lượng bom thả ở châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[4]

Cái giá phải trả cho chiến dịch ném bom ở Việt Nam thực sự nặng nề: nhiều phi công Mỹ đã mất tích, số lượng dân thường thương vong gia tăng chóng mặt, khiến tình hình càng thêm căng thẳng. Không chỉ vậy, việc một siêu cường như Mỹ liên tục đánh phá một quốc gia nhỏ bé đã khiến cho cộng đồng quốc tế càng thêm ủng hộ bắc Việt Nam. Chiến dịch ném bom cuối cùng không đạt được những mục tiêu chiến lược ban đầu mà Mỹ kỳ vọng, cũng như không bẻ gãy được tinh thần của Hà Nội, ngược lại còn làm ý chí của Hà Nội tăng thêm. Mỹ đã không nhận ra giới hạn của vũ khí hiện đại khi đối đầu với một đất nước tuy nhỏ bé nhưng kiên cường và khao khát giành độc lập, thống nhất.

Sự thừa nhận của McNamara không chỉ phản ánh những “sai lầm khủng khiếp” trong chiến lược quân sự, mà còn cho thấy những hạn chế trong cách tiếp cận chính trị của Mỹ tại Nam Việt Nam. Mỹ đã nhìn nhận, đánh giá sai và quá kỳ vọng về nam Việt Nam. McNamara tỏ ra thất vọng sâu sắc trước năng lực lãnh đạo, điều hành yếu kém, sự mâu thuẫn, tranh giành quyền lực lẫn nhau của các quan chức, tướng lĩnh nam Việt Nam thời bấy giờ.

Về phần ở trong nước, McNamara thẳng thắn thừa nhận chính quyền Mỹ đã không tổ chức được bộ máy lãnh đạo hiệu quả để xử lý những vấn đề phức tạp trong cuộc chiến. Trước một chính phủ Mỹ đang chia rẽ sâu sắc về vấn đề Việt Nam, Kennedy đã không thể tạo ra sự đồng thuận cần thiết giữa các cố vấn và quan chức cấp cao: “Đứng trước sự lựa chọn giữa những cái tồi tệ, ông ta đã thiếu kiên quyết trong một thời gian dài”.[5] Nội bộ chính quyền Mỹ mâu thuẫn sâu sắc về đường lối và phương pháp tiến hành chiến tranh. Khi chứng kiến Ngoại trưởng Rusk và McNamara vật lộn với cuộc chiến tranh Việt Nam, Cố vấn an ninh quốc gia Mac Bundy đã đưa ra một nhận xét sâu cay: Ngoại trưởng thì cố gắng tìm kiếm giải pháp quân sự, trong khi Bộ trưởng quốc phòng lại nghiêng về hướng đàm phán hòa bình.[6]

“Sai lầm khủng khiếp” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam  qua thừa nhận của cựu Bộ trưởng McNamara
Trong ảnh: Xe tăng Mỹ bị quân Giải phóng đánh chiếm. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

McNamara cũng không ngần ngại chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng trong cách chính quyền Mỹ xử lý thông tin đối với công chúng trong nước, cụ thể là sự thiếu minh bạch, thao túng thông tin. Về sự kiện vịnh Bắc Bộ tháng 8/1964, mặc dù McNamara không cụ thể thừa nhận Mỹ dựng nên để tạo cớ cho việc mở rộng chiến tranh, nhưng Hồi ký có đề cập đến khả năng sự việc đã được thổi phồng và thông tin không được cung cấp đầy đủ, có phần bị che giấu. Sự lừa dối này làm suy giảm lòng tin của người dân, góp phần tạo ra phong trào phản chiến kéo dài và chia rẽ xã hội mạnh mẽ trên khắp nước Mỹ. Các cuộc biểu tình chống chiến tranh liên tiếp nổ ra đòi đóng cửa Lầu Năm Góc.

Trước khi bắt đầu tham gia sâu vào chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã không tổ chức các cuộc thảo luận cởi mở và trung thực với Quốc hội và người dân Mỹ về những lợi ích và rủi ro của cuộc chiến. Khi chiến tranh kéo dài và diễn biến ngoài dự tính, chính phủ Mỹ không duy trì được sự ủng hộ của người dân vì không giải thích rõ ràng về tình hình thực tế. McNamara tin rằng, nếu quyết định rút quân khỏi nam Việt Nam được thực hiện sớm hơn, có lẽ an ninh của Mỹ cũng giảm phần tổn hại và cái giá phải trả về sinh mạng, chính trị và xã hội cho cả nước Mỹ và Việt Nam sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Sai lầm của Mỹ tại Việt Nam còn là việc thiếu dũng cảm để thừa nhận sai lầm sớm hơn. Những sai lầm tạo thành một vòng xoáy sai lầm nối tiếp sai lầm, dẫn đến thất bại toàn diện của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam: “Chúng tôi trượt xuống một cái dốc trơn và đầy bi thảm”.[7]

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những bài học lịch sử vẫn còn đó. Sự thừa nhận của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là minh chứng cho thấy sự cần thiết của việc học hỏi từ quá khứ để tránh lặp lại những sai lầm trong tương lai. Trong chuyến sang lại Việt Nam năm 1995, McNamara trả lời phỏng vấn của các nhà báo ngày 10/11: “Thời gian quả là dài nhưng giúp con người ta nguôi đi những dằn vặt về những việc đã làm. Điều làm tôi thực sự cảm động là tôi không hề thấy sự thù hận nào trong ánh mắt của người Việt Nam đối với tôi. Một Việt Nam thanh bình, dẫu chưa phồn vinh nhưng quả là đẹp. Một đất nước như thế, một dân tộc như thế thì họ từng đứng vững trong quá khứ và sẽ tiến lên trong tương lai là điều không phải tranh cãi”.[8]

Lời chia sẻ ấy không chỉ thể hiện sự ngạc nhiên và xúc động của McNamara trước tấm lòng bao dung, nhân hậu của người Việt Nam, mà còn hàm chứa một thực tế rằng thời gian và hòa bình chính là liều thuốc hàn gắn cho những tổn thương của quá khứ.

Tài liệu tham khảo:

[1]: Lawrence S. Kaplan, Ronald D. Landa, Edward J. Drea, Thời Kỳ Lên Ngôi Của McNamara 1961-1965, Lịch Sử Văn Phòng Bộ trưởng Quốc phòng, Tập V, Phòng Lịch Sử Văn Phòng Bộ Trưởng Quốc Phòng, Washington, D.C., 2006, tr. 531.

[2]: Fredrik Logevall, Rethinking ‘McNamara’s War’, The New York Times, 28/11/2017,

[3]: Fredrik Logevall, Rethinking ‘McNamara’s War’, The New York Times, 28/11/2017,

[4]: Robert S. McNamara, Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 177, 178.

[5]: Robert S. McNamara, Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Sđd, tr. 82.

[6]: Robert S. McNamara, Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Sđd, tr. 164.

[7]: Robert S. McNamara, Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Sđd, tr. 118, 135.

[8]: Thái An, Tài liệu Mỹ phơi bày bí mật và dối trá về Chiến tranh Việt Nam, 30/04/2022 | 06:48, https://tienphong.vn/tai-lieu-my-phoi-bay-bi-mat-va-doi-tra-ve-chien-tranh-viet-nam-post1433650.tpo

Vẻ đẹp thu hút của siêu mẫu người Úc gốc Việt Alison Mcnamara Vẻ đẹp thu hút của siêu mẫu người Úc gốc Việt Alison Mcnamara
Con trai ông McNamara bật khóc ở Hà Nội: Ngày người lính Việt Nam ấy hy sinh là ngày tôi chào đời Con trai ông McNamara bật khóc ở Hà Nội: Ngày người lính Việt Nam ấy hy sinh là ngày tôi chào đời
Theo Báo Nhân dân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đứng vào hàng ngũ các quốc gia, dân tộc tiên phong trên thế giới. Độc lập, tự do và thống nhất đất nước là lẽ sống chân chính, là lý tưởng lớn của toàn dân tộc.
Chia sẻ những góc nhìn cá nhân và bài học rút ra từ chiến tranh Mỹ tại Việt Nam

Chia sẻ những góc nhìn cá nhân và bài học rút ra từ chiến tranh Mỹ tại Việt Nam

Thượng nghị sỹ Mỹ Leahy nhấn mạnh tuy cuộc chiến đã kết thúc, nhưng những ký ức đau thương, mất mát vẫn còn hiện hữu; bài học về Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị.
Phần lớn chính giới Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt Nam là sai lầm

Phần lớn chính giới Mỹ thừa nhận chiến tranh Việt Nam là sai lầm

Theo Tiến sỹ Andrew Well-Đặng, chuyên gia cao cấp về Việt Nam tại Trung tâm châu Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ, giờ đây, phần lớn chính giới Mỹ đều đồng ý rằng chiến tranh Việt Nam là một sai lầm.

Đọc nhiều

Bộ Chính trị quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Bộ Chính trị quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 14/4/2025, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về việc tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trong đó, tại Phụ lục 2 kèm theo chỉ thị này quy định cụ thể về độ tuổi đối với cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 15/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc”. Tổng Bí thư Tô Lâm; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự và phát biểu tại Gặp gỡ.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
[Ảnh] Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

[Ảnh] Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 15/4 tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã tổ chức các hoạt động "Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc", Lễ khởi động "Hành trình đỏ nghiên cứu, học tập của thanh niên", Lễ khởi động “Hành trình hợp tác Đường sắt Việt Nam - Trung Quốc” và Triển lãm ảnh "75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc".
Sinh viên Việt Nam lan tỏa văn hóa Việt tại Nga

Sinh viên Việt Nam lan tỏa văn hóa Việt tại Nga

Ngày 14/4 tại Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga (thủ đô Moskva) đã diễn ra chương trình nghệ thuật mang tên “Tâm hồn Việt trong trái tim Nga: Đậm nét truyền thống” do sinh viên Việt Nam và Nga phối hợp dàn dựng, biểu diễn.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4 bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, gây mưa ở nhiều khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Lần đầu tiên trong lịch sử giá vàng thế giới vượt 3.200 USD

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và “xô đổ” kỷ lục đạt được trước đó không lâu.
Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới mất đi khoảng 3% khi các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Bên cạnh checklist những điểm tham quan hấp dẫn hay những món ăn “phải thử”, du khách đừng quên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho chuyến đi.
Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9/2025, dự báo trên phạm vi cả nước sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND