12:30 | 08/05/2015 GMT+7
Học sinh lớp 6 đã lấy vợ, lấy chồng
Từ cuối năm học lớp 5, San đã bị bố mẹ cưới vợ cho. Vợ của San vừa sinh con được 6 tháng nên mọi công việc gia đình San phải tất bật lo toan...
Lâu nay, hiện tượng học sinh THCS, THPT trên địa bàn huyện Sa Pa (Lào Cai) bỏ học và không đi học chuyên cần khiến nhiều nhà trường “đau đầu” tìm nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ.
Một trong những nguyên nhân chính là các em phải lấy vợ, lấy chồng khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Lớp 5 cưới vợ, lớp 6 có con
Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Suối Thầu (Sa Pa) hiện đang gặp nhiều khó khăn vì suốt những năm qua phải học nhờ tại điểm trường chính của trường Tiểu học Suối Thầu.
Tuy nhiên, những thiếu thốn về cơ sở vật chất thì thầy và trò nhà trường có thể dần khắc phục được, còn một vấn đề nan giải khác khiến nhà trường phải “đau đầu” tìm giải pháp là hiện tượng học sinh bỏ học và đi học không đều.
Ở lớp 6, đã khoảng một tháng nay, chỗ ngồi của em Tẩn Tả Mẩy (sinh năm 2003, dân tộc Dao đỏ) luôn trống, làm cho không khí lớp học trầm lắng hẳn. Hỏi các em học sinh trong lớp thì mới biết em Mẩy đang nghỉ học ở nhà để thêu váy áo chuẩn bị… lấy chồng.
Điều khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ, chồng của Mẩy lại là một học sinh cùng lớp tên là Chảo Dùn Vạn, đến Tết Nguyên đán vừa qua cũng mới chỉ... 12 tuổi. Hiện nay, Vạn vẫn đang đi học và ở bán trú cùng các học sinh khác vì nhà cách xa trường.
Ngồi trò chuyện với chúng tôi, Vạn nói rằng cách đây hai tháng, bố mẹ bảo đã đi hỏi thầy cúng, thầy bảo hai em hợp tuổi nên phải lấy nhau… Khi được hỏi có yêu Mẩy không? Có muốn lấy Mẩy về làm vợ không? cậu học trò gương mặt non nớt chỉ đỏ mặt, ngại ngùng không dám nói gì…
Nhiều học sinh nữ lo sợ bố mẹ bắt lấy chồng sớm khi còn đang ngồi trên ghế nhà trưởng. (Ảnh mang tính minh họa).
Theo lời giới thiệu của các bạn trong lớp, chúng tôi tìm gặp em Chảo Láo San, lớp 6, Trường PTDTBT THCS Suối Thầu, nhà ở thôn Nậm Lang A. Đã hai tuần nay, San không đi học vì bận ở nhà làm nương và giúp vợ… trông con.
Thì ra, từ cuối năm học lớp 5, San đã bị bố mẹ cưới vợ cho. Vợ của San vừa sinh con được 6 tháng nên mọi công việc gia đình San phải tất bật lo toan.
Chảo Láo San chia sẻ: Con em còn nhỏ, lại hay ốm, đêm nào cũng khóc nên hai vợ chồng rất vất vả. Em phải nghỉ học để giúp vợ làm nương, đi làm thuê kiếm tiền nuôi vợ con…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tượng học sinh tảo hôn dẫn đến bỏ học không chỉ xảy ra đối với học sinh dân tộc Dao đỏ ở xã Suối Thầu, mà còn có ở các dân tộc khác, điển hình là dân tộc Mông ở xã Tả Giàng Phìn.
Ở Trường PTDTBT THCS Tả Giàng Phìn, thầy Phạm Văn Thọ, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Tả Giàng Phìn được coi là một trong những xã yếu về tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần của huyện Sa Pa. Thời gian qua, nhờ nỗ lực của các thầy cô giáo, tỷ lệ chuyên cần đã có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là một số học sinh dân tộc Mông có tư tưởng bỏ học hoặc thường xuyên nghỉ học do tảo hôn. Sau Tết Nguyên đán Ất Mùi vừa qua, hai em là Thào Thị Dủa (lớp 7A) và Cứ Thị Sủ (lớp 8A) vẫn chưa đi học trở lại. Nhà trường tìm hiểu thì được biết các em đã bị thanh niên bản “kéo” về làm vợ nên phải bỏ học.
Ngoài ra, hiện nay, trường có 3 nữ học sinh lớp 9 đã lấy chồng (tảo hôn) và về ở nhà chồng, được thầy cô giáo vận động, các em vẫn đi học nhưng hay nghỉ học ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyên cần của lớp.
Cùng với tảo hôn, một số nữ học sinh dân tộc Mông khác theo gia đình sang Trung Quốc làm thuê, bây giờ vẫn chưa trở lại trường…
Chia sẻ với chúng tôi những thông tin về tỷ lệ học sinh bỏ học do tảo hôn, thầy Phạm Ngọc Quý, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Suối Thầu nét mặt đăm chiêu, hằn lên những nỗi lo: “Năm học trước, toàn trường có 8 em bỏ học vì lấy vợ, lấy chồng sớm.
Từ đầu năm học 2014 - 2015 đến nay, có thêm 13 học sinh tảo hôn, đều là người dân tộc Dao đỏ. Trong đó, có 9 học sinh đã bỏ học, còn lại 4 em vẫn đang đi học, nhưng thường xuyên nghỉ học, ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ chuyên cần.
Ngoài ra, hiện nay còn một số học sinh khác cũng đang nghỉ học chuẩn bị cưới vợ, cưới chồng, nhà trường vẫn chưa cắt sĩ số, mà tích cực đến nhà vận động để các em đi học tiếp.
Tuy nhiên, hy vọng rất mong manh. Vì từ trước đến nay, đa số học sinh đã lấy vợ, lấy chồng thì đều bỏ học. Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần của nhà trường thường chưa đạt 90%, đặc biệt, sau Tết Nguyên đán có thời điểm chỉ đạt 70 - 80%, khiến các thầy, cô giáo rất lo lắng…”.
Nỗi lo của thầy Quý cũng là nỗi lo của Ban Giám hiệu và các giáo viên Trường PTDTBT THCS Bản Phùng.
Thầy giáo Nguyễn Xuân Trường, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Năm học 2012 - 2013, trường có 6 học sinh tảo hôn, năm học 2013 - 2014 có 2 em tảo hôn. Sang năm học 2014 - 2015 chưa có trường hợp nào, nhưng theo thông tin nắm bắt được, thì hiện nay, có 2 học sinh lớp 7 đang có ý định lấy vợ, lấy chồng.
Học sinh tảo hôn làm ảnh hưởng đến tâm lý các học sinh khác và khiến tỷ lệ chuyên cần của nhà trường không ổn định”.
Trường PTDTBT THCS Suối Thầu, Tả Giàng Phìn, Bản Phùng chỉ là ba ví dụ trong nhiều trường học khác trên địa bàn huyện Sa Pa đang phải đối mặt với “vấn nạn” học sinh bỏ học do tảo hôn. Tình trạng tảo hôn ở một số xã vùng cao Sa Pa hiện nay đang là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ chuyên cần của các trường THCS, THPT suy giảm.
Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa, trong học kỳ I năm học 2014 - 2015, toàn huyện có 48 học sinh tảo hôn và đi khỏi địa bàn. Trong đó có 21 học sinh tảo hôn; 10 học sinh theo gia đình đi làm thuê ở Trung Quốc; 17 học sinh bỏ học vì lý do khác.
Ông Nguyễn Hữu Đức, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa cho biết: Tuy chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng hiện tượng tảo hôn dẫn tới học sinh bỏ học, nghỉ học trong mấy năm qua không có chiều hướng giảm, khiến ngành giáo dục huyện nói chung và giáo viên các trường học vùng cao, nhất là trường THCS và THPT ở Sa Pa phải “đau đầu” mà chưa tìm ra được giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ khó khăn.
Theo Tuấn Ngọc-Tô Dung (LCĐT)
Một trong những nguyên nhân chính là các em phải lấy vợ, lấy chồng khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Lớp 5 cưới vợ, lớp 6 có con
Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Suối Thầu (Sa Pa) hiện đang gặp nhiều khó khăn vì suốt những năm qua phải học nhờ tại điểm trường chính của trường Tiểu học Suối Thầu.
Tuy nhiên, những thiếu thốn về cơ sở vật chất thì thầy và trò nhà trường có thể dần khắc phục được, còn một vấn đề nan giải khác khiến nhà trường phải “đau đầu” tìm giải pháp là hiện tượng học sinh bỏ học và đi học không đều.
Ở lớp 6, đã khoảng một tháng nay, chỗ ngồi của em Tẩn Tả Mẩy (sinh năm 2003, dân tộc Dao đỏ) luôn trống, làm cho không khí lớp học trầm lắng hẳn. Hỏi các em học sinh trong lớp thì mới biết em Mẩy đang nghỉ học ở nhà để thêu váy áo chuẩn bị… lấy chồng.
Điều khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ, chồng của Mẩy lại là một học sinh cùng lớp tên là Chảo Dùn Vạn, đến Tết Nguyên đán vừa qua cũng mới chỉ... 12 tuổi. Hiện nay, Vạn vẫn đang đi học và ở bán trú cùng các học sinh khác vì nhà cách xa trường.
Ngồi trò chuyện với chúng tôi, Vạn nói rằng cách đây hai tháng, bố mẹ bảo đã đi hỏi thầy cúng, thầy bảo hai em hợp tuổi nên phải lấy nhau… Khi được hỏi có yêu Mẩy không? Có muốn lấy Mẩy về làm vợ không? cậu học trò gương mặt non nớt chỉ đỏ mặt, ngại ngùng không dám nói gì…
Nhiều học sinh nữ lo sợ bố mẹ bắt lấy chồng sớm khi còn đang ngồi trên ghế nhà trưởng. (Ảnh mang tính minh họa).
Theo lời giới thiệu của các bạn trong lớp, chúng tôi tìm gặp em Chảo Láo San, lớp 6, Trường PTDTBT THCS Suối Thầu, nhà ở thôn Nậm Lang A. Đã hai tuần nay, San không đi học vì bận ở nhà làm nương và giúp vợ… trông con.
Thì ra, từ cuối năm học lớp 5, San đã bị bố mẹ cưới vợ cho. Vợ của San vừa sinh con được 6 tháng nên mọi công việc gia đình San phải tất bật lo toan.
Chảo Láo San chia sẻ: Con em còn nhỏ, lại hay ốm, đêm nào cũng khóc nên hai vợ chồng rất vất vả. Em phải nghỉ học để giúp vợ làm nương, đi làm thuê kiếm tiền nuôi vợ con…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tượng học sinh tảo hôn dẫn đến bỏ học không chỉ xảy ra đối với học sinh dân tộc Dao đỏ ở xã Suối Thầu, mà còn có ở các dân tộc khác, điển hình là dân tộc Mông ở xã Tả Giàng Phìn.
Ở Trường PTDTBT THCS Tả Giàng Phìn, thầy Phạm Văn Thọ, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Tả Giàng Phìn được coi là một trong những xã yếu về tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần của huyện Sa Pa. Thời gian qua, nhờ nỗ lực của các thầy cô giáo, tỷ lệ chuyên cần đã có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là một số học sinh dân tộc Mông có tư tưởng bỏ học hoặc thường xuyên nghỉ học do tảo hôn. Sau Tết Nguyên đán Ất Mùi vừa qua, hai em là Thào Thị Dủa (lớp 7A) và Cứ Thị Sủ (lớp 8A) vẫn chưa đi học trở lại. Nhà trường tìm hiểu thì được biết các em đã bị thanh niên bản “kéo” về làm vợ nên phải bỏ học.
Ngoài ra, hiện nay, trường có 3 nữ học sinh lớp 9 đã lấy chồng (tảo hôn) và về ở nhà chồng, được thầy cô giáo vận động, các em vẫn đi học nhưng hay nghỉ học ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyên cần của lớp.
Cùng với tảo hôn, một số nữ học sinh dân tộc Mông khác theo gia đình sang Trung Quốc làm thuê, bây giờ vẫn chưa trở lại trường…
![]() |
Nhiều học sinh nữ lo sợ bố mẹ bắt lấy chồng sớm khi còn đang ngồi trên ghế nhà trưởng. (Ảnh mang tính minh họa).
Nhà trường “đau đầu”Chia sẻ với chúng tôi những thông tin về tỷ lệ học sinh bỏ học do tảo hôn, thầy Phạm Ngọc Quý, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Suối Thầu nét mặt đăm chiêu, hằn lên những nỗi lo: “Năm học trước, toàn trường có 8 em bỏ học vì lấy vợ, lấy chồng sớm.
Từ đầu năm học 2014 - 2015 đến nay, có thêm 13 học sinh tảo hôn, đều là người dân tộc Dao đỏ. Trong đó, có 9 học sinh đã bỏ học, còn lại 4 em vẫn đang đi học, nhưng thường xuyên nghỉ học, ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ chuyên cần.
Ngoài ra, hiện nay còn một số học sinh khác cũng đang nghỉ học chuẩn bị cưới vợ, cưới chồng, nhà trường vẫn chưa cắt sĩ số, mà tích cực đến nhà vận động để các em đi học tiếp.
Tuy nhiên, hy vọng rất mong manh. Vì từ trước đến nay, đa số học sinh đã lấy vợ, lấy chồng thì đều bỏ học. Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần của nhà trường thường chưa đạt 90%, đặc biệt, sau Tết Nguyên đán có thời điểm chỉ đạt 70 - 80%, khiến các thầy, cô giáo rất lo lắng…”.
Nỗi lo của thầy Quý cũng là nỗi lo của Ban Giám hiệu và các giáo viên Trường PTDTBT THCS Bản Phùng.
Thầy giáo Nguyễn Xuân Trường, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Năm học 2012 - 2013, trường có 6 học sinh tảo hôn, năm học 2013 - 2014 có 2 em tảo hôn. Sang năm học 2014 - 2015 chưa có trường hợp nào, nhưng theo thông tin nắm bắt được, thì hiện nay, có 2 học sinh lớp 7 đang có ý định lấy vợ, lấy chồng.
Học sinh tảo hôn làm ảnh hưởng đến tâm lý các học sinh khác và khiến tỷ lệ chuyên cần của nhà trường không ổn định”.
Trường PTDTBT THCS Suối Thầu, Tả Giàng Phìn, Bản Phùng chỉ là ba ví dụ trong nhiều trường học khác trên địa bàn huyện Sa Pa đang phải đối mặt với “vấn nạn” học sinh bỏ học do tảo hôn. Tình trạng tảo hôn ở một số xã vùng cao Sa Pa hiện nay đang là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ chuyên cần của các trường THCS, THPT suy giảm.
Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa, trong học kỳ I năm học 2014 - 2015, toàn huyện có 48 học sinh tảo hôn và đi khỏi địa bàn. Trong đó có 21 học sinh tảo hôn; 10 học sinh theo gia đình đi làm thuê ở Trung Quốc; 17 học sinh bỏ học vì lý do khác.
Ông Nguyễn Hữu Đức, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa cho biết: Tuy chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng hiện tượng tảo hôn dẫn tới học sinh bỏ học, nghỉ học trong mấy năm qua không có chiều hướng giảm, khiến ngành giáo dục huyện nói chung và giáo viên các trường học vùng cao, nhất là trường THCS và THPT ở Sa Pa phải “đau đầu” mà chưa tìm ra được giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ khó khăn.
Theo Tuấn Ngọc-Tô Dung (LCĐT)
Nguồn:
Tin bài liên quan
Đọc nhiều

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, đồng thời mời 5 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm.

Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0
Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 cùng thời tiết thuận lợi, vụ vải năm 2025 tại Trung Quốc đã đạt sản lượng kỷ lục. Các vùng trồng vải trọng điểm như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây đều ghi nhận sản lượng tăng mạnh. Nhờ được mùa và hệ thống logistics phát triển, giá vải giảm sâu, giúp người tiêu dùng Trung Quốc có thể dễ dàng thưởng thức loại trái cây yêu thích này với mức giá phải chăng.

Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản
Ngày 10/7, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm “Định vị Việt Nam - Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Sự kiện đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng một chiến lược bài bản nhằm nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan báo chí, tổ chức quốc tế, chuyên gia truyền thông và doanh nghiệp.

GNI: Cải thiện vệ sinh học đường và nâng cao năng lực hợp tác xã tại Việt Nam
Nhằm cải thiện điều kiện học tập và nâng cao sinh kế cho cộng đồng, tổ chức GNI đã tài trợ xây dựng công trình vệ sinh khang trang tại Trường THCS Nguyễn Đan Quế (xã Biện Thượng, Thanh Hóa) và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho các hợp tác xã (HTX) tại xã Toàn Thắng (Phú Thọ).

Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil: Dấu ấn sáng tạo trong giai đoạn 2016-2025
Trong giai đoạn 2016-2025, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil (Hội) đã phát huy vai trò cầu nối nhân dân bằng nhiều sáng kiến thiết thực, từ hoàn thành Từ điển chủ đề Bồ - Việt đến thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp, quảng bá văn hóa và hỗ trợ ngoại giao Nhà nước. Những nỗ lực đó góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Brazil trên nhiều phương diện.
Multimedia
Xem trên
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5%
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động lên hơn 152,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2024.

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm
Du lịch là dịp để thư giãn, khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ, mỗi người tiêu dùng cần chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng để trở thành du khách “thông thái”.

[Infographics] Cảnh báo giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộ
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát đi thông tin cảnh báo về việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để huy động sự ủng hộ từ các cơ quan, doanh nghiệp.
Truyền hình
[Video] Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025
Nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak 2025 được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã gửi lời chúc mừng tới cộng đồng Phật tử toàn cầu.
![[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/29/09/nguoi-truyen-cam-hung-ve-tinh-yeu-nuoc-20250429094951.jpg?rt=20250429094956?250429105554)
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Câu chuyện người cựu chiến binh 76 tuổi Trần Văn Thanh ở thành phố Vinh, Nghệ An chạy xe máy vượt hơn 1.300km vào thành phố Hồ Chí Minh xem lễ diễu binh, diễu hành đã trở thành hiện tượng truyền cảm hứng về tình yêu nước.

Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
Mới đây, nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay diễn ra từ ngày 14-16/4, Nhiều sinh viên Lào đã đến chùa Tam Bảo (TP.Đà Nẵng) lễ Phật, cầu nguyện, nghe pháp, thực hiện nghi thức Tắm Phật, té nước, buộc chỉ cổ tay để chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
Mỗi ngày, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách. Với nhiều em, 60 phút trong ngày có thể là thời gian để học bài, đọc sách, thư giãn, chuyện trò với bạn bè hay đơn giản là thả mình vào giấc ngủ trưa. Nhưng cũng có nhiều em, 60 phút là thời gian để đi đến trường, là thời gian phân vân giữa việc tiếp tục học hay nghỉ để phụ giúp gia đình. 60 phút cũng có thể là bước ngoặt, nơi ước mơ được chắp cánh khi có sự đồng hành của những người luôn sẵn sàng giúp đỡ. Với sứ mệnh mang đến một tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em, GNI đã và đang hỗ trợ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, không chỉ bằng việc cải thiện điều kiện sống mà còn trao cơ hội để các em theo đuổi ước mơ. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của các em!

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
Chỉ sau hơn 10 ngày ra mắt, MV Bắc Bling của Hòa Minzy đã trở thành hiện tượng âm nhạc tạo tiếng vang trên trường quốc tế bởi sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc hiện đại và văn hóa truyền thống.
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
Dự án Children Act for the Future (CAF) do tổ chức GNI triển khai không chỉ giúp học sinh tiếp cận kiến thức về công dân toàn cầu mà còn tạo điều kiện để các em hành động vì môi trường, cộng đồng và thế giới. Với phương pháp học tập kết hợp giữa lý thuyết, thảo luận và thực tiễn, CAF mở ra cánh cửa để thế hệ trẻ chủ động thay đổi tương lai.
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Ngày 6/2 (tức ngày mùng 9 Tết âm lịch), chùa Tam Bảo Theravāda (thành phố Đà Nẵng) đón nhiều du khách quốc tế đến lễ Phật, cầu bình an.

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Dịp Tết Nguyên Đán thường là những ngày vất vả nhất trong năm đối với các y bác sĩ, đặc biệt ở chuyên ngành cấp cứu - hồi sức tích cực. Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không chỉ cao hơn so với ngày thường mà mặt bệnh cũng đa dạng, phức tạp hơn. Lựa chọn gắn bó với nghề y, các bác sĩ không thể đón Tết trọn vẹn với gia đình. Nhưng gạt mọi nỗi niềm riêng, với họ, trực Tết vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ, cũng là niềm tự hào của mỗi nhân viên y tế ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
Đại sứ nhóm G4 tại Việt Nam (gồm Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sỹ) hát bằng tiếng Việt ca khúc "Năm qua đã làm gì" cùng dàn hợp xướng Gió Xanh trong MV ghi hình tại Hoàng thành Thăng Long để truyền tải thông điệp chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025.
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
Ngày 16/1, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội (HAUFO) đã tổ chức chương trình Giao lưu nghệ thuật quốc tế “Chào năm mới 2025”. Chương trình nhằm tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
Ngày 15/1, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã giới thiệu một video clip, trong đó Đại sứ Marc Knapper và Tổng lãnh sự Suddan Burns nhấn mạnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
Ngày 16/12, tổ chức Samaritan’s Purse, Văn phòng đại diện tại Việt Nam tiến hành trao tặng 250 thùng hàng gia đình cho các hộ bị ảnh hưởng do bão số 6 năm 2024 gây ra tại xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trong đó bao gồm các mặt hàng như: nồi, chảo, màn, chăn, thùng chứa nước... với tổng trị giá hơn 609 triệu đồng.
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Ngày 15/12, đoàn công tác Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến động viên, bàn giao các công trình thuộc khu tái định cư và tặng quà cho nhân dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).