--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
07:23 | 04/06/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Hội thảo Chúa Nguyễn với đất phương Nam: Xác lập chủ quyền và khai thác kinh tế biển đảo

Ngày 3/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học: Chúa Nguyễn với đất phương Nam.
Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân và Bình Định tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân và Bình Định tăng cường bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo
Đây là mong muốn của Đại tá Nguyễn Thiên Quân – Tư lệnh vùng 3 Hải quân nhân dịp Đoàn công tác Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân đến thăm và làm việc tại Bình Định vào sáng ngày 26/4.
Hải quân nhân dân Việt Nam - lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Hải quân nhân dân Việt Nam - lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Ngày 7/5/1955 trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân nhân dân Việt Nam. Trải qua 68 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Hải quân nhân dân Việt Nam đã lập nhiều thành tích, chiến công xuất sắc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình nhận định, Phú Xuân thời chúa Nguyễn là trung tâm chính trị đầu tiên của nước Việt Nam vươn ra quản lý vùng biển đảo phía Đông, lãnh thổ và dân cư phía Nam, trong đó có cả vùng đất và vùng biển rộng lớn ở phương Nam.

Về vấn đề này, PGS. TS Đỗ Bang Phó Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam cho rằng, “Song song với việc mở đất, các chúa Nguyễn cho quân và dân binh khai thác vùng biển đảo Đàng Trong và có biện pháp tích cực để quản lý và bảo vệ chủ quyền. An ninh biển vào thời chúa Nguyễn đã trở thành vấn đề quốc sách được các chúa Nguyễn chú trọng trên nhiều phương diện”.

Hội thảo Chúa Nguyễn với đất phương Nam: Xác lập chủ quyền và khai thác kinh tế biển đảo
Hội thảo khoa học: Chúa Nguyễn với đất phương Nam

Công cuộc mở đất, xác lập chủ quyền trên vùng đất mới thông qua các giải pháp về chính trị, ngoại giao, trong đó có giải pháp quân sự, TS. Phan Tiến Dũng và ThS. Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, chính sự lớn mạnh của quân đội Đàng Trong đã từng bước giành chiến thắng các quân đội “nhà nghề” như quân vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và đội quân của các nước phương Tây, bên cạnh đó đã góp phần vào việc mở mang bờ cõi, từng bước xác lập chủ quyền một cách vững chắc trên vùng đất Nam Bộ và trên hải đảo.

Cũng nghiên cứu về vấn đề chủ quyền biển đảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến cho biết, kế thừa công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thời chúa Nguyễn và Tây Sơn, các vua Gia Long và Minh Mạng đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ, chính quy, phù hợp với thế giới đương thời trong chính sách phát triển của triều đình Huế được giới Sử học trong nước và quốc tế đánh giá cao.

“Với vai trò là người thiết lập vương triều Nguyễn, vua Gia Long không chỉ tiếp nối công cuộc tổ chức khai thác, xác lập chủ quyền biển đảo trên khắp lãnh hải của quốc gia như các triều đại trước, mà còn tiến hành chiếm hữu chính thức về mặt nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, bao gồm cả Trường Sa vào năm 1816, vẽ bản đồ cụ thể và ra sách ghi chép chi tiết về cửa biển, bờ biển, đường biển của toàn bộ vùng duyên hải Việt Nam” - ông Tiến khẳng định.

Các đại biểu tập trung vào các vấn đề về vai trò của các chúa Nguyễn trong công cuộc mở cõi và xác lập chủ quyền ở vùng đất mới và biển đảo; Những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế, đô thị và văn hóa Đàng Trong; Vai trò đất và người phương Nam trong việc định cõi, định đô và chuẩn bị cho công cuộc thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, dưới thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ và Nguyễn vương Phúc Ánh - Gia Long (1777- 1802).

Bộ sách Biển đảo Việt Nam góp phần nâng cao ý thức chủ quyền dân tộc Bộ sách Biển đảo Việt Nam góp phần nâng cao ý thức chủ quyền dân tộc
6 cuốn về biển đảo quê hương không chỉ lan tỏa tình yêu nước, mà còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc cho đông đảo người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Giải đáp nhiều thắc mắc của ngư dân Sóc Trăng về chống khai thác IUU và hoạt động nghề cá Giải đáp nhiều thắc mắc của ngư dân Sóc Trăng về chống khai thác IUU và hoạt động nghề cá
Ngày 27/3, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy đinh (IUU) cho bà con ngư dân tại địa bàn huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Tại đây, nhiều ngư dân đã được giải pháp các thắc mắc xoay quanh hống khai thác IUU và hoạt động nghề cá.
Anh Tuấn
Nguồn:

Đọc nhiều

"Nhịp cầu Hán ngữ" - sân chơi ngôn ngữ góp phần vun đắp quan hệ Việt – Trung

"Nhịp cầu Hán ngữ" - sân chơi ngôn ngữ góp phần vun đắp quan hệ Việt – Trung

Ngày 24 - 25/5, tại Trường Đại học Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 24 dành cho sinh viên và lần thứ 18 dành cho học sinh trung học phổ thông khu vực miền Bắc và miền Trung. Cuộc thi nhằm tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên học tiếng Trung thể hiện kỹ năng ngôn ngữ, giao lưu văn hóa, đồng thời góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa thế hệ trẻ hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Tin quốc tế ngày 24/5: Thẩm phán chặn lệnh cấm Harvard tuyển sinh viên nước ngoài; Ukraine - Nga trao đổi 1.000 tù nhân

Tin quốc tế ngày 24/5: Thẩm phán chặn lệnh cấm Harvard tuyển sinh viên nước ngoài; Ukraine - Nga trao đổi 1.000 tù nhân

Thẩm phán liên bang ra quyết định chặn tạm thời lệnh cấm tuyển sinh viên quốc tế của chính quyền Trump đối với Đại học Harvard; Ukraine - Nga trao đổi 1.000 tù nhân, lớn nhất từ khi xung đột bùng phát; Mỹ bắt đầu nới lỏng trừng phạt Syria... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 24/5.
Bạn bè quốc tế chia buồn nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương từ trần

Bạn bè quốc tế chia buồn nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương từ trần

Trước sự ra đi của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, bạn bè quốc tế đã bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc, ghi nhận những đóng góp to lớn của ông đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam và trong việc vun đắp quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN 46

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN 46

Theo thông cáo Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24 - 28/5.
Tổng thống Hungary và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 27 - 29/5

Tổng thống Hungary và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 27 - 29/5

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Hungary Sulyok Tamas và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 - 29/5.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (25/5): Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển mát

Thời tiết hôm nay (25/5): Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển mát

Ngày 25/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, gây chuyển biến rõ rệt về thời tiết tại Bắc Bộ và Trung Bộ. Nhiệt độ giảm, trời chuyển mát, trong khi khu vực Hà Tĩnh ghi nhận mưa to đến rất to, tiềm ẩn nguy cơ ngập úng cục bộ.
Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (24/5), khối không khí lạnh đã tiến gần đến vùng biên giới phía Bắc nước ta. Ngày 24/5, không khí lạnh ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ; từ ngày 25/5 mở rộng đến Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024