
Hướng dẫn xông nhà bằng bồ kết làm sạch nơi ở
![]() |
![]() |
Xông nhà bằng bồ kết
Xông nhà bằng bồ kết là một trong những cách thanh tẩy môi trường, làm sạch không khí, được áp dụng trong dân gian.
![]() |
Theo Đông y, quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn. Vào kinh phế, đại tràng có tác dụng thông khiếu, khử đờm, tiêu thũng, gây hắt hơi, dùng làm thuốc tiêu đờm, thông đại tiện, sát trùng…
Việc đốt bồ kết đê xông mũi khi ngạt mũi, mắc bệnh cúm là cách làm được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay.
Phương pháp đốt bồ kết xông khói âm ỉ liên tục, giúp saponin và các hợp chất khác thăng hoa, lẫn trong khói, lan tỏa vào đường hô hấp, bám đọng vào niêm mạc và phát huy tác dụng chống mầm bệnh.
Khói bồ kết giúp chống suy giảm hô hấp, khó thở. Các nhóm flavonozid có trong bồ kết tham gia bảo vệ thành mao mạch, duy trì sự bền vững của mao mạch, hạn chế xuất huyết…
Mùi thơm tự nhiên của bồ kết sẽ giúp mũi thông thoáng, dễ thở. Khói và hơi bồ kết còn có tác dụng đuổi ruồi, muỗi, gián, kiến và các loại côn trùng.
Cách xông nhà bằng bồ kết
![]() |
Sử dụng 3-10 quả bồ kết, tùy diện tích phòng cần xông, đốt vào một cái chậu nhỏ hoặc đặt lên chậu than, đặt ở góc phòng cho khói xông lên.
Lưu ý: Để chậu đốt bồ kết ở vị trí an toàn, tránh bị bỏng than lửa.
Chỉ đốt với số lượng vừa phải để tạo ra một làn khói thoang thoảng trong nhà, tránh bị ngạt.
Có thể đốt vào thời điểm chiều tối hoặc trước khi đi ngủ.
Nếu không có chậu than, có thể nướng bồ kết trong nồi chiên không dầu, khói bồ kết từ phía sau của nồi chiên sẽ thoát ra, giúp làm sạch nhà cửa. Đây là cách được các gia đình hiện đại áp dụng, hơn nữa có ưu điểm là sạch sẽ, nhanh tiện, không phải dùng chậu than.
Lưu ý đây là phương pháp dân gian, có tác dụng làm sạch nhà. Về tác dụng diệt vi khuẩn, virus, chưa có bằng chứng chứng minh. Giữa tình hình dịch bệnh corona diễn biến nghiêm trọng, người dan cần tuân thủ nguyên tắc phòng bệnh theo hướng dẫn của WHO và Bộ Y tế Việt Nam.
Những trường hợp không nên xông bồ kết
Theo Đông y, những người ho ra máu, nôn ra máu, người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng và phụ nữ có thai không nên dùng bồ kết. Trong bồ kết có chất tẩy rửa, tính kích thích nhẹ gây hưng phấn cổ tử cung, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, con mắc dị tật.
Những người mắc chứng hen suyễn, người yếu, người bị dị ứng với tinh dầu bồ kết, hoặc đang đói cũng không được xông.
Những người có tỳ vị yếu cũng không nên dùng bồ kết vì sẽ làm trướng bụng, tức bụng, ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ.
Việc đốt bồ kết để xông mũi khi ngạt mũi, mắc bệnh cúm cũng cần lưu ý không được đốt quá liều lượng cho phép. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
![]() Một nhóm đàn ông đã mang dụng cụ đến niêm phong nhà bằng thanh kim loại chắn ngang cửa của một người dân trở về ... |
![]() Theo quy định của Bộ Y tế, những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dịch tễ dương tính với virus corona sẽ được miễn ... |
![]() Chiều 5/2, UBND TP Đà Nẵng đã chính thức thông tin về trường hợp một nữ du khách đến từ Vũ Hán (Trung Quốc) bị ... |
Đọc nhiều

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người
Multimedia
Xem trên
[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm

[Infographics] Cảnh báo giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộ
