--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Chuyên đề
10:55 | 11/03/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Hướng tới nền giáo dục không rào cản cho người khuyết tật tại Việt Nam

Từ những lớp học chữ nổi cho trẻ khiếm thị đến chương trình học bằng ngôn ngữ ký hiệu cho người điếc... Việt Nam đang từng bước xây dựng một nền giáo dục không rào cản, nơi mỗi người khuyết tật đều có cơ hội phát triển.
Việt Nam tham dự phiên bảo vệ báo cáo Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật
Chìa khóa mở cánh cửa hòa nhập cho người khuyết tật

Ngày 10/3, Hội Người mù tỉnh Nam Định tổ chức khai giảng lớp học chữ nổi văn hoá tiền hoà nhập và dạy nghề xoa bóp bấm huyệt cho trẻ em và người khiếm thị tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định).

Khoá học được tổ chức thành 2 lớp với 15 học viên là hội viên Hội Người mù trong tỉnh có nhu cầu học chữ Braille và nghề xoa bóp bấm huyệt. Trong thời gian 3 tháng, các học viên sẽ được giáo viên hướng dẫn để biết và sử dụng thành thạo chữ Braille; các kỹ năng cơ bản về xoa bóp, tẩm quất, nắm vững các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể và cách vận dụng các phương pháp này để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý phổ biến.

Kết thúc khóa học, những học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo. Đây là một hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và mở ra cơ hội nghề nghiệp cho hội viên người mù trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục là quyền cơ bản của mọi công dân. Hiến pháp năm 2013 (Điều 39) khẳng định mọi công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, Nhà nước tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận giáo dục. Đối với người khuyết tật, Việt Nam đã có nhiều quy định pháp lý nhằm bảo đảm họ được tiếp cận giáo dục bình đẳng. Luật Giáo dục 2005 nêu rõ mọi công dân không phân biệt hoàn cảnh đều bình đẳng về cơ hội học tập. Luật Người khuyết tật 2010 trao quyền cho người khuyết tật và gia đình trong việc lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp. Luật Trẻ em 2016 nhấn mạnh trẻ em khuyết tật có quyền được hỗ trợ đặc biệt để phát triển toàn diện và hòa nhập xã hội. Những văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng giúp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật tại Việt Nam.

xây dựng một nền giáo dục không rào cản, nơi mỗi người khuyết tật đều có cơ hội phát triển.
Việt Nam đang xây dựng một nền giáo dục không rào cản, nơi mỗi người khuyết tật đều có cơ hội phát triển. (Ảnh minh họa: KT)

Hiện nay, Việt Nam áp dụng đồng thời hai mô hình giáo dục dành cho người khuyết tật là giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Trong đó, người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt ở cơ sở giáo dục chuyên biệt hoặc lớp chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục học theo chương trình giáo dục chuyên biệt đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với từng dạng khuyết tật. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân. Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm tới các trường chuyên biệt, các trường có học sinh khiếm thị học hòa nhập được cung cấp những trang thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sách chữ nổi, phương tiện nghe nhìn, bàn tính... giúp học sinh học tập dễ dàng hơn.

Theo Báo cáo quốc gia lần thứ nhất về thực thi Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, hiện nay cả nước có hơn 100 cơ sở giáo dục chuyên biệt và 12 trung tâm giáo dục trẻ em khuyết tật, đồng thời triển khai giáo dục hòa nhập ở tất cả các cấp học phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có chính sách miễn, giảm học phí, cung cấp phương tiện hỗ trợ học tập và điều chỉnh nội dung giáo dục phù hợp với từng dạng khuyết tật.

Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong giáo dục người khuyết tật. Số trẻ khuyết tật được đi học ở Việt Nam đã tăng gấp 10 lần trong 2 thập kỷ qua. Năm học 2015 - 2016 đã có 1.043 trẻ khuyết tật được đi nhà trẻ, 7.343 trẻ khuyết tật đi học Mẫu giáo, 8.386 trẻ khuyết tật đi học Mầm non, 60.659 học sinh khuyết tật học tiểu học, 16.679 học sinh khuyết tật học Trung học cơ sở, 2.658 học sinh khuyết tật học Trung học phổ thông và nhiều học sinh khuyết tật đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học.

Chương trình phát hiện sớm và can thiệp sớm được triển khai trên cả nước. Người điếc có thể học bằng ngôn ngữ ký hiệu trong các trường chuyên biệt. Người mù được hỗ trợ học chữ Braille và tiếp cận thiết bị đọc chuyên dụng.

Ngoài ra, các trường đại học như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh… đã mở ngành Sư phạm Giáo dục đặc biệt để đào tạo giáo viên chuyên môn. Mỗi năm, khoảng 800 giáo viên được đào tạo chính quy và hơn 10.000 giáo viên được bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy cho trẻ khuyết tật.

Mặc dù có nhiều tiến bộ, giáo dục cho người khuyết tật vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn: Tỷ lệ trẻ khuyết tật nặng đi học còn thấp, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa; thiếu giáo viên chuyên môn cao về giáo dục đặc biệt; cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nhiều trường chưa có trang thiết bị hỗ trợ dạy học...

Theo các chuyên gia, để hiện thực hóa một nền giáo dục không rào cản, cần tiếp tục đầu tư vào đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và nâng cao nhận thức xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho người khuyết tật tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng và bền vững.

Ngày 7/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân bảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng, đáp ứng yêu cầu bảo đảm cơ hội công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục có chất lượng và nhu cầu học tập suốt đời đối với người khuyết tật ở tất cả các địa phương.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, cả nước sẽ có 12 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập và 94 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, con số này sẽ tăng lên 148 trung tâm vào năm 2050. Các cơ sở này bảo đảm đủ diện tích đất xây dựng phòng học, phòng chức năng phù hợp với quy chuẩn/tiêu chuẩn; đáp ứng nhu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất cần thiết về giáo dục đối với người khuyết tật; có thiết bị, học liệu đáp ứng cơ bản nhu cầu giáo dục của người khuyết tật.

Bên cạnh đó, quy hoạch cũng hướng tới phát triển đội ngũ nhân sự hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. Đến năm 2030, cả nước có gần 11 nghìn viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, trong đó số cần bổ sung là gần 6.500 người.

ChildCare Vietnam: điểm tựa cho trẻ khuyết tật ChildCare Vietnam: điểm tựa cho trẻ khuyết tật
Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong thực thi quyền của người khuyết tật Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong thực thi quyền của người khuyết tật
Phan Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

WVIV hỗ trợ người khuyết tật tự tạo sinh kế bền vững

WVIV hỗ trợ người khuyết tật tự tạo sinh kế bền vững

Giai đoạn 2024-2026, Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) triển khai Dự án “Cải thiện cơ hội sinh kế cho người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người khuyết tật và dân tộc thiểu số” tại huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa).
Chìa khóa mở cánh cửa hòa nhập cho người khuyết tật

Chìa khóa mở cánh cửa hòa nhập cho người khuyết tật

Từ thang máy chuyên dụng đến xe buýt sàn thấp, từ lối đi riêng trong các công trình công cộng đến trợ giá vé phương tiện giao thông... Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong thực thi Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (CRPD).
Việt Nam tham dự phiên bảo vệ báo cáo Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật

Việt Nam tham dự phiên bảo vệ báo cáo Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Văn Hồi làm trưởng đoàn ngày 6/3 đã tham dự phiên bảo vệ báo cáo Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (CRPD) tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva. Tham dự phiên bảo vệ còn có Đại sứ Mai Phan Dũng – Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và UBND tỉnh Thanh Hóa.

Đọc nhiều

Việt - Nga: Nền tảng vững chắc để thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn mới

Việt - Nga: Nền tảng vững chắc để thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn mới

Ngày 24/4 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp cùng Học viện Tổng thống Liên bang Nga tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Việt Nam - Liên bang Nga: Quá khứ, hiện tại và tương lai”.
Hãng thông tấn Prensa Latina kể chuyện người lính Việt vượt 1.200km trở lại chiến trường xưa

Hãng thông tấn Prensa Latina kể chuyện người lính Việt vượt 1.200km trở lại chiến trường xưa

Hãng thông tấn Prensa Latina (Mỹ Latinh) ngày 24/4 đã đăng tải bài viết về cựu chiến binh Trần Văn Thanh (76 tuổi), người đang vượt hơn 1.200km bằng xe máy từ thành phố Vinh (Nghệ An) vào TP. Hồ Chí Minh để dự lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chủ tịch nước Lương Cường dự chương trình Giao lưu hữu nghị Việt-Lào

Chủ tịch nước Lương Cường dự chương trình Giao lưu hữu nghị Việt-Lào

Với tinh thần “giúp bạn là giúp mình" Việt Nam sẵn sàng chia sẻ mọi kinh nghiệm thành công với các đồng chí, các bạn Lào trong ổn định kinh tế vĩ mô và trong việc triển khai các chủ trương lớn.
"Chính hiệp Trung Quốc sẵn sàng mở rộng hợp tác với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam"

"Chính hiệp Trung Quốc sẵn sàng mở rộng hợp tác với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam"

Việt Nam tin tưởng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc sẽ không ngừng phát triển lên tầm cao mới, tương xứng với tầm mức của quan hệ Việt-Trung.
Việt Nam coi phát triển khoa học - công nghệ và chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu

Việt Nam coi phát triển khoa học - công nghệ và chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu

Đó là phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phạm Việt Hùng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP), tại Khóa họp lần thứ 81 của ESCAP diễn ra ngày 24/4 tại Bangkok (Thái Lan).

Multimedia

Xem trên
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ, Tây Nguyên và Nam bộ có nơi trên 36 độ.
[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

Ngày 25/4 hằng năm được chọn là Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn nhằm nâng cao nhận thức người dân trên thế giới về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024