--> -->
Trang chủ Việt Nam hôm nay
21:11 | 19/09/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Khoa học, công nghệ cao phát huy hiệu quả trong thích ứng biến đổi khí hậu

Ứng dụng khoa học – kỹ thuật, khoa học công nghệ vào nông nghiệp lại một trong phải pháp hiệu quả giúp tăng năng suất, sản lượng và chất lượng, từ đó thích ứng biến đổi khí hậu.
Quy hoạch đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu
Hồi sinh di sản rừng nhiệt đới ở Brazil ứng phó biến đổi khí hậu

4 năm qua, mô hình trồng dưa lưới của người dân xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh sản xuất theo quy trình công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại địa phương.

Ông Huỳnh Sa Rây, Tổ trưởng tổ trồng màu công nghệ cao ấp Hòa Lạc A, xã Lương Hòa cho biết việc ứng dụng công nghệ mới vào nông nghiệp tuy vốn đầu tư cao so với sản xuất truyền thống, nhưng quy trình sản xuất kiểm soát chặt chẽ hơn, phát triển các nguồn năng lượng mới và các phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học an toàn cho người sử dụng.

Trồng dưa lưới trong nhà màng chỉ tốn công chăm sóc như cột dây cho dưa lưới leo giàn, cắt lá, tỉa cành và thu hoạch còn khâu tưới phun ông đã lắp đặt hệ thống đồng hồ tự động hẹn giờ nên không còn canh thời gian tưới như trước đây. Theo ông Rây, vụ dưa năm nay, với 0,3ha năng suất đạt gần 30 tấn/ha, giá bán từ 30.000 – 45.000 đồng/kg, lợi nhuận 300 – 450 triệu đồng/vụ/ha. Hiện nay ông đã xuống giống vụ mới và đang phát triển tốt.

Ông Huỳnh Sa Rây, Tổ trưởng tổ trồng màu công nghệ cao ấp Hòa Lạc A hướng dẫn lao động Hà Thị Loan tỉa lá, cành dưa lưới.  Ảnh: baotravinh
Ông Huỳnh Sa Rây, Tổ trưởng tổ trồng màu công nghệ cao ấp Hòa Lạc A hướng dẫn lao động Hà Thị Loan tỉa lá, cành dưa lưới. Ảnh: baotravinh

Theo ông Nguyễn Đức Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Lương Hòa A, mô hình ứng dụng công nghệ cao để trồng dưa lưới trong nhà màng, nhà lưới trên địa bàn hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm dưa lưới của xã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và đưa lên sàn thương mại điện tử.

Xã tiếp tục vận động những hộ dân có điều kiện đầu tư mở rộng mô hình này và lựa chọn những giống cây trồng phù hợp trồng trong nhà lưới, nhà màng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tạo số lượng hàng hóa lớn cung ứng thị trường, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

Xã Lương Hòa A đã liên kết với Công ty TNHH chế biến nông sản Thuận Phong (tỉnh Bến Tre) khảo sát đánh giá tiêu chuẩn dừa hữu cơ khoảng 150ha nhằm liên kết vùng nguyên liệu và thu mua sản phẩm dừa của nông dân trong xã. Đây là bước ngoặt mới cho ngành hàng dừa của địa phương nói chung và nhà vườn nói riêng.

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần sản xuất xanh, bền vững cũng là giải pháp nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường thực hiện để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trồng chè sạch tại HTX Kiến Thuận, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Ảnh: nhandan.vn
Trồng chè sạch tại HTX Kiến Thuận, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Ảnh: nhandan.vn

Với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng thành công các vùng sản xuất hàng hóa, mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển bền vững của vùng.

Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ cho biết thành phố đã có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như vùng sản xuất lúa hàng hóa đạt tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam), vùng lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), mô hình trồng hoa lan thương phẩm từ các giống hoa lan Cattleya, Dendrobium Vanda và Mokara nuôi cấy mô trong hệ thống nhà lưới, trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao tại quận Ninh Kiều, sản xuất cam Xoàn và nhãn Ido theo tiêu chuẩn VietGap.

Các mô hình này góp phần nâng cao nhận thức sản xuất sản phẩm an toàn cho nông dân, thực hiện liên kết sản xuất, tạo sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm.

Thông qua thực hiện dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững, góp phần thích ứng biến đổi khí hậu được triển khai từ năm 2016, Cần Thơ đã áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp thông qua hoạt động đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Các mô hình sản xuất lúa đã được cơ giới hóa, từ khâu gieo cấy đến chăm sóc, thu hoạch, giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Kết quả tại nhiều mô hình sản xuất cho thấy, gieo sạ lúa bằng máy đạt được lợi nhuận cao hơn gieo sạ tay từ khoảng 3,7 triệu đồng – trên 16 triệu đồng/ha.

Tại Bến Tre, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh đã xác định cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh tế nông nghiệp, xây dựng chuỗi giá trị các ngành hàng, gắn sản xuất với tiêu thụ, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hữu cơ, sản xuất an toàn, bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nhờ đó, nông nghiệp dần giữ thế chủ động trước biến đổi khí hậu.

Các HTX nông nghiệp dần thay đổi tư duy sản xuất cũ làm theo kinh nghiệm sang áp dụng khoa học công nghệ. Họ không phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, nhằm tạo ra những sản phẩm quanh năm có giá trị kinh tế cao.

Tỉnh Bến Tre đã phát triển rất tốt mô hình lúa-tôm, giúp người dân phát triển kinh tế bền vững. Theo Phó Giám đốc HTX tôm Thạnh Phú Hồ Văn Cương: Hiện HTX có 111 xã viên với 60ha sản xuất theo mô hình lúa sạch với các giống đặc sản như: Ðài Thơm 8, OM 4900, OM 6162… HTX ký bao tiêu sản phẩm cho xã viên, nên đầu ra rất ổn định. Thời gian tới, HTX sẽ cung cấp tôm giống, thức ăn, lúa giống với giá thấp và thu mua với giá cao để xã viên, người nông dân có lãi.

Nâng cao năng lực hợp tác xã nông nghiệp được xác định là khâu đột phá của toàn ngành trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài nhận được sự hỗ trợ về chính sách, vốn đầu tư, các HTX nông nghiệp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh, chuyển từ truyền thống sang sáng tạo và áp dụng khoa học công nghệ để làm chủ quy trình sản xuất, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững.

Nhiều sáng kiến ứng phó biến đổi khí hậu của thanh niên Việt Nam Nhiều sáng kiến ứng phó biến đổi khí hậu của thanh niên Việt Nam
Nhiều sáng kiến của các bạn trẻ, trong độ tuổi từ 15-35, về hạn chế phát thải, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và tăng khả năng thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu đã được giới thiệu tại cuộc thi “Biến đổi khí hậu: Sáng kiến hôm nay, môi trường ngày mai”.
Hiệu quả từ mô hình thâm canh sầu riêng thích ứng với biến đổi khí hậu Hiệu quả từ mô hình thâm canh sầu riêng thích ứng với biến đổi khí hậu
Thâm canh sầu riêng theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu đã giúp người nông dân nhiều tỉnh, thành trong cả nước như Tiền Giang, Đắk Lắk... ứng phó hiệu quả hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô hàng năm.
Theo Thùy Trang/Vietnam.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

Từ cuối tháng 6 đến hết tháng 7/2025, hơn 80.000 cây đưng sẽ được gieo trồng trên diện tích hơn 18 ha tại xã Vĩnh Hậu, tỉnh Cà Mau (trước đây là xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nhân rộng giải pháp dựa vào thiên nhiên thông qua phục hồi rừng ngập mặn để cải thiện môi trường tại tỉnh Bạc Liêu” (IONIQ), do tổ chức Good Neighbors International (GNI) phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) triển khai.
Phát động cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”

Phát động cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”

Ngày 02/7, tại Đắk Lắk, Cụm Đổi mới Sáng tạo ngành cà phê - một sáng kiến hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia Australia (CSIRO) và Trường Đại học Tây Nguyên đã tổ chức phát động cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Giáo sư Hal Hill cho rằng Việt Nam đang là hình mẫu trong cách cân bằng giữa hai cường quốc lớn trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - điều mà nhiều nước Đông Nam Á đang tìm cách học hỏi.
Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Ngày 23/7/2025, trường THCS Phạm Văn Hinh (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) đã đón nhận 60 bộ bàn ghế học sinh được tái chế từ rác nhựa thu gom trong khuôn khổ dự án “A New Life for Waste – Một vòng đời mới cho rác”. Sản phẩm do GNI hợp tác với công ty PLASTICPeople để thu gom, xử lý và tái chế rác nhựa thu được.
Những nhịp cầu đưa văn học Ba Lan đến với bạn đọc Việt Nam

Những nhịp cầu đưa văn học Ba Lan đến với bạn đọc Việt Nam

Suốt hơn bảy thập kỷ, từng trang sách Ba Lan đã vượt ngôn ngữ, vượt khoảng cách địa lý để đến với độc giả Việt Nam. Đằng sau đó là những dịch giả lặng lẽ nhưng đầy đam mê, kiên trì làm nhịp cầu nối hai nền văn học.
Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Trước căng thẳng leo thang tại biên giới Thái Lan - Campuchia, Liên hợp quốc, Mỹ, EU cùng nhiều nước trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi hai bên kiềm chế, bảo vệ thường dân và giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.