--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
13:53 | 08/05/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Kiếm tiền triệu từ nghề trèo cây kỳ lạ 20 năm mới ra trái ở An Giang

Vùng bảy núi (An Giang) từ lây nổi tiếng với những rừng thốt nốt bạt ngàn - loài cây kỳ lạ 20 năm mới ra trái. Đối với bà con nơi đây, cây thốt nốt không chỉ là hình ảnh quen thuộc mà còn là nguồn thu nhập chính của rất nhiều gia đình.
Thạc sỹ bỏ giảng đường đại học về quê "khảo cổ" vịt "tiến vua" 8 dịch vụ kiếm bộn tiền ở vịnh Hạ Long Kiên Giang: 8X "trốn" lên Ma Thiên Lãnh nuôi gà trong rừng, mở quán gà

Cây thốt nốt cho nước, trái ngọt nhưng cũng gắn liền với nghề lam lũ, hiểm nguy của những người trèo thốt nốt. Từ tờ mờ sáng, người theo nghề ở đây trèo lên những ngọn cây thốt nốt cao chót vót để lấy nước về nấu đường. Dù lắm gian nan và vất vả nhưng đó là nguồn sống của biết bao gia đình.

kiem tien trieu tu nghe treo cay ky la 20 nam moi ra trai o an giang
Những vườn thốt nốt dễ tìm thấy ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang. Thốt nốt được cho là 1 trong những loài cây kỳ lạ mãi 20 năm sau khi trồng mới cho trái (Ảnh: CL).

Bà con ở đây cho biết, nghề này vốn của người nghèo, những người khá hơn không ai đi leo cây thốt nốt vì nếu sơ suất là đổi cả tính mạng. Vùng này còn nghèo, đất đai không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên chỉ có nghề leo thốt nốt là dễ kiếm sống.

kiem tien trieu tu nghe treo cay ky la 20 nam moi ra trai o an giang
Nghề trèo thốt nốt lấy nước cũng đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình (Ảnh: M.A).

Vậy là từ năm 16 tuổi, ông Võ Thái Hùng (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã bắt đầu đi leo thốt nốt thuê. Sau khi lập gia đình, ông đã thuê vườn thốt nốt rồi tự leo lấy nước nấu thành đường bán, đến nay ông cũng đã theo nghề hơn 30 năm. Ông Hùng vẫn hay nói vui, cái nghề này là “ăn cơm dưới đất mà làm việc trên trời”, mỗi ngày ông lại tất bật với công việc của mình từ sáng sớm cho đến tận chiều tối.

kiem tien trieu tu nghe treo cay ky la 20 nam moi ra trai o an giang
Công việc của ông Hùng bắt đầu từ sáng sớm đến chiều tối (Ảnh: M.A).

Ông Hùng chia sẻ: “Hồi xưa mình cũng đi học hỏi rồi người ta chỉ mình làm. Khi trèo cây thốt nốt cũng sợ lắm chứ, nhưng dần dần thành quen. Ban đầu mình vô lấy nước thì cây cho nước ít lắm, từ từ thì mới nhiều lên; thời điểm từ 2-3 tháng trở lên là nhiều nhất, trung bình 1 ngày kiếm cả triệu bạc”.

kiem tien trieu tu nghe treo cay ky la 20 nam moi ra trai o an giang

Thông thường, thốt nốt được người dân trồng ở các bờ ranh, vừa giữ đất lại cho thu nhập. Cây trồng từ 15 năm trở lên mới cho trái và nước đường. Để lấy được những lít nước thốt nốt ngọt mát, người thợ phải rất giỏi trèo cây, cây thấp nhất cũng 9-10m, có cây cao hơn 20m. Hoặc có khi người trèo chuyền từ cây này sang cây khác mà không phải tụt xuống đất, chỉ cần sơ suất nhỏ là có thể mất mạng như chơi.

kiem tien trieu tu nghe treo cay ky la 20 nam moi ra trai o an giang

Người thợ lấy nước thốt nốt từ những cuống hoa (Ảnh: M.A).

Quá trình lấy nước thốt nốt cũng lắm công phu, tùy theo tay nghề của người thợ mà chất lượng đường có thể khác nhau. Khi thốt nốt trổ buồng, người thợ cầm con dao bén, trèo lên cây cắt bỏ buồng. Từ chỗ cuống bị cắt, nước trong cây chảy vào một hũ nhựa đã đặt sẵn. Sau 8-10 tiếng người thợ sẽ đem xuống đất một lần. Trong mùa cao điểm từ tháng giêng đến tháng 7, mỗi ngày, người thu hoạch sẽ trèo cây từ 1-2 lần để hứng nước.

kiem tien trieu tu nghe treo cay ky la 20 nam moi ra trai o an giang
Dụng cụ để theo nghề khá đơn giản. Người thợ dùng những cây tre già để trèo lên cây thốt nốt (Ảnh: M.A).

“Mình lựa cây cho nó sung, cái bẹ bự thiệt bự thì nước nó mới mạnh. Mới đầu tôi dọn bẹ, buột đài trước, róc gai, dọn xong rồi chọn cái bông nào vừa mình kẹp, còn cái nào không vừa thì chặt bỏ hết. Thường tôi đặt hũ đựng vào buổi sáng, canh 6 tiếng thì lấy 1 lần, còn nếu làm ban đêm thì nó phải lâu một chút” - ông Hùng cho biết.

kiem tien trieu tu nghe treo cay ky la 20 nam moi ra trai o an giang
Tuy nhiên, nghề này lắm hiểm nguy khi phải trèo lên cây cao mà không có dụng cụ bảo hộ, có những cây thốt nốt cao trên 20m (Ảnh: M.A).

Khác với trèo dừa ở miệt đồng bằng, những người trèo thốt nốt phải chuẩn bị những cây tre có mắt lớn cột chặt vào thân cây làm “cây đài” giống như cây thang để leo lên. Hành trang lên cây thốt nốt của mỗi người là dao bén dắt bên hông, chai, lọ cột quanh người... để lấy nước, bẻ trái trên cây mang xuống.

kiem tien trieu tu nghe treo cay ky la 20 nam moi ra trai o an giang
Nước thốt nốt được bày bán ở những hàng quán ở vùng bảy núi (Ảnh: CL).

Một điều lạ là những người trèo cây thốt nốt thường không sở hữu cây thốt nốt nào. Thông thường, bà con sẽ liên hệ với những gia đình có cây thốt nốt để thuê với giá 150.000-200.000 đồng/cây/năm cho mỗi cây đực và cao hơn một đối với cây cái. Sở dĩ có sự chênh lệch này là vì cây đực chỉ cho nước về bán uống hoặc nấu đường, còn cây cái có thêm cả trái.

Nhiều người thợ trèo thốt nốt cho biết, tuy nghề khá nguy hiểm, cực khổ nhưng nếu chịu khó thì ngày nào cũng có thu nhập. Tuy nhiên, nghề trèo thốt nốt có tính thời vụ, chỉ làm từ đầu tháng 11 âm lịch cho đến tháng 5 năm sau. Đây là thời điểm nước thốt nốt ngọt, sản lượng đường thu được sau khi nấu cũng nhiều hơn.

Xem thêm

kiem tien trieu tu nghe treo cay ky la 20 nam moi ra trai o an giang Săn lộc biển với ngư cụ tự chế, ngư dân bỏ túi tiền triệu mỗi ngày

Chỉ với những dụng cụ đơn giản tự chế, bà con ngư dân ở Nghệ An có thể đánh bắt hàng tấn ruốc biển, thu ...

kiem tien trieu tu nghe treo cay ky la 20 nam moi ra trai o an giang Cà Mau: Kỳ công đánh bắt, hong phơi cá bé tí bán sang Tây

Nghề đánh bắt cá cơm đã có từ lâu tại Cà Mau. Tại các cơ sở sơ chế biến cá cơm lớn ở thị trấn ...

kiem tien trieu tu nghe treo cay ky la 20 nam moi ra trai o an giang Lạ mà hay: Làm "đám cưới" cho hai giống dừa, đẻ con lai ai cũng mê

Ông Trần Tấn Bửu ở ấp Phụng Đức, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) đã có cách làm lạ mà hay. Đó ...

kiem tien trieu tu nghe treo cay ky la 20 nam moi ra trai o an giang Kiên Giang: Người thợ rèn cuối cùng trên vùng đất U Minh Thượng

Cả huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang giờ chỉ còn lại cha con ông Đỗ Văn Tưởng (67 tuổi), sống tại ấp Minh Kiên, ...

Theo Dân Việt
Nguồn:

Tin bài liên quan

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại ĐBSCL

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại ĐBSCL

Với quy mô cao 20 tầng và được vận hành quản lý bởi Hilton - Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới, công trình Khách sạn – Trung tâm thương mại – Trung tâm hội nghị thuộc Dự án Khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ tại An Giang của T&T Group sẽ là khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại khu vực ĐBSCL cho đến thời điểm hiện tại.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được UNESCO ghi danh di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được UNESCO ghi danh di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 19/3, tại Khu Du lịch Quốc gia Núi Sam, thành phố Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, đồng thời khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.
Nữ doanh nhân An Giang (Việt Nam) và Kandal (Campuchia) chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh

Nữ doanh nhân An Giang (Việt Nam) và Kandal (Campuchia) chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh

Ngày 28/2, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa nữ doanh nghiệp tỉnh An Giang (Việt Nam) và tỉnh Kandal (Campuchia). Đây là hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác năm 2025 giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang và Hội Phụ nữ Campuchia Vì Hòa bình và Phát triển tỉnh Kandal.

Đọc nhiều

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Ngày 28/7/1995, tại Bandar Seri Begawan, thủ đô của Brunei Darussalam, đã diễn ra một sự kiện quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn với toàn khu vực Đông Nam Á: Lễ thượng cờ đánh dấu việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức. Tôi vinh dự và may mắn là một trong những người trực tiếp tham gia chuẩn bị và chứng kiến thời khắc lịch sử ấy.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 15/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
Người Việt tại Hà Lan vui mừng trước những thành tựu của đất nước

Người Việt tại Hà Lan vui mừng trước những thành tựu của đất nước

Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Hà Lan từ ngày 10-12/7/2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt tại Hà Lan.
Ngày hội thể thao gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc

Ngày hội thể thao gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc

Ngày 13/7, Hội thao của cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 4 đã diễn ra tại Khu liên hợp thể thao Anyeong, thành phố Daejeon, miền Trung Hàn Quốc.
Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên minh chứng cho tình hữu nghị Việt – Lào

Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên minh chứng cho tình hữu nghị Việt – Lào

UNESCO đã phê duyệt việc điều chỉnh ranh giới Di sản Thiên nhiên Thế giới, chính thức kết nối Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Việt Nam) và Vườn Quốc gia Hin Nam Nô (Lào), hình thành Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa hai nước.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024