--> -->
Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
06:00 | 24/11/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Kinh tế Nga trong vòng xoáy trừng phạt

Gắng chống chọi và thích ứng dần với những khó khăn nghiêm trọng, song nền kinh tế Nga không khỏi phải chịu những hậu quả nặng nề của đòn trừng phạt, cấm vận kinh tế “chưa từng thấy” của cả Mỹ và phương Tây cùng các đồng minh của họ.
Phối hợp tuyên truyền về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới Phối hợp tuyên truyền về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế Việt Nam-Bờ Biển Ngà Đẩy mạnh hợp tác kinh tế Việt Nam-Bờ Biển Ngà

Cơ quan thống kê liên bang Nga (Rossat) mới đây công bố các số liệu sơ bộ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý III/2022 giảm 4%, sau khi ghi nhận mức giảm tương tự trong quý II. Như vậy, về mặt kỹ thuật, kinh tế nước Nga đã rơi vào suy thoái khi tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp. Lần gần nhất, kinh tế Nga rơi vào suy thoái kỹ thuật là vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, đại dịch khiến khoảng 20 triệu người dân nước này mắc bệnh, trong đó hơn 380 nghìn người tử vong.

Trong bối cảnh kinh tế không mấy sáng sủa của kinh tế toàn cầu hiện nay khi phải ánh chịu đồng thời hai cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực, kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới cũng lâm vào suy thoái hoặc đối mặt với nguy cơ suy thoái. Song nguyên nhân chính đưa kinh tế Nga vào suy thoái kỹ thuật không phải do những thách thức từ cuộc khủng hoảng “kép” năng lượng và lương thực bởi quốc gia này là nhà xuất khẩu lớn cả hai mặt hàng thiết yếu sống còn này.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã đẩy Nga vào suy thoái (Ảnh: Reuters).
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã đẩy Nga vào suy thoái (Ảnh: Reuters).

Những tháng đầu năm nay, kinh tế Nga phát triển tốt và GDP tăng trưởng khá cao với 3,5%. Tuy nhiên, các lệnh cấm vận và trừng phạt dồn dập từ Mỹ và phương Tây đã tác động ngày càng nghiêm trọng tới nền kinh tế Nga, quốc gia nhập nhiều thiết bị, linh kiện máy móc hiện đại cũng như các mặt hàng tiêu dùng từ nước ngoài.

Chỉ một ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh ngày 21/2/2022 công nhận độc lập của Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa nhân dân Luhansk tự xưng (LPR) ở Donbass, miền Đông Ukraine, Mỹ trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên công bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đầu tiên nhằm vào Nga. Tiếp theo đó, các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và trên thế giới cũng liên tiếp tung ra các đòng trừng phạt nhằm vào Moscow, nhất là sau khi Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine ngày 24/2/2022.

Liên minh châu Âu (EU) đến nay đã thông qua 7 gói trừng phạt Nga, bao gồm đóng băng tài sản và cấm thị thực đối với các nhà tài phiệt và quan chức cấp cao Nga, kiểm soát xuất khẩu, đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga, ngắt kết nối các ngân hàng Nga khỏi hệ thống tin nhắn thanh toán quốc tế SWIFT, cấm nhập khẩu than đá và dầu mỏ của Nga. Trong đó, đòn trừng phạt nặng nhất là việc EU áp đặt lệnh cấm vận một phần đối với dầu thô của Nga được nhập khẩu bằng đường biển cho tới cuối năm 2022 (có các miễn trừ để Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech nhận dầu vận chuyển qua hệ thống đường ống) và loại bỏ những ngân hàng lớn của Nga hỏi hệ thống SWIFT.

Có thể nói, Mỹ và phương Tây đã nhằm gây tổn thương nhiều nhất có thể các lĩnh vực quan trọng nhất là những huyết mạch của nền kinh tế Nga. Thoạt đầu, đòn trừng phạt được cho chưa từng thấy đã gây cú sốc không nhỏ cho nền kinh tế Nga, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, chứng khoán giảm sâu, đồng tiền mất giá và hệ quả là lạm phát phi mã.

Thế nhưng, chỉ sau thời gian lao đao, kinh tế Nga như vượt qua được cơn choáng ban đầu, dần ổn định và phục hồi khá nhanh, đồng Ruble hồi phục giá… Bởi nền kinh tế Nga đã được chuẩn bị trước để ứng phó với trừng phạt từ Mỹ và phương Tây. Trước đó, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, lệnh trừng phạt của phương Tây cộng với giá dầu giảm đã làm giảm 2% GDP của Nga và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính với nước này.

Cơ cấu nền kinh tế Nga sau đó cũng có nhiều thay đổi. Sau năm 2014, Moscow đã dần tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay và đầu tư nước ngoài, đồng thời tích cực tìm kiếm các cơ hội thương mại mới từ những thị trường khác, trong đó cường quốc kinh tế thứ hai thế giới Trung Quốc là phần quan trọng trong chiến lược đó. Nga thậm chí đẩy mạnh quan hệ đối tác, làm ăn hệ với “sân sau” của Mỹ ở Mỹ Latin.

Cũng kể từ năm 2014, Nga đã cắt giảm đáng kể việc sử dụng đồng USD trong các giao dịch tài chính. Vàng và đồng Euro chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với đồng USD, hiện chỉ chiếm có 16% trong kho dự trữ của Nga. Nước này cũng có một số biện pháp bảo vệ kinh tế mạnh mẽ, chẳng hạn như khối lượng dự trữ ngoại tệ đạt 635 tỷ USD (chiếm khoảng 1/3 GDP) và tỷ lệ nợ trên GDP khá thấp (khoảng 18% vào năm 2021). Điều quan trọng, Nga đã thực hiện những bước đầu tiên để tạo ra hệ thống thành toán quốc tế riêng phòng trường hợp bị loại khỏi SWIFT.

Tuy nhiên, sự chuẩn bị và phương cách ứng phó có hiệu quả đến đâu, nhưng nền kinh tế Nga vẫn khó có thể chống chọi hoàn toàn với sóng gió trừng phạt từ Mỹ và phương Tây trong thời gian dài. Với sức mạnh kinh tế sự chi phối, thống trị trong nền kinh tế toàn cầu, Mỹ và phương Tây có khả năng gây tổn thương cho bất kỳ kinh tế quốc gia nào trên thế giới, dù mức độ khác nhau.

Những số liệu mới nhất do Cơ quan Thống kê Quốc gia Nga công bố cho thấy, nền kinh tế Nga đang dần thấm đòn trừng phạt, nhất là các ngành phụ thuốc nhiều hơn vào làm ăn với phương Tây. Ngân hàng Trung ương Nga ước tính, GDP nước này năm nay giảm 3,5%, trong khi lạm phát của Nga trong năm 2022 được Ngân hàng thế giới (WB) dự đoán ở mức 22%.

Giới chuyên gia cho rằng, các biện pháp trừng phạt và ảnh hưởng từ xung đột Ukraine sẽ tác động tới kinh tế Nga trong dài hạn. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina nhìn nhận tình thế khó khăn của kinh tế nước này nên “cần phải xem lại tình hình một cách tỉnh táo và nhìn nhận mọi khía cạnh” để ứng phó.

Gunsan (Hàn Quốc) - Vũng Tàu: tăng cường hợp tác phát triển kinh tế Gunsan (Hàn Quốc) - Vũng Tàu: tăng cường hợp tác phát triển kinh tế
Ngày 24/10, Đoàn công tác của thành phố Gunsan, tỉnh Jeon La Buk, Hàn Quốc do ông Kim Yeong Il, Chủ tịch Hội đồng thành phố Gunsan làm Trưởng Đoàn đã đến thăm và làm việc với Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Vũng Tàu.
Phát triển bền vững nghề nuôi biển: Nhân rộng mô hình kinh tế xanh Phát triển bền vững nghề nuôi biển: Nhân rộng mô hình kinh tế xanh
Việt Nam có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn, vị trí địa lý chiến lược với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Biển Đông là ngôi nhà của hàng nghìn loài hải sản nhiệt đới phong phú, trong đó hàng trăm loài có giá trị kinh tế cao. Lĩnh vực nuôi biển đã được Đảng, Chính phủ xác định là động lực phát triển với nhiều chính sách để trở thành cực tăng trưởng mới, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản chuyển mình trong giai đoạn đến năm 2045. Phát triển bền vững lĩnh vực nuôi biển là góp phần thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dương Hà
Nguồn:

Tin bài liên quan

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 8 đến 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung

Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung

Quyết định số 140/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã quy hoạch lại toàn bộ hệ thống cảng biển cả nước, phù hợp với sự chuyển mình của đất nước trong thời đại mới, đưa Việt Nam thật sự trở thành một quốc gia biển, mạnh lên từ biển. Theo định hướng phát triển quốc gia, cụm cảng biển và logistics khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam sẽ cùng với các cụm cảng biển và logistics 2 đầu đất nước định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu khu vực Đông Nam Á trong tương lai gần.
Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Việt Nam đang đứng trước cơ hội chiến lược để hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không bị tụt lại trong cuộc đua khu vực, các chuyên gia cho rằng cần khẩn trương cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và thiết lập cơ chế kết nối xuyên biên giới, nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đọc nhiều

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Từ 30/4 - 4/5, Nhóm từ thiện Gia đình Thoa Thoa tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) đã trao tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) 1.200 suất quà, tổng giá trị gần 1,6 tỷ đồng.
Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã để lại nhiều dấu ấn sau 100 ngày đầu tiên tại nhiệm. Tổng kết những số liệu nổi bật trong 100 ngày này, tờ The Washington Post đăng tải bài "100 ngày đầu tiên của Trump trong 10 biểu đồ" của các tác giả Chris Alcantara, Nick Mourtoupalas, Azi Paybarah và Clara Ence Mors. Tạp chí Thời Đại lược dịch và trân trọng giới thiệu đến độc giả.
Kiều bào Việt Nam tại Nga chào đón đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Quảng trường Đỏ

Kiều bào Việt Nam tại Nga chào đón đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Quảng trường Đỏ

Rạng sáng 4/5 (giờ Hà Nội), tại Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow (Liên bang Nga) đã diễn ra buổi sơ duyệt Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025). Hàng trăm kiều bào, du học sinh Việt Nam đã có mặt từ sớm tại tuyến đường dẫn vào quảng trường để đón đoàn.
Nâng tầm quan hệ với các nước bạn bè truyền thống trong kỷ nguyên mới

Nâng tầm quan hệ với các nước bạn bè truyền thống trong kỷ nguyên mới

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tiến hành thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc là sự kiện văn hóa – tâm linh vì hòa bình quan trọng của cộng đồng Phật giáo toàn cầu. Việt Nam đã 4 lần đăng cai Vesak, để lại dấu ấn sâu sắc cả về tổ chức và nội dung.

Multimedia

Xem trên
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024