Lần đầu tiên năng lượng tái tạo Việt Nam vượt mốc 10%
Theo báo cáo đánh giá điện năng toàn cầu của Tổ chức Ember, có 50 quốc gia sản xuất được hơn 10% sản lượng điện năng từ điện gió và điện mặt trời trong năm 2021, trong đó có cả các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
7 quốc gia mới lần đầu tiên đạt được cột mốc này trong năm 2021 gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Argentina, Hungary và El Salvador. Trên toàn cầu, tỷ trọng điện gió và điện mặt trời đã tăng gấp đôi kể từ khi Thỏa thuận Paris được ký kết vào năm 2015.
![]() |
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đã nêu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguồn năng lượng, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Ảnh minh họa: Internet |
Trong năm 2021, Việt Nam đã cho thấy một trong những quá trình chuyển dịch nhanh chóng nhất từ nhiên liệu hóa thạch sang điện gió và điện mặt trời, chạm tới cột mốc 10%, dù trước đó con số chỉ là 3% trong năm 2020.
Sản lượng điện gió và điện mặt trời của Việt Nam tăng tới 11% trên tổng sản lượng cho thấy việc nhanh chóng phát triển năng lượng tái tạo là hoàn toàn khả thi. Không có quốc gia nào khác thành công trong việc tăng tỷ trọng điện gió và điện mặt trời thêm tới 8% chỉ trong năm 2021.
Báo cáo nêu rõ, Việt Nam đã trải qua giai đoạn phát triển đáng kinh ngạc trong lĩnh vực điện mặt trời khi sản lượng tăng 337% (+17 TWh) trong duy nhất một năm và trở thành 1 trong 10 quốc gia có sản lượng điện mặt trời lớn nhất thế giới trong năm 2021.
Tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực điện mặt trời đồng nghĩa, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á đáp ứng được nhu cầu điện tăng thêm bằng điện gió và điện mặt trời.
Nhu cầu điện toàn cầu đã tăng trở lại sau đại dịch với mức tăng hàng năm lớn nhất từ trước đến nay trong năm 2021 (+1,414 TWh). Mặc dù đạt được mức tăng trưởng kỷ lục trong sản xuất điện gió và điện mặt trời, thì những nguồn này chỉ đáp ứng được 29% nhu cầu điện gia tăng trên toàn cầu vào năm 2021, phần nhu cầu còn lại vẫn được đáp ứng bằng nhiên liệu hóa thạch.
Tại Việt Nam, do tỷ trọng điện gió và điện mặt trời tăng nên tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch đã giảm từ 73% xuống 63%.
Tại hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào 2050.
Thực hiện cam kết này, Quy hoạch điện VIII đang được điều chỉnh đúng hướng theo lộ trình giảm tỷ trọng điện than và nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, nhằm giảm phát thải khí gây ô nhiễm môi trường, hướng tới xây dựng ngành năng lượng bền vững.
Tin bài liên quan

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Việt Nam và Anh: Tìm công nghệ cho mục tiêu Net Zero 2050

Đến năm 2045, tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ chiếm 65 - 70% trong tổng năng lượng sơ cấp
Đọc nhiều

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil nhiệm kỳ 2025-2030

Tri thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản hiến kế xây dựng Tổ quốc

Tin quốc tế ngày 15/7: Mỹ đẩy mạnh trục xuất người nhập cư, EU cảnh báo trả đũa nếu Mỹ triển khai chính sách thuế mới

Động thái mới của các nước về thuế quan Mỹ
Multimedia
Xem trên
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5%

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm
