--> -->
Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
09:25 | 08/12/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên lại đấu khẩu về hạt nhân

Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc hôm 7/12 cho biết vấn đề phi hạt nhân hóa đã bị loại ra khỏi bàn đàm phán với Mỹ và các cuộc đàm phán kéo dài với Washington là không cần thiết,  Reuters đưa tin.
dac phai vien trieu tien tai lien hop quoc cham dut dam phan hat nhan voi my Ông Kim Jong Un khai trương thành phố hiện đại bậc nhất Triều Tiên
dac phai vien trieu tien tai lien hop quoc cham dut dam phan hat nhan voi my Triều Tiên thử tên lửa nhắc Mỹ lời hẹn cuối năm, Hàn - Nhật đứng ngồi không yên
dac phai vien trieu tien tai lien hop quoc cham dut dam phan hat nhan voi my Vừa nhận "lời hẹn ước" với Chủ tịch Triều Tiên, ông Trump bị đáp trả "phũ phàng"
dac phai vien trieu tien tai lien hop quoc cham dut dam phan hat nhan voi my
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song phát biểu trong một cuộc họp báo ở New York, Mỹ, ngày 7 tháng 10 năm 2019. REUTERS / Brendan McDermid

Nhận xét của Đại sứ Kim Song dường như đi xa hơn cảnh báo trước đó của Triều Tiên rằng các cuộc thảo luận liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, trọng tâm của sự can dự của Mỹ với Triều Tiên trong hai năm qua, có thể phải được đưa ra khỏi bàn đàm phán do Washington từ chối đưa ra nhân nhượng.

Ông Kim nói trong một tuyên bố rằng "cuộc đối thoại bền vững và đáng kể" mà Mỹ tìm kiếm là một "mánh khóe tiết kiệm thời gian" để phù hợp với chương trình nghị sự chính trị trong nước, ám chỉ đến cuộc tranh cử năm 2020 của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Chúng tôi không cần phải có các cuộc đàm phán kéo dài với Mỹ và vấn đề phi hạt nhân hóa đã ra khỏi bàn đàm phán", ông nói trong tuyên bố.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Tổng thống Trump, ngay sau đó, nói rằng "sẽ phải xem xét lại vấn đề về Triều Tiên".

Căng thẳng đã tăng lên dù thời hạn cuối năm do Triều Tiên đặt ra chưa đến, trước đó nước này đã kêu gọi Mỹ thay đổi chính sách yêu cầu phi hạt nhân hóa đơn phương của Bình Nhưỡng và yêu cầu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cảnh báo ông có thể đi một "con đường mới" không xác định vào năm tới, làm dấy lên lo ngại điều này có thể có nghĩa là nước này sẽ quay trở lại thử nghiệm bom hạt nhân và tên lửa tầm xa vốn đã ngừng kể từ năm 2017.

Hôm 3/12, Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã lại kêu gọi Washington thay đổi "chính sách thù địch" và nhấn mạnh "quà Giáng sinh" và cuối năm sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của Washington.

Ông Kim Song cũng nhắc lại một tuyên bố trong tuần này từ các thành viên EU của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chỉ trích các vụ phóng thử tên lửa tầm ngắn gần đây của Triều Tiên, gọi đây là "hành động khiêu khích nghiêm trọng" đối với Bình Nhưỡng và nói rằng những nước này đang đóng vai trò là "con chó cưng" của Mỹ.

Ba lần gặp nhau, nhưng không kết quả

Ông Trump và ông Kim Jong Un đã gặp nhau ba lần kể từ tháng 6/2018, nhưng các cuộc đàm phán đã có ít tiến triển và những ngày gần đây đã chứng kiến căng thẳng giữa hai nước quay trở lại với những “lời qua tiếng lại” làm dấy lên nỗi lo ngại chiến tranh xảy ra hai năm trước.

Năm 2017, hai nhà lãnh đạo tham gia vào cuộc chiến ngôn từ, với việc Trump gọi Kim Jong Un là "Rocket Man” (tạm dịch: Người đàn ông tên lửa) và Triều Tiên đã đả kích tổng thống Mỹ, hiện 73 tuổi, là một "dotard" (tạm dịch: ông già lẩm cẩm).

Hôm 3/12, Tổng thống Trump một lần nữa gọi ông Kim là " Rocket Man" và nói rằng Mỹ bảo lưu quyền sử dụng lực lượng quân sự chống lại Triều Tiên. Bình Nhưỡng đáp trẻ, tuyên bố bất kỳ sự lặp lại của ngôn ngữ như vậy sẽ đại diện cho "bệnh lẩm cẩm của ông già (Trump) tái phát".

Dù vậy nhưng ông Trump vẫn bày tỏ hy vọng rằng ông Kim Jong Un sẽ đồng ý phi hạt nhân hóa. Hôm 6/12, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho biết nước này chưa quyết định có cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thảo luận về vi phạm nhân quyền của Triều Tiên.

Hôm 6/12, Hàn Quốc cho biết ông Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tổ chức một cuộc hội đàm kéo dài nửa giờ về cách duy trì quan hệ ngoại giao với Triều Tiên.

Nước này tuyên bố hai nhà lãnh đạo đã đồng ý rằng tình hình đã trở nên "nghiêm trọng" và "cần phải duy trì đà đối thoại để đạt được kết quả kịp thời từ các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa".

Nhiều nhà ngoại giao, nhà phân tích và quan chức Mỹ từ lâu đã nghi ngờ Triều Tiên sẵn sàng đàm phán một chương trình hạt nhân mà nước này đã đầu tư hàng thập kỷ và nguồn lực khổng lồ để tạo ra.

Mặc dù vậy, Jenny Town, biên tập viên của trang web chuyên theo dõi Triều Tiên 38 North có trụ sở tại Washington, cho biết vẫn chưa rõ liệu những lời của ông Kim Song nên được hiểu theo nghĩa đen.

"Đó là một lựa chọn thú vị của người phát ngôn. Kim Song không trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán và không phải là người được chỉ định đảm nhận công việc liên quan đến mối quan hệ với Mỹ tại Liên Hợp Quốc", cô nói.

"Những loại phát ngôn cứng rắn này đang tăng tần suất khi thời hạn cuối năm đến gần, có lẽ để cố gắng buộc Mỹ đưa một lời đề nghị vào phút cuối. Mặc dù họ càng cố như thế này, họ càng ít có được những gì họ muốn."

Town cho biết Triều Tiên trước đây đã chỉ ra sẵn sàng từ bỏ một phần chương trình hạt nhân của mình như một thỏa thuận giai đoạn đầu, nhưng không đồng ý phi hạt nhân hóa hoàn toàn cùng một lúc. Tháng trước, Kim Yong Chol, một quan chức cấp cao, người trước đây đã dẫn đầu các cuộc đàm phán với Washington, nói rằng Bình Nhưỡng chỉ sẵn lòng thảo luận về phi hạt nhân hóa khi Mỹ đưa ra những nhượng bộ đáng tin cậy.

"Triều Tiên luôn thích cách tiếp cận từng bước hơn là đàm phán mọi thứ cùng một lúc", Town nói. "Có thể đây là ý nghĩa lời tuyên bố của ông Kim Song, vì chúng ta chưa nghe thấy bất cứ điều gì thẳng thắn và rõ ràng như thế này từ những người tham gia vào các cuộc đàm phán."

Mai Anh (theo Reuters)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Iran muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán hạt nhân

Iran muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán hạt nhân

Ngày 31/7, Iran cho biết đã phản hồi trước đề xuất của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell nhằm cứu vãn thoả thuận hạt nhân JCPOA và muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán.
Iran xác nhận đàm phán hạt nhân sẽ tạm dừng trong vài ngày nhưng không tiết lộ thời điểm nối lại

Iran xác nhận đàm phán hạt nhân sẽ tạm dừng trong vài ngày nhưng không tiết lộ thời điểm nối lại

Một quan chức giấu tên cho hay, các cuộc đàm phán hạt nhân sẽ nối lại vào ngày 27/12 tới, trong khi một quan chức khác tuyên bố đàm phán sẽ diễn ra vào giai đoạn giữa Giáng sinh và năm mới.
Hoa Kỳ lên phương án dự phòng trong trường hợp đàm phán hạt nhân Iran thất bại

Hoa Kỳ lên phương án dự phòng trong trường hợp đàm phán hạt nhân Iran thất bại

Ngoại trưởng Antony Blinken ngày 14/12 cho biết, Washington đang cùng các đồng minh lên kế hoạch cho “phương án thay thế” trong trường hợp những nỗ lực đàm phán với Iran nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân “Kế hoạch Hành động chung toàn diện” (JCPOA) không đạt kết quả.

Đọc nhiều

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Ngày 28/7/1995, tại Bandar Seri Begawan, thủ đô của Brunei Darussalam, đã diễn ra một sự kiện quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn với toàn khu vực Đông Nam Á: Lễ thượng cờ đánh dấu việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức. Tôi vinh dự và may mắn là một trong những người trực tiếp tham gia chuẩn bị và chứng kiến thời khắc lịch sử ấy.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 15/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
Ngày hội thể thao gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc

Ngày hội thể thao gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc

Ngày 13/7, Hội thao của cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 4 đã diễn ra tại Khu liên hợp thể thao Anyeong, thành phố Daejeon, miền Trung Hàn Quốc.
Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên minh chứng cho tình hữu nghị Việt – Lào

Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên minh chứng cho tình hữu nghị Việt – Lào

UNESCO đã phê duyệt việc điều chỉnh ranh giới Di sản Thiên nhiên Thế giới, chính thức kết nối Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Việt Nam) và Vườn Quốc gia Hin Nam Nô (Lào), hình thành Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa hai nước.
Người Việt tại Hà Lan vui mừng trước những thành tựu của đất nước

Người Việt tại Hà Lan vui mừng trước những thành tựu của đất nước

Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Hà Lan từ ngày 10-12/7/2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt tại Hà Lan.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024