--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo
22:42 | 10/02/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Lão ngư Võ Mới và những chuyện cũ ở Hoàng Sa

Lão từng lên Hoàng Sa để thắp hương cho mộ người cháu xấu số. Lão từng có thời hoàng kim với nghề cá, khi mà mỗi phiên biển đổ tới 10 cây vàng. Vàng được lão dắt khắp mái nhà, xó bếp, nhiều hơn cả củi…
Hoàng Sa, Trường Sa từ bao đời đã là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam Hoàng Sa, Trường Sa từ bao đời đã là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam
Thuyền trưởng Hồ Đình Thủy quả quyết: 'Ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa từ đời tiên tổ đã là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam...'
Những cuộc chia ly ở Trường Sa Những cuộc chia ly ở Trường Sa
Không phải ruột thịt, không phải người yêu nhưng những cuộc chia tay ở Trường Sa bao giờ cũng thấm đẫm tình người...

Xuân Cổ Lũy

Cứ mỗi chuyến tàu có băng qua quần đảo Hoàng Sa, lão ngư Võ Mới (ngụ xã Nghĩa An nằm bên bờ sông Phú Thọ dẫn ra cửa Đại Cổ Lũy, Quảng Ngãi) lại ghé đảo Tri Tôn thuộc quần đảo này để lên thắp hương cho mộ người cháu xấu số.

Ngày cuối năm 2020 cũng vậy, trước khi trở về đất liền ông cũng lên đảo, tới góc có mấy ngôi mộ có ngôi mộ làm dấu là mộ chôn người Việt, để thắp hương. Chuyện mà ông Mới kể, dù là chuyện cũ, nhưng lại là chuyện mới khiến tôi giật mình.

Trong lần vượt biển trên chiếc tàu gỗ nhỏ vào năm 1987, người con trai bị ốm nặng, không qua khỏi. Thuyền trưởng con tàu khi ấy thấy mờ nhạt phía chân trời có một hòn đảo nên cố cho tàu tiến đến để chôn cất người chết, rồi mới tiếp tục hải trình. Sau này, cha của người con trai đó là ông Nguyễn Ẩn gởi gắm ông Mới mỗi lần “ra đảo cố gắng đến vun lại mộ và thắp hương cho cháu nó đỡ lạnh lẽo”. Ông Mới luôn mang theo lời gởi gắm đó mỗi khi dong tàu đi Hoàng Sa.

Lão ngư Võ Mới và những chuyện cũ ở Hoàng Sa
Làng chài ở cửa đại Cổ Luỹ nổi tiếng một thời nay bị bồi lấp nặng.

Tôi từng nghe vài thuyền trưởng nói câu cửa miệng “từng đi với ông Mới” như lời khẳng định được học nghề từ ngư dân kỳ cựu và nổi tiếng nhất nhì vùng. Ở xã Nghĩa An, Võ Mới thuộc thế hệ kình ngư nổi tiếng, nhất là việc dù tàu không có thiết bị dẫn đường nhưng ông cùng đám bạn chài vẫn ra Hoàng Sa, Trường Sa, tới tận vùng chồng lấn giữa Philippines và Việt Nam để đánh lưới.

“Chỗ đó toàn là cá lâu đời”, ông Mới nói và tôi bật cười khi nghe từ “cá lâu đời”. Đó là những vùng có cá lớn, như con cá cờ nặng tới 400kg, dài gần nửa chiếc tàu, phải cưa làm 3 khúc mới nhét vừa hầm tàu; có đêm lại câu được 40-60 con hay thậm chí 100 con cá mập.

Tết 2021, ông Mới bước qua tuổi 64 nhưng vẫn sở hữu cặp tàu làm nghề giã cào cao tốc (5 người con trai cũng làm biển). Sự chật vật, ngày đêm lo lắng làm lụng để sớm trả nợ vay ngân hàng tiền đóng tàu khiến lão ngư thường chong mắt nghĩ về những vùng biển xa xôi thời trẻ từng đến, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. “Nếu cá nhiều như hồi trước thì 2 năm là dứt nợ”, ông Mới nói với vẻ suy tư.

Ông kể vào tháng 3.1991, ông đã lái tàu QNg 2049 TS mang theo 3.200 lít dầu về hướng Trường Sa. Tàu chỉ dài 13,5m, công suất máy 52 mã lực (tàu đi Trường Sa hiện dài khoảng 19-21m, công suất máy 700 mã lực trở lên). Sau này, 9 ngư dân đồng hành cùng ông đã trở thành những thuyền trưởng giỏi ở làng chài cửa Đại Cổ Lũy, tiếp tục truyền dạy cho các ngư dân khác.

Lần đầu ra Trường Sa đánh cá, con tàu lang thang khắp các đảo rồi cập vào các nhà giàn. Bộ đội trên chốt giơ tay vẫy chào, tỏ ý mừng rỡ khi nhìn thấy tàu cá treo cờ Việt Nam. Ông Mới trèo lên nhà giàn, chỉ vào tờ hải đồ giấy ra hiệu cho biết tàu đã đi từ Quảng Ngãi vô Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa rồi bật ra Trường Sa hết 4 ngày 4 đêm và đã đi hết các đảo nổi. Anh em bộ đội đa số là người miền Bắc đã thốt lên: Bác đi thế là giỏi hơn chúng em rồi!

Lão ngư Võ Mới và những chuyện cũ ở Hoàng Sa
Ngư dân Võ Mới nhận ra những hòn đảo nơi ông từng đến.

Lên đảo Hoàng Sa

Ở cửa Đại Cổ Lũy, vào mùng 3 Tết là bà con ngư dân làm lễ xuất hành đầu năm, cử các tàu làm ăn khá nhất dẫn đoàn. Nhiều năm trước, tàu cá của ngư dân Võ Mới luôn được nhắc đến với vẻ kính nể.

Ông Mới lại nhìn ra cửa biển, nói về thời vận của làng chài lúc này gặp khó và tiếp tục kể về năm tháng xuôi từ Trường Sa về Hoàng Sa. Hòn đảo đầu tiên tàu cập vào là Tri Tôn.

Các nhà nghiên cứu biển Đông mà nghe ngư dân cập tàu vào đảo này thì đều sửng sốt. Vì hòn đảo giống như lỗ châu mai của cướp biển, lính Trung Quốc bắn vào tất cả tàu cá đi qua, mà trong Hoàng Sa thì đảo này nằm gần Việt Nam nhất nên bọn lính luôn cảnh giác và hung hăng.

Cập tàu vào, các ngư dân lên đảo và lang thang trên bờ cát trắng. Sau đó, tàu tiếp tục ra đảo Phú Lâm, nơi hiện Trung Quốc đã xây đường băng và biến thành tiền đồn nguy hiểm trên biển Đông. Nhưng khi ấy, lính Trung Quốc thấy ngư dân Việt Nam thì đến xin cá, luộc xong bê đĩa cá để sát mặt ngư dân ra hiệu ăn trước rồi mới dám ăn. Hóa ra bọn lính sợ bị đầu độc rồi cướp súng, chiếm đảo.

Lão ngư Võ Mới và những chuyện cũ ở Hoàng Sa
Làng chài ở Quảng Ngãi vào xuân mới.

Lính Trung Quốc trên đảo đa phần là đói kém nên xin đủ thứ để ăn và để lộ xuất thân từ vùng cao, lạc hậu, thiếu thốn. Các ngư dân và ông Mới lấy lòng bằng cách cho vài xâu cá để yên thân, đánh cá quanh các đảo nổi ở Hoàng Sa.

Những hòn đảo khác của Hoàng Sa như Đá Hải Sâm, Quang Ảnh, Xà Cừ ông Mới cũng đặt chân đến rồi. Ông kể lúc Hoàng Sa mới bị chiếm, ngư dân Việt Nam vẫn đi lại tự do vì hải quân Trung Quốc chưa bao quát hết các đảo nổi. Nhưng từ năm 2000 trở đi, việc chạy vào các đảo Hoàng Sa tránh gió bắt đầu khó khăn, các tàu cá bị bắt giữ, thu cá và phạt tiền.

Trong khi ông dong tàu trên biển thì ở làng chài, bà Minh - vợ ông - khấp khởi chờ chồng về với chiếc tàu đầy cá và toan tính bí mật.

Sau nhiều năm, ông Mới hồi kể bí mật này. Đó là làm biển thời đó trúng đến mức đổ được 10 cây vàng mỗi phiên. Một mức thu nhập kinh khủng. Cứ bán cá - mua vàng, hai vợ chồng chờ trời tối lên nóc nhà, nhét vàng vào ống tre. Vàng nhét khắp mái nhà là lúc ông Mới đóng tàu công suất lớn giá trên 100 cây vàng.

Sau khi thoát nạn từ cơn bão Chan Chu năm 2006, ông Mới giã từ nghề biển. Cách đây 4 năm, ông hâm lại thời trai trẻ, vay vốn đóng tàu giã cào cao tốc. Nhưng cả làng đóng tàu cao tốc nay đều lâm cảnh nợ nần.

Vậy mà trong những ngày đầu năm 2021, ông Mới vẫn kể về hào quang nghề biển một thời, với chiếc tàu giăng cờ tổ quốc, dắt đầy hoa, băng băng dẫn cả đoàn tàu trong lễ xuất hành chào đón mùa biển mới.

Triển lãm bản đồ, trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa Triển lãm bản đồ, trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa
Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại Nhà văn hóa huyện Hàm Thuận Bắc.
Trưng bày tư liệu Trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”
Triển lãm trưng bày các tư liệu, văn bản, ấn phẩm là một phần bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông.

Lê Văn Chương
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal, diễn ra chiều 22/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Senegal. Cùng dự cuộc gặp có Phó Chủ tịch Quốc hội Senegal Samba Dang.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Ngày 24/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Cuba Gerardo Peñalver Portal đã dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài Anh hùng dân tộc José Martí trong vườn hoa Tao Đàn (Hà Nội).
Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Ngày 22/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025.
Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Tròn 30 năm kể từ khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/7/1995, Việt Nam đã, đang khẳng định vị thế là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong cộng đồng khu vực. Những đánh giá tích cực từ các học giả, nhà ngoại giao và đại diện tổ chức quốc tế đã cho thấy vai trò ngày càng nổi bật của Việt Nam trong việc định hình tương lai ASEAN.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.