--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Giao lưu hữu nghị
06:20 | 05/09/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Luật hàng hải của Trung Quốc: Mỹ phản ứng chỉ để phớt lờ?

Trước quy định của luật giao thông hàng hải của Trung Quốc có hiệu lực từ 1.9, yêu cầu một số loại tàu thuyền khi đi vào “vùng lãnh hải” của Trung Quốc ở Biển Đông phải khai báo thông tin hải trình, cho đến thời điểm này, Mỹ phản ứng khá chừng mực nếu so với luật Hải cảnh trước đó.
Tướng Mỹ: Luật hàng hải Trung Quốc nguy cơ gây bất ổn trên Biển Đông Tướng Mỹ: Luật hàng hải Trung Quốc nguy cơ gây bất ổn trên Biển Đông
Phó đô đốc Tuần duyên Mỹ cảnh báo nguy cơ bất ổn nếu Trung Quốc thực thi quy định yêu cầu tàu nước ngoài khai báo ở Biển Đông.
Trung Quốc thêm một lần thách thức quốc tế trên Biển Đông Trung Quốc thêm một lần thách thức quốc tế trên Biển Đông
Luật giao thông hàng hải của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1.9.2021 yêu cầu tàu nước ngoài vào "vùng lãnh hải" Trung Quốc phải báo cáo thông tin về tàu và hàng hóa cho các cơ quan quản lý hàng hải của Trung Quốc. Đây được cho là một bước tiến trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của nước này.

Phản ứng nhanh nhưng... nhẹ

Cụ thể, ngày 1/9, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Supple đã trả lời tờ Stars & Stripes rằng đây là “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với tự do hàng hải và thương mại. Quy định của quốc gia ven biển không được vi phạm các quyền mà tất cả các quốc gia được hưởng theo luật pháp quốc tế.

Ông cũng khẳng định lại các tuyên bố chủ quyền trên biển bất hợp pháp, gồm tại Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng đến quyền tự do trên biển, các quyền và lợi ích của biển Đông và các quốc gia ven biển khác.

Cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price, khi được hỏi về vấn đề này, khẳng định các nước nên có quy định chung cho tất cả về các nguyên tắc của trật tự dựa trên luật lệ. Mỹ luôn khẳng định điều này với Trung Quốc và đồng minh và đối tác.

Ngoài ra, Mỹ không ngại phản đối và đã nhiều lần cùng đồng minh và đối tác phản đối những yêu sách quá mức và bất hợp pháp của Trung Quốc.

Luật hàng hải của Trung Quốc: Mỹ phản ứng chỉ để phớt lờ?
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. (Nguồn: AFP)

Ngày 2/9, Trung tá Martin Meiners khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động trên biển và trên không "ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".

Ngày 3/9, Phó Đô đốc Tuần duyên Mỹ Michael McAllister cho biết quy định của Trung Quốc đi ngược lại thỏa thuận và thông lệ quốc tế. Điều này rất đáng lo ngại vì những quy định đó, nếu được thực thi, sẽ tạo nền tảng cho bất ổn và xung đột."

Phó Đô đốc cũng cho biết thêm rằng các quốc gia ngày càng quan tâm đến hợp tác tuần duyên với Mỹ để bảo bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải do lo ngại về hành động cưỡng ép của Trung Quốc nhưng thiếu năng lực để đối phó.

Một hình thức phớt lờ?

Nếu so sánh với phản ứng của Mỹ khi Trung Quốc áp dụng luật hải cảnh (cho phép bắn đạn thật vào tàu nước ngoài) hồi đầu năm 2021, các tuyên bố này có một số điểm đáng chú ý.

Thứ nhất, Mỹ đưa ra tuyên bố chỉ trích nhanh hơn rất nhiều, ngay cùng ngày quy định của Trung Quốc có hiệu lực. Lần trước, Trung Quốc đưa ra luật hải cảnh từ cuối năm 2020, có hiệu lực ngày 1/2/2021 nhưng Mỹ ngày 19/2 (sau hơn 2 tuần luật có hiệu lực) mới đưa ra tuyên bố. Phản ứng của Mỹ lúc đó cũng chậm hơn rất nhiều phản ứng của các như Nhật Bản, Philippines hay Việt Nam đã lên tiếng.

Thứ hai, phản ứng lần trước của Mỹ xuất phát chủ yếu từ phía Bộ Ngoại giao: Ngày 19/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price tuyên bố trong họp báo “lo ngại” về ngôn ngữ trong luật hải cảnh; Ngày 16/3, Ngoại trưởng Blinken bày tỏ quan ngại với những diễn biến “gây rối” như luật hải cảnh của Trung Quốc...

Tuy nhiên, lần này, phản ứng của Bộ Ngoại giao Mỹ mới chỉ dừng lại ở cấp Người phát ngôn. Các tuyên bố còn lại đều tới từ các quan chức quốc phòng. Ngoài ra, nội dung phản ứng phía Bộ Ngoại giao cũng không trực tiếp nhằm vào quy định mới của Trung Quốc như lần trước. Phát ngôn của Ned Price có thể coi là "nhẹ hơn" phát ngôn từ phía các quan chức quân đội Mỹ nhiều. Bên cạnh đó, khi được hỏi, Ned Price cũng né tránh thông tin liệu chính phủ Trung Quốc có trao đổi trực tiếp với Mỹ về luật an toàn hàng hải mới hay không.

Tất nhiên, chúng ta không nên loại trừ khả năng Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có những phát ngôn về quy định này về sau (như Ngoại trưởng Blinken đã làm sau khi luật hải cảnh Trung Quốc có hiệu lực hơn một tháng).

Thứ ba, phản ứng lần này của Mỹ không nhấn mạnh vào đồng minh - đối tác như lần trước. Sau khi luật hải cảnh có tác dụng, Mỹ nhấn mạnh Mỹ "đồng lòng với Việt Nam, Nhật và các nước láng giềng" trong vấn đề này. Thậm chí, vấn đề còn được đưa vào họp Bộ trưởng Ngoại giao các nước Quad ngày 18/3.

Lần này, Mỹ chỉ tập trung vào các chỉ trích dựa trên quyền tự do hàng hải – quyền vốn được quy định theo Công ước luật biển UNCLOS 1982.

Luật hàng hải của Trung Quốc: Mỹ phản ứng chỉ để phớt lờ?
Hải quân Trung Quốc có nhiều động thái gây căng thẳng trên Biển Đông

CHINAMIL

Có hai lý do để giải thích các khác biệt này. Mỹ có thể không coi quy định này là nghiêm trọng như luật hải cảnh trước đó của Trung Quốc vì quy định chỉ yêu cầu thông báo thông tin (chưa cụ thể những thông tin gì), không nhắc đến hành động đáp trả bằng vũ trang...

Ngoài ra, Mỹ cũng có thể "phớt lờ" quy định này và vẫn tiến hành hoạt động như bình thường, tương tự như động thái của Mỹ khi Trung Quốc tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông. Hồi tháng 11/2013, Trung Quốc yêu cầu các nước phải thông báo hoạt động khi bay vào vùng ADIZ (tương tự quy định lần này). Đáp lại, Mỹ ngay trong tháng 11/2013 đã điều máy bay ném bom vào vùng Trung Quốc tuyên bố ADIZ mà không thông báo. Mỹ sau đó cũng có nhiều hành động ủng hộ Nhật Bản và Hàn Quốc khi các nước này tuyên bố phản đối hoặc điều máy bay vào vùng Trung Quốc tuyên bố ADIZ.

Tuy nhiên, động thái của Trung Quốc vẫn cần được theo dõi sát sao dù mức độ ảnh hưởng có nghiêm trọng tới đâu bởi: (i) đây vẫn là hành động trái với quy định về tự do hàng hải trong UNCLOS; (ii) có thể Trung Quốc "cố ý" chưa nêu cụ thể định nghĩa "lãnh hải" và đối tượng tàu áp dụng để linh hoạt điều chỉnh sau này; và (iii) việc Trung Quốc sử dụng "vùng lãnh hải" thay vì "Đường Chín đoạn" hay "vùng nước lịch sử" như trước kia cũng cho thấy Trung Quốc đang có thay đổi trong cách tiếp cận pháp lý với các yêu sách biển (Phán quyết Biển Đông 2016 đã khẳng định các khái niệm này không có căn cứ). Phản ứng của Mỹ, theo đó, cũng cần điều chỉnh phù hợp.

Trung Quốc áp dụng chiêu trò kiểm soát Biển Đông Trung Quốc áp dụng chiêu trò kiểm soát Biển Đông
Tờ Hoàn Cầu thời báo vừa đưa tin chính quyền Trung Quốc từ ngày 1.9, sẽ áp dụng quy định yêu cầu những người điều khiển một số loại tàu thuyền phải khai báo thông tin chi tiết về hải trình khi đi vào vùng lãnh hải mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc bắt đầu tập trận một tuần ở vịnh Bắc Bộ Trung Quốc bắt đầu tập trận một tuần ở vịnh Bắc Bộ
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) vừa thông báo một cuộc tập trận diễn sẽ diễn ra ở vịnh Bắc bộ, từ ngày 23-29.8.
ThS. Đỗ Hoàng (Viện Biển Đông)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đến Vũ Hán (Trung Quốc) trải nghiệm đường sắt treo, đi taxi không người lái

Đến Vũ Hán (Trung Quốc) trải nghiệm đường sắt treo, đi taxi không người lái

Tháng 5/2025, 7 phóng viên đến từ 3 cơ quan báo chí Việt Nam là Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã có chuyến trải nghiệm tại TP Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).
Vì sao đồ chơi nghệ thuật Trung Quốc dấy lên cơn sốt toàn cầu?

Vì sao đồ chơi nghệ thuật Trung Quốc dấy lên cơn sốt toàn cầu?

Từ tháng 5/2025, đồ chơi nghệ thuật thương hiệu Trung Quốc có tên Labubu mang phong cách tinh nghịch, nhí nhảnh và đáng yêu đã dấy lên cơn sốt tranh mua trên toàn cầu.
Trung Quốc và Italia khởi động nhiều dự án giao lưu nhân văn tại Rome

Trung Quốc và Italia khởi động nhiều dự án giao lưu nhân văn tại Rome

Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) vừa tổ chức nhiều sự kiện giao lưu nhân văn tại Rome, Italia đánh dấu bước phát triển mới trong hợp tác văn hóa giữa hai quốc gia.

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Với những hoạt động đa dạng, giàu tính tương tác, phương pháp Tăng cường kỹ năng đọc viết cho trẻ em tiểu học (LB) và Hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với Đọc viết và Toán (RTL) giúp giờ học trở nên sinh động, dễ hiểu hơn. Nhờ đó, trẻ em ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thêm cơ hội tiếp cận tri thức, làm chủ tương lai.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Trưa ngày 6/7, tại phường Vị Tân, thành phố Cần Thơ, Lễ bế mạc và trao giải Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" lần thứ VI năm 2025 đã chính thức diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng và đầy cảm xúc.
Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Ngày 06/7, Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan khóa IV, nhiệm kỳ 2025-2028. Đại hội đề ra phương hướng phát triển nhiệm kỳ mới, tập trung vào việc phát huy vai trò và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động giao lưu, học thuật và hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh trong việc học tập và hội nhập quốc tế.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.