--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
10:02 | 05/09/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Lương ngàn đô, có người yêu Việt kiều, em chồng bỗng quay lưng lại phụ công sức của vợ chồng tôi

Tôi không ngờ cô em chồng ngoan ngoãn ngày xưa nịnh nọt tôi từng ly từng tý để tôi lo cho ăn học, giờ lại thành ra thế này.

Chưa bao giờ tôi cảm thấy nhục nhã và cay đắng như thế này. Vậy mới biết ở đời không ai biết trước được điều gì.

Tôi lấy chồng cách đây gần 10 năm. Nhà chồng tôi lúc đó nghèo vô cùng, nhưng vì thương tính cách chịu khó của anh nên tôi quyết tâm cưới. Tôi mang về nhà chồng một số vàng cưới lớn để làm ăn. Bố mẹ chồng đau yếu nên hầu như chỉ ở nhà cơm nước cho vợ chồng tôi bươn chải. Em chồng thì đang học cấp 3, vì để em tâp trung học tập nên tôi không yêu cầu em làm bất cứ gì. Tôi tạo điều kiện tối đa cho em học. Từ việc cho tiền học thêm, tới mua cho xe đạp điện để đỡ phải vất vả đi lại. Em đỗ đại học, từ tiền thuê nhà cho tới cọng rau, cân gạo cũng là tôi đạp xe mang ra cho em.

Lúc đó em chồng quý mến tôi lắm, nói chuyện với ai cũng "chị dâu em bảo, chị dâu em nói...". Em còn hứa sau này thành đạt sẽ chăm sóc lại cho vợ chồng tôi. Vậy mà 8 năm sau, khi em đã tốt nghiệp đại học, trở thành một cô gái thành đạt thật sự, thì em lại quay lưng với bao công sức vun vén của tôi và gia đình tôi.

luong ngan do co nguoi yeu viet kieu em chong bong quay lung lai phu cong suc cua vo chong toi

Khi em thành đạt thì em lại quay lưng với bao công sức vun vén của tôi và gia đình tôi. (Ảnh minh họa)

Em chồng tốt nghiệp đại học, chính tôi là người ra ngân hàng ký giấy vay một số tiền lớn cho em đi du học. Trở lại Việt Nam, em chồng vào làm ở một công ty nước ngoài với mức lương gần 3000 đô la. Em có một anh người yêu là Việt kiều Canada rất giàu có. Thấy em thành đạt, cả nhà tôi vui mừng cho em. Chúng tôi cũng chưa từng ngửa tay xin em bất kỳ đồng nào, vậy mà chưa gì lòng dạ em đã thay đổi.

Bố mẹ đẻ tôi nghe tin em về nước nên đến thăm hỏi, vậy mà em để ông bà ngồi một mình, đi nói chuyện điện thoại cả tiếng đồng hồ với anh chàng người yêu vẫn đang ở nước ngoài. Tiền lãi ngân hàng để em đi du học, tôi vẫn đang trả. Tôi nhắc mẹ chồng bảo em việc đó, vì giờ lương của em cao, em cũng tự chủ được kinh tế cho bản thân rồi, tôi còn phải lo cho bố mẹ chồng và con cái. Nhưng không ngờ ngày hôm sau, em ném ra trước mặt tôi hơn 100 triệu bảo tôi trả thẳng gốc lẫn lãi ngân hàng, thừa bao nhiêu em cho tôi, chỉ xin tôi đừng kể công và đi nói nọ kia chuyện nuôi em ăn học.

Người yêu em đến chơi, vợ chồng tôi là anh chị cả, ngồi nói chuyện hỏi han tình hình gia cảnh nhà em rể tương lai là chuyện thường tình. Người yêu em cũng rất vui vẻ trả lời. Vậy mà em chồng cáu gắt bảo chúng tôi quen thói nhà quê, thấy người khác đến chơi là "đào" cả 3 đời tổ tông lên để hỏi. Em chỉ trích chúng tôi làm xấu hổ em...

luong ngan do co nguoi yeu viet kieu em chong bong quay lung lai phu cong suc cua vo chong toi

Biết là lòng người dễ thay đổi nhưng không ngờ em ấy lại trở mặt như thế. (Ảnh minh họa)

Mấy hôm nay em chồng làm tôi rất buồn lòng. Con gái tôi 3 tuổi, thấy em chồng có mấy thỏi son trên bàn nên cháu nghịch ngợm lấy một thỏi tô khắp nơi. Tôi không biết thỏi son đó đáng giá bao nhiêu tiền, nhưng vừa nhìn thấy em chồng đã tru tréo mắng chửi tôi không biết dạy con, để con nghịch ngợm "phá của". Em còn cốc đầu con gái tôi đau điếng.

Tôi giận quá bảo em rằng thỏi son giá bao nhiêu tiền, tôi đền. Vậy là em mỉa mai hỏi tôi có biết gì về hàng hiệu về son môi? Cả đời tôi đã khi nào được tô thỏi son bạc triệu chưa? Thái độ của em khiến tôi rất bức xúc và giận. Tôi không ngờ cô em chồng ngoan ngoãn ngày xưa nịnh nọt tôi từng ly từng tý để tôi lo cho ăn học, giờ lại thành ra thế này.

Tôi buồn quá mọi người ạ. Biết là lòng người dễ thay đổi nhưng không ngờ em ấy lại trở mặt như thế.

Trần Hương Lan

Nguồn:

Đọc nhiều

Hoà nhạc hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan: Giai điệu kết nối nhân dân

Hoà nhạc hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan: Giai điệu kết nối nhân dân

Tối 26/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình hòa nhạc “Những viên ngọc của âm nhạc cổ điển Azerbaijan”. Buổi hòa nhạc được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 107 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Azerbaijan (28/5/1918 - 28/5/2025) và thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Azerbaijan (7/5/2025) trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới nước này.
Đạ Rsal – xã nghèo “thay da đổi thịt” nhờ chuyển đổi số

Đạ Rsal – xã nghèo “thay da đổi thịt” nhờ chuyển đổi số

Áp dụng công nghệ thông minh tưới tự động cho sầu riêng (điều khiển từ xa bằng Remot); sử dụng các nền tảng, công nghệ số như Zalo, Facebook… để buôn bán các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương; sử dụng các nền tảng trực tuyến để giao dịch với chính quyền… đó là những ứng dụng mà bà con xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đã, đang thực hiện. Với hướng đi mới này, Đạ Rsal đã thay đổi nhanh chóng trong xây dựng và phát triển địa phương.
Tin quốc tế ngày 27/5: Palestine giành được quyền treo cờ tại trụ sở WHO; ông Trump cân nhắc chuyển 3 tỷ USD từ Harvard sang trường dạy nghề

Tin quốc tế ngày 27/5: Palestine giành được quyền treo cờ tại trụ sở WHO; ông Trump cân nhắc chuyển 3 tỷ USD từ Harvard sang trường dạy nghề

Phái đoàn Palestine đã giành được quyền treo cờ của họ tại trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Tổng thống Trump cân nhắc chuyển 3 tỷ USD từ Harvard sang trường dạy nghề... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 27/5.
Tin quốc tế ngày 28/5: Mỹ yêu cầu tạm dừng phỏng vấn thị thực mới đối với sinh viên quốc tế

Tin quốc tế ngày 28/5: Mỹ yêu cầu tạm dừng phỏng vấn thị thực mới đối với sinh viên quốc tế

Mỹ yêu cầu các đại sứ quán tạm dừng phỏng vấn thị thực mới đối với sinh viên quốc tế; Vua Charles III nhấn mạnh "quyền tự quyết" của Canada; Ukraine tấn công drone quy mô lớn vào Nga... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 28/5.
Những bàn tay níu nghề thổ cẩm ở Đạ Long

Những bàn tay níu nghề thổ cẩm ở Đạ Long

Giữa thôn 2, xã Đạ Long (huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) – nơi từng được biết đến với tên gọi làng K’Tung – tiếng khung dệt vẫn lách cách vang lên mỗi ngày từ đôi tay của 4–5 nghệ nhân cao tuổi, hơn 20 phụ nữ còn gắn bó với nghề và một lớp trẻ đang tập tành kéo sợi. Ít ỏi nhưng bền bỉ, họ chính là những người đang giữ nhịp thở cuối cùng cho nghề dệt thổ cẩm – di sản văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây – với một niềm tin lặng lẽ: nghề sẽ không biến mất, nếu còn người giữ lửa.
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới