Máy tính, điện tử và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 8 tháng năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 499,71 tỷ USD, tăng 15,9% tương ứng tăng 68,69 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, trị giá xuất khẩu hàng hóa đạt 252,60 tỷ USD, tăng 18,2% (tương ứng tăng 38,85 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 247,11 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 29,84 tỷ USD). Trong các nhóm hàng xuất khẩu chính, nổi bật là điện thoại các loại và linh kiện. Cụ thể, xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 8/2022 đạt trị giá 6,09 tỷ USD, tăng mạnh 39,4% so với tháng trước.
Tính trong 8 tháng năm 2022, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 40 tỷ USD, tăng 13,5% so với 8 tháng/2021, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Cụ thể, xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Hoa Kỳ đạt 9,25 tỷ USD, tăng 48%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 8,97 tỷ USD, tăng 11%; sang EU đạt 4,61 tỷ USD, giảm 5%; sang Hàn Quốc đạt 3,88 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu đã nhiều tỷ USD. |
Ngoài ra, trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 8 đạt 4,94 tỷ USD, tăng 25,4% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng/2022 đạt 36,71 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung trong 8 tháng năm 2022, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ đạt 10,12 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 7,7 tỷ USD, tăng 16%; sang thị trường EU đạt 4,88 tỷ USD, tăng 19%; sang thị trường Hồng Kông đạt 3,83 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm trước; sang thị trường Hàn Quốc đạt 2,29 tỷ USD, giảm 2%…
Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác trong tháng 8 đạt 4,49 tỷ USD, tăng 9,7% so với tháng trước. Tính trong 8 tháng/2022 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 30,06 tỷ USD, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực điện tử tại nước ta ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư. Cùng với đó, Việt Nam cũng đang có nhiều lợi thế để thu hút các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử. Các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết đang tạo cơ hội cho nhiều hãng điện tử lớn mở rộng quy mô để tận dụng cơ hội về ưu đãi thuế quan trong hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chuẩn bị tốt về hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực... được giới doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đánh giá cao.
![]() Xuất khẩu nông thủy sản sang Mỹ đạt gần 9,6 tỷ USD, chiếm 26,4% thị phần, tiếp đến là thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. |
![]() Ngày 14/9, trang Shoes Report (Nga) đã đăng bài viết mang tên “Xuất khẩu giày của Việt Nam tăng trưởng”. Theo đó, trong 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu giày của Việt Nam tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 14 tỷ USD. Kết quả này phù hợp với dự báo của Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho năm nay, Worldfootwear.com viết. |
Tin bài liên quan

Máy bay chở khách C909 của Trung Quốc vượt mốc 700 tuyến bay, vận chuyển hơn 24 triệu lượt hành khách

Đến Vũ Hán (Trung Quốc) trải nghiệm đường sắt treo, đi taxi không người lái

Vì sao đồ chơi nghệ thuật Trung Quốc dấy lên cơn sốt toàn cầu?
Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế
Multimedia
Xem trên
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5%

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm
