
Mỗi năm sẽ có thêm khoảng 100 sinh viên Campuchia được nhận đỡ đầu
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết 10 chương trình Ươm mầm hữu nghị và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động giữa các tổ chức nhân dân (Ảnh: Thành Luân). |
Tại Hội nghị tổng kết 10 chương trình Ươm mầm hữu nghị và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động giữa các tổ chức nhân dân ngày 6/11, bà Nguyễn Thị Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia đã phát động phong trào Ươm mầm hữu nghị giai đoạn 2022-2027.
Phong trào nhằm động viên các cấp hội, hội viên, các cựu chuyên gia, cựu quân tình nguyện, các doanh nhân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, từ thiện, các nhà hảo tâm chủ động, tích cực tham gia nhận đỡ đầu, giúp đỡ các lưu học sinh Campuchia đang học tập tại các cơ sở giáo dục – đào tạo ở Việt Nam trên tinh thần tự nguyện, dưới những hình thức phù hợp.
Theo đó, phấn đấu trung bình mỗi năm nhận đỡ đầu trực tiếp từ 80 - 100 sinh viên; tổ chức từ 2- 3 chuyến thăm quan, tìm hiểu thực tế, giao lưu hữu nghị với các địa phương. Tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng giúp đỡ các lưu học sinh Campuchia đang học tập tại các cơ sở giáo dục – đào tạo ở Việt Nam an tâm học tập, hòa nhập môi trường học tập mới; nâng cao trình độ ngôn ngữ tiếng Việt; nắm vững kiến thức chuyên ngành đào tạo; có nhiều cơ hội đi sâu tìm hiểu về đời sống văn hoá, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam, về truyền thống đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam – Campuchia.
Thời gian qua, xác định thế hệ trẻ là những cây cầu hữu nghị nối dài mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài giữa hai đất nước, chương trình Ươm mầm hữu nghị là một trong những trọng tâm công tác của Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia. Sau 10 năm triển khai, chương trình đã phát triển đến hầu hết các tỉnh, thành phố có sinh viên Campuchia đang theo học, với trên 100 lượt gia đình, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu gần 500 sinh viên.
Một số biện pháp triển khai thực hiện phong trào Ươm mầm hữu nghị giai đoạn 2022-2027: Chủ động xây dựng Chương trình, Kế hoạch hoạt động hàng năm, 6 tháng, phù hợp với đặc điểm tình hình và khả năng của mỗi cấp hội; Chủ động, sáng tạo và vận dụng linh hoạt các hình thức xã hội hóa nguồn lực để tổ chức tốt các hoạt động Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, các bộ, ngành, cơ quan đoàn thể hữu quan và chính quyền các địa phương, các cấp Hội phía Campuchia, Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán và Ban chấp hành Hội sinh viên Campuchia tại Việt Nam trong các hoạt động, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả. Động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, gia đình, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào. Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. |
Tin bài liên quan

Long trọng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước tại Phnom Penh

Phối hợp khám chữa bệnh cho người dân biên giới Việt Nam - Campuchia

Những sáng kiến thiết thực thúc đẩy tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia
Đọc nhiều

Việt Nam đạt chỉ số phát triển con người cao, tính toán khai thác tiềm năng từ AI

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Đà Nẵng hỗ trợ 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu nâng cấp hạ tầng và an sinh xã hội

Thuế quan Mỹ - Trung hạ nhiệt: Thị trường phản ứng tích cực, giới chuyên gia vẫn thận trọng

Quảng bá ẩm thực cung đình Huế và du lịch Việt Nam tại Pháp
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
