
Mỹ từng cân nhắc dùng hơn 500 quả bom hạt nhân để tạo tuyến đường thay thế kênh đào Suez
Trang Business Insider đưa tin, kế hoạch trên do Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đề xuất năm 1963, dựa trên kết quả điều tra sơ bộ cho thấy việc sử dụng bom để tạo ra một kênh đào xuyên Israel là khả thi về mặt công nghệ.
Bản ghi chép này được giải mật năm 1996. Trong đó, Phòng thí nghiệm Lawrence Livermore đã gợi ý sử dụng 520 quả bom hạt nhân để phá nổ đất, tạo thành một tuyến đường thủy dài gần 260km, ngang bằng mực nước biển, chạy qua sa mạc Negev thuộc Israel.
![]() |
Mỹ từng cân nhắc dùng các vụ nổ hạt nhân để đào kênh qua sa mạc Negev; Nguồn: businessinsider.com.au |
Bản ghi chép cũng lưu ý các biện pháp đào bới thông thường sẽ vô cùng tốn kém, do đó sử dụng bom hạt nhân là hợp lý hơn cả. Ngoài ra, một quãng đường 209km thuộc phần hoang mạc hầu như không có người ở nên rất phù hợp để đặt bom.
“Con kênh này sẽ là phương án thay thế có giá trị chiến lược cho kênh đào Suez hiện tại, đồng thời có thể sẽ đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế", văn bản giải mật này nhấn mạnh.
Tuyến đường thủy này được đề xuất trải dài qua sa mạc Negev ở Israel, nối Địa Trung Hải với Vịnh Aqaba, mở ra lối vào Biển Đỏ và Ấn Độ Dương. Đề xuất trên ước tính cần bốn thiết bị chứa 2 megaton chất nổ cho từng đoạn 1,6km. Con kênh sẽ cần ít nhất 520 quả bom hạt nhân hoặc 1,04 gigaton chất nổ.
Tuy nhiên, dự án này đã không thể triển khai vì gặp trở ngại tính khả thi về chính trị. Nhiều khả năng các nước Arab láng giềng của Israel sẽ cực lực phản đối việc xây dựng một con kênh như vậy.
Được biết, Bản ghi nhớ năm 1963 cũng xuất hiện chưa đầy một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng Suez (hay Chiến tranh Arab-Israel lần thứ hai, còn được gọi là Cuộc xâm lược ba bên và Chiến tranh Sinai ở Israel) bắt đầu ngày 29/10/1956, khi các lực lượng vũ trang Israel tiến vào Ai Cập về phía Kênh đào Suez sau khi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser (1918-70) quốc hữu hóa kênh đào, một tuyến đường thủy có giá trị kiểm soát 2/3 lượng dầu được châu Âu sử dụng.
Người Israel sớm được các lực lượng của Pháp và Anh tham gia hỗ trợ hòng giành lại quyền kiểm soát kênh đào Suez cho các cường quốc phương Tây và loại bỏ Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser.
Sự việc khiến Liên Xô vào cuộc và phá hủy mối quan hệ của họ với Mỹ. Cuối cùng, Ai Cập đã giành chiến thắng, và chính phủ Anh, Pháp và Israel rút quân vào cuối năm 1956 và đầu năm 1957.
Tin bài liên quan

Tàu Ever Given được giải cứu, đã nổi trên mặt nước

Thêm 2 tàu lai dắt được điều động để giải cứu tàu Ever Given đang mắc kẹt ở Suez

Vì sao Tàu Ever Given mắc kẹt, chắn ngang kênh đào Suez?

Việt Nam - Ai Cập tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng hải

Kênh Suez phát cảnh báo khẩn cấp 'đón' siêu tàu Ever Given trở lại

Ai Cập đồng ý thả tàu Ever Given sau khi "chốt" xong thỏa thuận bồi thường
Đọc nhiều

"Nhịp cầu Hán ngữ" - sân chơi ngôn ngữ góp phần vun đắp quan hệ Việt – Trung

Tin quốc tế ngày 24/5: Thẩm phán chặn lệnh cấm Harvard tuyển sinh viên nước ngoài; Ukraine - Nga trao đổi 1.000 tù nhân

Bạn bè quốc tế chia buồn nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương từ trần

Tổng thống Hungary và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 27 - 29/5

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN 46
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
