--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
16:48 | 12/04/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nét đẹp trong phong tục cưới hỏi của dân tộc Nùng

Chiếm 38,4% dân số toàn huyện, sinh sống ở 11/24 xã, thị trấn, người Nùng có lịch sử sinh sống lâu đời và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cộng đồng các dân tộc ở huyện Hoàng Su Phì. Những năm qua, các thế hệ người Nùng luôn chú trọng gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình, trong đó có những nét đẹp trong phong tục cưới hỏi, bởi người Nùng quan niệm lễ cưới không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà còn có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục đạo làm con, nghĩa vợ chồng.
Tết cổ truyền: Nét đẹp văn hóa trong dòng chảy thời gian Tết cổ truyền: Nét đẹp văn hóa trong dòng chảy thời gian
Khởi nguồn từ những hình thức sinh hoạt Hội mùa gắn với văn minh nông nghiệp lúa nước của cộng đồng người Việt và một số dân tộc thiểu số anh em, trên dòng chảy thời gian, Tết Nguyên đán đã và đang trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa cổ truyền quan trọng, lan tỏa phạm vi không gian thực hành sâu rộng ra khắp mọi vùng, miền cả nước.
Đồng phục Minh Khôi - nét đẹp văn hóa Việt ngời sáng nơi từng đường kim, sợi chỉ Đồng phục Minh Khôi - nét đẹp văn hóa Việt ngời sáng nơi từng đường kim, sợi chỉ
TĐO - “Việc mặc đồng phục góp phần xóa bỏ ranh giới giàu nghèo. Ngoài ra, đó là nét đẹp văn hóa thể hiện sự văn minh, lịch sự, không chỉ làm đẹp thêm hình ảnh trường lớp, cơ quan, xí nghiệp mà còn góp phần giáo dục nhân cách người mặc. Tuy nhiên, bên cạnh ý nghĩa tốt đẹp vẫn còn đó những nỗi lo. Chúng tôi hiểu, chia sẻ và đồng hành cùng các phụ huynh học sinh, các quý cơ quan, doanh nghiệp”, doanh nhân Đoàn Thị Như Diễm tâm sự nhân dịp đầu xuân năm mới.
Ẩm thực ngày Tết - Nét đẹp văn hóa 3 miền Ẩm thực ngày Tết - Nét đẹp văn hóa 3 miền
TĐO - Nhắc đến Tết, mọi người vẫn nghĩ ngay đến những bữa cơm tất niên ngày cuối năm, mâm cơm cúng kiếng, đưa rước ông bà, là bữa tiệc đoàn viên của gia đình, là những món ngon được sẻ chia, mời mọc láng giềng, bạn bè. Chính vì lẽ đó, ẩm thực ngày Tết vẫn luôn là một nét văn hoá hết sức đa dạng, phong phú và mang đậm dấu ấn Việt.

Chiếm 38,4% dân số toàn huyện, sinh sống ở 11/24 xã, thị trấn, người Nùng có lịch sử sinh sống lâu đời và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cộng đồng các dân tộc ở huyện Hoàng Su Phì. Những năm qua, các thế hệ người Nùng luôn chú trọng gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình, trong đó có những nét đẹp trong phong tục cưới hỏi, bởi người Nùng quan niệm lễ cưới không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà còn có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục đạo làm con, nghĩa vợ chồng.

Cô dâu người Nùng thực hiện nghi thức đổ nước vào chảo khi về đến nhà trai trong ngày cưới.
Cô dâu người Nùng thực hiện nghi thức đổ nước vào chảo khi về đến nhà trai trong ngày cưới.

Trước đây, hôn nhân của người Nùng thường do cha mẹ mai mối. Nhưng ngày nay, khi đến tuổi cập kê, con trai, con gái người Nùng được tự do yêu đương, tìm hiểu. Họ quen nhau trong những buổi lên nương, gặp nhau trong những buổi xuống chợ, phải lòng nhau trong những đêm hát Lượn, hát Sli. Khi trai gái ưng nhau, chàng trai sẽ nói bố mẹ nhờ bà mối sang nhà gái ngỏ lời. Trong nghi thức mối mai, nhà trai nhờ bà mối mang một con gà và một chai rượu đến nhà gái làm cơm và rót rượu (cho bố mẹ, ông, bà của cô gái ) ngỏ ý muốn lấy cô gái làm con dâu. Sau đó vài ngày, bà mối cùng nhà trai chủ động đến trao đổi với nhà gái về ý định xin cưới, khi đi mang theo một con gà, một chai rượu, một ít bánh kẹo, đồng thời hẹn ngày sang để dạm ngõ, ăn hỏi.

Vào đúng ngày lành được chọn để thực hiện nghi thức dạm ngõ, ăn hỏi, nhà trai sẽ đến nhà gái, mang theo lễ vật gồm: Một con gà thiến để trong lồng có dán giấy đỏ, một chai rượu, một ít bánh kẹo và 4 đồng bạc già (nếu không có bạc thì quy ra tiền giấy). 4 đồng bạc già này sẽ được chú rể hoặc đại diện nhà trai đưa cho mẹ vợ, gọi là tiền “sữa mẹ” (trên tum khẩư), có ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn mẹ vợ đã mang nặng, đẻ đau, sinh ra cô dâu. Nếu còn ông, bà thì mỗi ông, bà 1 đồng bạc xòe nữa, gọi là tiền “bế ẵm” của ông, bà.

Trong lễ dạm ngõ, ăn hỏi, hai bên gia đình sẽ bàn bạc về lễ vật bắt buộc nhà trai phải mang sang nhà gái trong ngày cưới. Lễ vật bắt buộc phải có là: 1 đôi gà, 1 con lợn từ 35 kg trở lên, 15 chai rượu, 15 ống gạo nếp và kèm theo 12 cái bánh dày. Ngoài ra, còn phải có đồ trang sức cho cô dâu, gồm dây xà tích, đôi vòng tay, 1 lạng hạt cườm bằng bạc, 14 cúc áo bằng bạc. Đó chính là những trang sức, vật dụng để cô dâu ở nhà may quần áo cưới cho mình.

Sau khi thầy cúng xem được ngày tốt sẽ tiến hành tổ chức đám cưới. Lễ cưới thường là nhà gái tổ chức trước một ngày, sang ngày hôm sau đến nhà trai tổ chức. Trong ngày này có khá nhiều phong tục độc đáo mà cho đến nay bà con người Nùng vẫn còn lưu giữ. Điển hình như, nhà gái sẽ phải chuẩn bị các đồ vật cho cô dâu như: Đôi hòm sơn đỏ, 1 đôi chăn, 1 đôi chiếu, gối nằm và đồ dùng sinh hoạt khác gọi là “của hồi môn” cho con gái. Trưởng thôn hoặc già làng lên tuyên bố lý do và báo các bước đã tiến hành như: Mối mai, dạm ngõ, ăn hỏi... cho mọi người đến dự được biết, công bố chính thức kể từ ngày này 2 người trở thành vợ chồng. Sau đó tiến hành tổ chức ăn uống chúc mừng đôi vợ chồng mới. Tối hôm đó từng tốp nhà trai, nhà gái sẽ tổ chức hát đối đáp (hát Lượn) cho đến sáng.

Sau khi cưới nhà gái, ngày hôm sau nhà trai sẽ đến xin dâu. Đoàn đón dâu của người Nùng thường là 6, 8 hoặc 10 người. Bởi theo quan niệm của người Nùng, số chẵn là số may mắn (đủ đôi, đủ cặp). Việc đầu tiên khi đoàn đón dâu từ nhà trai đến nhà gái thì bên cầu thang sẽ để 1 chậu nước, nhà gái sẽ té nước vào chú rể và một số thành viên trong đoàn. Ý nghĩa của việc này là để xua đuổi bệnh tật, vận hạn của chú rể, chú rể bị té nước càng nhiều thì càng may mắn. Sau khi té nước xong đoàn đón dâu mới được vào trong nhà.

Khi rước dâu về đến nhà trai, lúc cô dâu bắt đầu bước lên cầu thang thì một tay cầm bó lúa và 1 tay cầm ống nước (được nhà trai chuẩn bị sẵn) đi lên nhà, sau đó đặt bó lúa lên gác bếp, đổ ống nước vào chảo (đã được bắc sẵn trên bếp). Ý nghĩa của việc làm này là răn dạy con dâu mới phải chăm chỉ, đảm đang, vào nhà nấu canh ngon, cơm dẻo, ra đồng lúa, ngô nặng hạt, trĩu bông.

Trải qua những biến thiên của thời gian, nghi lễ cưới hỏi của người Nùng đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiên tiến, song vẫn giữ được nét đặc trưng truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời đảm bảo thực hiện nếp sống văn minh theo quy định của địa phương.

Lễ Đám Chay: Nét văn hóa tâm linh của người Vân Kiều Lễ Đám Chay: Nét văn hóa tâm linh của người Vân Kiều
Nhạc hội Việt - Nhật tôn vinh nét đẹp văn hóa Á Đông Nhạc hội Việt - Nhật tôn vinh nét đẹp văn hóa Á Đông
Tết cổ truyền: Nét đẹp văn hóa trong dòng chảy thời gian Tết cổ truyền: Nét đẹp văn hóa trong dòng chảy thời gian
NGUYỄN PHƯƠNG
Nguồn: www.baohagiang.vn

Tin bài liên quan

Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư

Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư

Tại vùng Siberia nguyên sơ và hùng vĩ, Shaman giáo đang hồi sinh đầy mạnh mẽ, gợi nhớ về những truyền thống cổ xưa. Shaman giáo tại Siberia - nơi con người kết nối với năng lượng thiên nhiên và thế giới linh hồn kỳ bí.
Phong tục đón Tết của người Nùng

Phong tục đón Tết của người Nùng

Chúng ta đang ở trong những ngày xuân đẹp nhất, thời điểm khởi đầu của đất trời và vạn vật. Cùng với các dân tộc anh em, người Nùng ở Lào Cai cũng tưng bừng đón tết Nguyên đán và bước vào năm mới với những hy vọng tốt lành.
Gìn giữ điệu then của dân tộc Tày, Nùng, Thái

Gìn giữ điệu then của dân tộc Tày, Nùng, Thái

Hát then - văn hoá đặc sắc của người Tày, Nùng, Thái đã được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Và theo nhiều người dân vùng núi phía Bắc, những điệu then cổ bên cây đàn tính trầm bổng luôn có sức hút đặc biệt.

Đọc nhiều

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào cuối ngày 7/5 (giờ địa phương), khói đen bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, báo hiệu ngày đầu tiên của Mật nghị Hồng Y đã kết thúc mà giáo hoàng mới chưa được bầu.
Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Trong buổi làm việc với Tiến sĩ Friedhelm Frischenschlager, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Áo, vào ngày 8/5 tại Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Áo. Sự kiện do Hội hữu nghị Việt Nam - Áo và Đại sứ quán Áo tại Việt Nam tổ chức, đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và văn hóa.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024