--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội
07:03 | 24/10/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Ngày 24/10, Quốc hội thảo luận nhiều dự án luật quan trọng

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV, ngày 24/10, Quốc hội thảo luận nhiều dự án luật quan trọng.
AEM-54: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế CLMV thảo luận nhiều nội dung quan trọng AEM-54: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế CLMV thảo luận nhiều nội dung quan trọng
Ngày làm việc thứ năm, Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII: Tiếp thu, giải trình nội dung thảo luận một số Đề án Ngày làm việc thứ năm, Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII: Tiếp thu, giải trình nội dung thảo luận một số Đề án
Chú thích ảnh
Ngày 22/10, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Sau đó Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Tiếp đó, cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trong phiên họp buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Trước đó, trong phiên họp sáng ngày 22/10, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (trong đó có Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023 - 2025, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý); Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Buổi chiều cùng ngày, Quốc hội họp tại hội trường nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Tại phiên thảo luận đã có 18 đại biểu phát biểu; 1 đại biểu tranh luận; trong đó, đa số ý kiến đại biểu tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và nhiều nội dung chủ yếu của dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về các quy định cụ thể như: Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở; sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư; đề xuất nội dung để nhân dân bàn và quyết định; hình thức kiểm tra, giám sát; trách nhiệm của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện; các hành vi bị nghiêm cấm; việc điều chỉnh việc thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động; việc thực hiện dân chủ ở các loại hình cơ sở, gồm: xã, phường, thị trấn (Chương II), cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Chương III), tổ chức có sử dụng lao động (Chương V); Ban Thanh tra nhân dân; trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở tổ chức có sử dụng lao động; Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; các hình thức công khai thông tin và thời điểm công khai thông tin; trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin; quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; nghĩa vụ của công dân khi được cung cấp thông tin; hình thức kiểm tra, giám sát; áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp; hình thức nhân dân bàn và quyết định; các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; những nội dung chính quyền địa phương cấp xã phải công khai; xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của nhân dân; những nội dung tổ chức có sử dụng lao động phải công khai…

Kết thúc phiên thảo luận, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV Hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV
Công điện 805/CĐ-TTg về tăng cường công tác xây dựng pháp luật; hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.
Nhiều hoạt động trong ngày hội giao lưu văn hóa thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam Lào lần thứ III Nhiều hoạt động trong ngày hội giao lưu văn hóa thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam Lào lần thứ III
Với chủ đề "Thắm tình hữu nghị - Hướng tới tương lai", Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III, diễn ra từ ngày 1-3/10/2022, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với tỉnh Điện Biên, các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh có chung tuyến biên giới với nước bạn Lào tổ chức.
Theo Báo Tin Tức/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội để phục vụ tổ chức bầu cử sớm, từ đó đẩy nhanh quá trình kiện toàn nhân sự cấp cao trong bộ máy Nhà nước.
Đại biểu Quốc hội: Việc khống chế tỷ lệ sở hữu vốn ngân hàng không có nhiều ý nghĩa

Đại biểu Quốc hội: Việc khống chế tỷ lệ sở hữu vốn ngân hàng không có nhiều ý nghĩa

Theo đại biểu, việc khống chế tỷ lệ không quan trọng bằng việc giám sát thực thi quy định, chưa nói đến việc có thể tạo ra rào cản ngăn cản dòng vốn ngoại chảy vào hệ thống ngân hàng.
Cần có mục riêng cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số trong Luật Đất đai

Cần có mục riêng cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số trong Luật Đất đai

Chiều 21/6, góp ý một số nội dung vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) một số đại biểu Quốc hội cho rằng cần có một mục riêng về đất đai cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Ngày 08/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị phối hợp công tác năm 2025. Hội nghị do Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn đồng chủ trì.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới