--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
16:42 | 28/08/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Ngoại giao Việt Nam: Vững bước đi theo con đường của Bác

Nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành ngoại giao, Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết “Ngoại giao Việt Nam: Vững bước đi theo con đường của Bác” của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. 
Việt Nam tham gia tập trận hải quân chung ASEAN-Mỹ ngày 2/9 Bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc về Việt Nam, Trung Quốc không có bất kỳ quyền gì Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam và Malaysia điện đàm vụ Đoàn Thị Hương

Cứ đến ngày 28/8 hằng năm, các thế hệ cán bộ, nhân viên ngành ngoại giao đều tự hào nhớ về ngày thành lập ngành, nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - người sáng lập và đặt nền móng cho nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.

Đã tròn 50 năm kể từ ngày Bác đi xa và dân tộc ta thực hiện Di chúc của Người, Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam cho ngoại giao Việt Nam. Đối với các thế hệ cán bộ ngoại giao Việt Nam, Bác Hồ luôn là người Thầy lớn, một thiên tài ngoại giao đã xây dựng một phong cách ngoại giao Việt Nam. Những tư tưởng, phương châm kinh điển mà Bác chỉ ra như “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, ngoại giao tâm công, “Ngũ tri” (biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến) là bài học nằm lòng đối với các cán bộ làm công tác đối ngoại.

ngoai giao viet nam vung buoc di theo con duong cua bac
Hồ Chủ tịch trong một chuyến thăm Pháp (Ảnh: Báo Quốc Tế)

Dưới ánh sáng của Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, 74 năm qua, ngành ngoại giao Việt Nam đã từng bước trưởng thành và đạt nhiều thành tựu to lớn mang tính lịch sử, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoại giao Việt Nam đã kế thừa tinh hoa ngoại giao truyền thống của ông cha ta, đồng thời phát huy được những giá trị mới trong thời đại Hồ Chí Minh.

Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, cùng với những “binh chủng” khác, ngoại giao luôn có mặt ở tuyến đầu. Với tài trí ngoại giao và nhãn quan chiến lược sắc bén của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền ngoại giao cách mạng đã thực hiện chủ trương “hòa để tiến” bằng Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, góp phần giữ vững thành quả cách mạng và chính quyền non trẻ trước hiểm họa thù trong giặc ngoài, kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến.

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta, ngoại giao đã thực sự trở thành một mặt trận, sát cánh cùng các mặt trận quân sự và chính trị tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn. Hiệp Geneva 1954 và Hiệp định Paris 1973 đã trở thành những dấu ấn lịch sử của nền ngoại giao cách mạng, hiện thực hóa chủ trương giành thắng lợi từng bước, tiến đến giành thắng lợi cuối cùng bằng Chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

Trong thời bình, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định tại Hội nghị Ngoại giao 28 (2013), “Ngoại giao đi đầu trong kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc và thu hút nguồn lực cho phát triển đất nước”. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển đã tỏ rõ tính đúng đắn, phục vụ hiệu quả các lợi ích an ninh và phát triển, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Nhờ đó, từ chỗ bị bao vây cô lập, đến nay Việt Nam đã tạo dựng được môi trường đối ngoại thuận lợi.

Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và toàn bộ 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Vai trò, vị thế của Việt Nam trong ASEAN và trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế khác ngày càng được coi trọng. Việc Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao kỷ lục (192/193 phiếu) và đảm nhận thành công rất nhiều trọng trách đa phương như chủ nhà APEC 2017, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018, tổ chức tốt Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai (2019) đã khẳng định tầm vóc và vị thế mới của đất nước.

Có thể nói, ngoại giao Việt Nam đã thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ khi Người phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao năm 1964 về mục đích của ngoại giao: “Nói tóm tắt là nâng cao địa vị quốc tế của nước mình”.

Đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế: Yếu tố cơ bản để thành công

Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế là một trong những nội dung cốt lõi trong Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác Hồ đã khái quát tư tưởng ấy qua hai câu thơ rất giàu hình ảnh:

“Quan sơn muôn dặm một nhà

Vì trong bốn biển đều là anh em”.

Bám sát tư tưởng đó, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại luôn là phương châm và cũng là bài học lớn của ngoại giao Việt Nam. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.

Chúng ta nhận thức rõ sức mạnh của ngoại giao bắt nguồn từ sức mạnh tổng hợp của muôn triệu người con đất Việt cùng đồng tâm, nhất trí, cùng nhìn về một hướng, luôn hành động vì lợi ích quốc gia-dân tộc. Sức mạnh ấy cũng đến từ sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các lực lượng làm công tác đối ngoại để cùng góp phần giữ nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước còn chưa nguy. Sức mạnh ấy đến từ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế với chính nghĩa và các lợi ích chính đáng của Việt Nam - một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

ngoai giao viet nam vung buoc di theo con duong cua bac
Ảnh tư liệu

Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh với hội nhập quốc tế

Ngay trong những tháng ngày đất nước còn chiến tranh, chưa được thống nhất, tầm nhìn xa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế đã được thể hiện rất rõ. Người khẳng định: “Việt Nam là một bộ phận của thế giới, cũng không thể đi ngược dòng lịch sử được”. Thực hiện tầm nhìn chiến lược đó của Bác, ngoại giao Việt Nam đã làm tốt vai trò “mở đường”, “cầu nối”, đồng hành với các bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong những chặng đường hội nhập của đất nước.

Nhiều chủ trương, chính sách lớn đã được ban hành và triển khai. Những thành tựu của công cuộc Đổi mới gần 35 năm qua đã khẳng định vai trò quan trọng của ngoại giao trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việt Nam đã gia nhập ASEAN năm 1995, APEC năm 1998, trở thành thành viên sáng lập của nhiều diễn đàn, liên kết khu vực và quốc tế quan trọng như Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), ký Hiệp định Thương mại Tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên minh châu Âu…

Những bước đi chủ động, tích cực trong hội nhập quốc tế đã mang lại những lợi ích thiết thực cho đất nước, góp phần đưa Việt Nam trở thành một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng quốc tế, đúng như phương châm Bác Hồ đã từng căn dặn.

Tầm nhìn mới, tư duy mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng khả năng thích ứng, điều chỉnh nhạy bén của ngoại giao cho phù hợp với tình hình mới. Quan điểm của Người là: “Tình hình mới đã đặt ra những nhiệm vụ mới, phương châm mới, sách lược mới… Chính sách và khẩu hiệu cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới”. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 (8/2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh yêu cầu đổi mới tư duy trong công tác đối ngoại theo hướng “dám nghĩ, dám làm, có tinh thần chủ động tiến công, dám vượt ra khỏi những tư duy, những lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tới tầm khu vực và quốc tế”.

Tình hình thế giới và khu vực đang chuyển động nhanh chóng và sâu sắc. Nhiều nước lớn và các đối tác chủ chốt của ta đã và đang có những điều chỉnh chính sách quan trọng. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mang lại cả những cơ hội và thách thức đối với đất nước. Do đó, đổi mới tư duy và nâng cao khả năng thích ứng là yêu cầu cấp thiết đối với ngoại giao Việt Nam trong tình hình mới nhằm nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để định vị đất nước một cách có lợi nhất trong cục diện mới đang định hình.

Thời gian tới, đi đôi với việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, chúng ta tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, làm sâu sắc quan hệ với các nước, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng. Đó là những phương hướng, nhiệm vụ lớn của ngoại giao Việt Nam. Trong đó, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đảm nhận tốt các trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 là những trọng tâm toàn ngành đang khẩn trương chuẩn bị với quyết tâm và trách nhiệm cao.

Đồng thời, ngành ngoại giao sẽ tiếp tục sát cánh cùng các ngành, kiên định bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; kịp thời bảo hộ lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam trên thế giới; hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng hướng về quê hương; nỗ lực quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, năng động, yêu chuộng hòa bình; đồng hành cùng các doanh nghiệp trong tiến trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.

Kiên định con đường Bác Hồ đã chọn, phát huy truyền thống vẻ vang và những thành tựu to lớn trong 74 năm qua, ngành ngoại giao Việt Nam đang vững bước tiến lên, viết tiếp những trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam./.

ngoai giao viet nam vung buoc di theo con duong cua bac Ra mắt ấn phẩm kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp

TĐO - “Mục đích ra mắt cuốn sách để tổng kết lại 45 năm quan hệ ngoại giao, 5 năm thiết lập quan hệ Đối ...

ngoai giao viet nam vung buoc di theo con duong cua bac Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc: 69 năm ngày càng tốt đẹp

TĐO-Tối 16/1, tại TP.HCM đã diễn ra buổi lễ kỷ niệm 69 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và chào đón Xuân Kỷ Hợi ...

ngoai giao viet nam vung buoc di theo con duong cua bac Gala “Kết nối vươn xa” kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam Australia

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Australia, tại TP.HCM, Câu lạc bộ Cựu du học sinh Việt ...

Theo Báo Chính Phủ
Nguồn:

Tin bài liên quan

60 năm trước, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc

60 năm trước, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc

Ngày 10/5/1965, cảm thấy mình “không được khỏe như mấy năm trước”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc thiêng liêng.
Nghệ sĩ Venezuela tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng âm nhạc cách mạng quốc tế

Nghệ sĩ Venezuela tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng âm nhạc cách mạng quốc tế

Ngày 21/5, tại Nhà hát Bolivar, thủ đô Caracas sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Mãi mãi Hồ Chí Minh”, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890–19/5/2025).
“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

“Biến quá khứ thành cơ hội”: Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam không chỉ khắc phục hậu quả chiến tranh, mà còn khẳng định vị thế trên trường quốc tế bằng chính sách ngoại giao kiên định nhưng linh hoạt. Như ông Tim Rieser, cố vấn cao cấp của Thượng nghị sĩ Mỹ Peter Welch nhận định: “Chúng tôi nhận ra rằng phải học cách nói chuyện khác đi, để biến những di sản chiến tranh từng gây oán giận thành cơ hội hợp tác”.

Đọc nhiều

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Theo Đại sứ Việt Nam tại Belarus và Đại sứ Belarus tại Việt Nam, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Cộng hòa Belarus sẽ tạo động lực mới cho việc tăng cường, mở rộng và định hướng làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Ngày 9/5, Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Quảng trường Đỏ (Moscow, Nga).
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh chóng, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Liên bang Nga để nâng tầm quan hệ.
Mỹ có thỏa thuận thương mại đầu tiên sau khi áp thuế toàn cầu

Mỹ có thỏa thuận thương mại đầu tiên sau khi áp thuế toàn cầu

Ngày 8/5, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố thỏa thuận thương mại đầu tiên với Vương quốc Anh kể từ khi áp dụng chính sách thuế quan toàn cầu, gọi đây là một "thỏa thuận lịch sử". Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, thỏa thuận chủ yếu mang tính biểu tượng với nhiều điều khoản chưa rõ ràng và quy mô hạn chế.
Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Từ năm 1995, các cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ đã trở thành nghi thức trọng thể thường niên nhân Ngày Chiến thắng của Nga. Từ năm 2008, sự kiện này có thêm phần trình diễn các khí tài quân sự hạng nặng.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới