--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Chuyên đề
13:47 | 19/11/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nỗ lực của Việt Nam nhằm thực thi hiệu quả Công ước ICCPR về quyền dân sự và chính trị

Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền (gọi tắt là Quyết định 1252) tại tỉnh Hà Nam.
Quốc tế đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy quyền con người
Gắn kết chặt chẽ công tác nhân quyền từ Trung ương đến địa phương

Hội nghị do ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tư pháp) và Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ đồng chủ trì.

Về đại biểu các cơ quan Trung ương có đại diện các Bộ, ngành như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ.

Về đại biểu địa phương có đại diện Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Giang; đại diện Sở Tư pháp các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh; đại diện của Văn phòng Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án, Hội Luật gia, Hội phụ nữ và Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Hà Nam.

Nỗ lực của Việt Nam nhằm thực thi hiệu quả Công ước ICCPR về quyền dân sự và chính trị
Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ cho biết, Công ước ICCPR là một trong 2 công ước cốt lõi trong hệ thống điều ước quốc tế về quyền con người, cùng với Công ước quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới hợp thành Bộ luật Nhân quyền quốc tế. Là một thành viên tích cực và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước này.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, việc tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252 là một nhiệm vụ quan trọng của Ban Chỉ đạo Nhân quyền nói chung và Bộ Tư pháp nói riêng với cương vị đơn vị chủ trì việc thực thi Công ước và xây dựng Báo cáo quốc gia để bảo vệ trước Ủy ban Nhân quyền trong năm 2025 tới đây. Hội nghị là dịp để các bộ, ngành và địa phương đánh giá tình hình, kết quả thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ của nêu trong Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước ICCPR gồm: nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật; tuyên truyền, phổ biến giáo dục đào tạo; hợp tác quốc tế và thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo Công ước.

Bên cạnh đó, chỉ ra những khó khăn, thách thức, hạn chế, đề xuất những sáng kiến, giải pháp nhằm thực thi hiệu quả Công ước; chia sẻ những kinh nghiệm tốt, bài học hay của các đơn vị, địa phương nhằm bảo đảm và thúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền dân sự và chính trị của người dân.

"Tôi hy vọng Hội nghị sẽ giúp thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cấp, các ngành và địa phương để cùng đồng tâm, hiệp lực thực thi ngày càng tốt hơn các nghĩa vụ theo Công ước ICCPR cũng như các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền, tạo ra sự thay đổi căn bản và tích cực trong ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người", Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ nói.

Sau nửa ngày làm việc tập trung, hiệu quả, Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định 1252 đã hoàn thành chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Hội nghị là cơ hội quý giá giúp cho Bộ Tư pháp tiếp tục cập nhật, hoàn thiện các nội dung phục vụ cho phiên bảo vệ Báo cáo quốc gia cũng như đánh giá rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện Quyết định 1252, góp phần nâng cao hiệu quả, tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan trong việc triển khai thực hiện Công ước tại chu kỳ tiếp theo.

Ông Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tư pháp) đánh giá cao những góp ý chi tiết, quý báu từ các góc nhìn khác nhau của các đại biểu. Ông đề nghị các đại biểu sẽ tiếp tục đóng góp thêm ý kiến bằng văn bản gửi về Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tư pháp) và đề nghị Vụ Hợp tác quốc tế trên cơ sở ý kiến đó hoàn thiện báo cáo theo hướng cô đọng gồm kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải pháp để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

Đối với các Bộ, ngành, địa phương, ông đề nghị tiếp tục có rà soát để hoàn thành các nhiệm vụ được phân công theo Quyết định 1252, cố gắng có những kết quả cụ thể để cung cấp cho Bộ Tư pháp chuẩn bị cho việc bảo vệ Báo cáo quốc gia dự kiến vào tháng 7 năm 2025.

Nghệ An: chính sách an sinh xã hội vùng đặc thù, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới được quan tâm Nghệ An: chính sách an sinh xã hội vùng đặc thù, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới được quan tâm
Ngày 17/10, Ban Chỉ đạo nhân quyền (BCĐNQ) tỉnh Nghệ An phối hợp Văn phòng Thường trực về Nhân quyền tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hội nghị do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng BCĐNQ tỉnh Lê Hồng Vinh chủ trì.
Gia Lai: tập trung vào 04 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm quyền con người Gia Lai: tập trung vào 04 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm quyền con người
Ngày 31/10, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Tham dự hội nghị có hơn 200 đại biểu đại diện các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh và đại biểu trong lực lượng công an trong tỉnh.

Phương Linh
Nguồn:

Tin bài liên quan

4 giải pháp để Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Công ước ICCPR

4 giải pháp để Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Công ước ICCPR

"Đoàn Việt Nam đã đưa ra thông điệp rõ ràng để khẳng định quan điểm, chủ trương nhất quán của Việt Nam với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển". Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh trong phần trả lời phỏng vấn của báo chí sau phiên đối thoại với Uỷ ban nhân quyền về báo cáo quốc gia thực thi công ước ICCPR lần thứ 4.
Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

43 năm thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Việt Nam không ngừng hoàn thiện thể chế, thúc đẩy pháp luật và chính sách nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền cơ bản của con người. Trước thềm Phiên đối thoại lần thứ tư với Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 7/2025, Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ, chủ động và minh bạch với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại khu vực biên giới; Tấn công khủng bố tại Iran khiến ít nhất 5 người thiệt mạng; Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng diện rộng; Trung Quốc ban hành cảnh báo mức cao nhất về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 27/7.
Tin quốc tế ngày 28/7: Thái Lan - Campuchia đàm phán tại Malaysia; Mỹ - EU đạt thỏa thuận áp thuế 15%

Tin quốc tế ngày 28/7: Thái Lan - Campuchia đàm phán tại Malaysia; Mỹ - EU đạt thỏa thuận áp thuế 15%

Thái Lan - Campuchia đàm phán tại Malaysia về xung đột biên giới; Mỹ và EU đạt thỏa thuận áp thuế 15%... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 28/7.
Cộng đồng người Việt tại Morocco là cầu nối quan trọng vun đắp tình hữu nghị giữa hai nước

Cộng đồng người Việt tại Morocco là cầu nối quan trọng vun đắp tình hữu nghị giữa hai nước

Chiều 26/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Morocco, tại Thủ đô Rabat, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã có cuộc gặp mặt thân tình với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Morocco. Tại đây, Chủ tịch Quốc hội khẳng định cộng đồng người Việt Nam tại Morocco là một phần máu thịt không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, là cầu nối quan trọng vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Morocco.
Chăm lo cho người có công với đất nước là mệnh lệnh từ trái tim

Chăm lo cho người có công với đất nước là mệnh lệnh từ trái tim

"Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn nhất quán quan điểm về người có công với cách mạng là tài sản quý báu của cả dân tộc, là biểu tượng thiêng liêng của lòng yêu nước và đạo lý Việt Nam".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Trường Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Trường Sơn

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), tối 26/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ cấp Quốc gia để tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ.

Multimedia

Xem trên
infographic 7 thang nam 2025 ha noi don 1836 trieu luot khach du lich
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (28/7): Hà Nội nắng nóng, có nơi trên 37 độ

Thời tiết hôm nay (28/7): Hà Nội nắng nóng, có nơi trên 37 độ

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết thành phố Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 28/7.
Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/7, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng nóng, có nơi trên 34 độ. Khả năng về chiều tối và đêm có lúc có mưa rào.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.