--> -->
Trang chủ Kinh tế
19:14 | 19/09/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nông nghiệp tuần hoàn: Giải pháp tăng trưởng xanh, bền vững

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp giúp giải quyết được sự khan hiếm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là giải pháp cần được đẩy mạnh hơn nữa, để tiếp tục gia tăng chuỗi giá trị cho ngành nông nghiệp.
Diễn đàn Kinh tế-Xã hội năm 2023: Kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững
EC khẳng định cam kết đồng hành và hỗ trợ Việt Nam phát triển thủy sản xanh, bền vững

Nông nghiệp tuần hoàn là xu hướng tất yếu

Mô hình nông nghiệp tuần hoàn là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín tái chế các chất thải, phế phụ phẩm quay lại làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản. Quy trình tái chế cần áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý… nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái và sức khỏe con người.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2022 cho thấy, nông nghiệp là ngành kinh tế rất quan trọng đóng góp khoảng 14% GDP và 38% việc làm. Tuy nhiên đây cũng là ngành đứng thứ hai về phát thải, tạo ra 19% tổng lượng khí phát thải hàng năm của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, nông nghiệp tuần hoàn chính là giải pháp giúp Việt Nam xây dựng nền nông nghiệp bền vững và thực hiện cam kết trở thành nước có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Theo Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Trần Đình Long, nông nghiệp tuần hoàn là một phần của nông nghiệp sinh thái – ngành nông nghiệp cao cấp nhất hiện nay. Nông nghiệp tuần hoàn đáp ứng 2 nguyên tắc: giảm nguyên liệu hóa thạch, giảm lượng phát thải khí nhà kính và tái sử dụng các chất thải, coi đó là những tài nguyên sinh học để sử dụng quay vòng. Chính vì vậy, nông nghiệp tuần hoàn còn được coi là ngành nông nghiệp “thuận thiên” gắn liền với 3 yếu tố để phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường.

Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Trần Đình Long. (Ảnh: ActionAid)
Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Trần Đình Long. (Ảnh: ActionAid)

Nông nghiệp tuần hoàn là khái niệm còn khá mới ở nước ta và chưa trở thành một mô hình sản xuất phổ biến, mới chỉ phát triển ở một số tỉnh, trang trại, hộ và một số doanh nghiệp. Việt Nam đang dần đưa kinh tế tuần hoàn vào khung thể chế, chính sách. Cụm từ “Kinh tế tuần hoàn” lần đầu tiên được đưa vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cho thấy tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn trong phát triển kinh tế xã hội. Hiện nông nghiệp tuần hoàn đang là chủ đề được Bộ Nông nghiệp và các địa phương đặc biệt quan tâm.

Nhiều mô hình được triển khai thành công

Ngày 7/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” nhằm tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Chính quyền nhiều địa phương đã triển khai các chương trình hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất có trách nhiệm với môi trường thông qua việc tái sử dụng nguồn phụ phẩm, chất thải như một nguồn nguyên liệu cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn. Một số mô hình điển hình như: mô hình tạo và dùng khí đốt từ nước thải, chất thải trong trồng trọt, chăn nuôi; mô hình kết hợp trồng trọt – chăn nuôi – thủy sản, nông – lâm kết hợp, vườn – rừng…

Tại tỉnh Sóc Trăng, nhiều dự án được triển khai nhằm giúp người dân xử lý và tận dụng lượng phân làm nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng, giúp giảm ô nhiễm môi trường và cải tạo đất như: Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp; Xây dựng hầm ủ biogas, ủ phân compost… Tỉnh cũng hỗ trợ hướng dẫn nghề trồng nấm rơm nhờ việc tận dụng lượng rơm sau mỗi đợt thu hoạch lúa.

Theo anh Nguyễn Văn Diễn ở ấp Bàu Cát (xã Hưng Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng), trước đây mỗi khi thu hoạch xong vụ lúa, rơm rạ thường bị đem đốt vừa gây ô nhiễm môi trường vừa khiến đất thoái hóa. Sau khi được tập huấn mô hình trồng nấm, gia đình anh tận dụng rơm để trồng nấm vừa cho hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi trường.

“Tính trung bình 100m2 có thể thu được gần 600kg nấm. Do giá nấm ít biến động hơn so với các loại rau màu khác, thường duy trì ở mức từ 50.000-60.000 đồng/kg, cho nên sau khi trừ chi phí, nông dân có thể thu về lợi nhuận gần 20 triệu đồng/100m2”, anh Diễn cho biết.

Mô hình trồng nấm rơm tận dụng lượng rơm sau mỗi đợt thu hoạch lúa. (Ảnh minh họa)
Mô hình trồng nấm rơm tận dụng lượng rơm sau mỗi đợt thu hoạch lúa. (Ảnh minh họa)

Sơn La cũng là địa phương phát triển nhiều mô hình nông nghiệp sản xuất theo chu trình tuần hoàn. Hợp tác xã (HTX) nông trường 19/5 tại Mộc Châu là một ví dụ điển hình với khoảng 20ha triển khai sản xuất với chu trình tuần hoàn, khép kín cùng khoảng 100ha liên kết, bao tiêu sản phẩm trồng rau, củ, quả… góp phần liên kết, tăng giá trị sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, Giám đốc HTX nông trường 19/5 cho biết: Từ năm 2011 đến nay HTX tận dụng mô hình chăn nuôi lấy khí sinh học Biogas để hỗ trợ chế biến và làm phân bón cho cây chè, mận, rau… Bình quân mỗi năm HTX tiết kiệm được khoảng 500 triệu đồng chi phí nguyên liệu. Có nguồn phân bón hữu cơ tốt và dồi dào cho sản xuất được ủ đúng quy trình, thời gian nên khi bón lên đất được cải tạo rõ rệt giúp HTX phát triển hệ thống rau sạch hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, phát triển xanh, bền vững.

Người nông dân Gia Lai có cơ hội tiếp cận giải pháp thông minh của Israel trong nông nghiệp Người nông dân Gia Lai có cơ hội tiếp cận giải pháp thông minh của Israel trong nông nghiệp
Ngài Yaron Mayer - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhà nước Israel tại Việt Nam cho biết như vậy trong buổi thăm, chào xã giao lãnh đạo tỉnh Gia Lai vào ngày 31/8.
Diễn đàn Kinh tế-Xã hội năm 2023: Kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững Diễn đàn Kinh tế-Xã hội năm 2023: Kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững
"Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững" là chủ đề của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023 sẽ diễn ra vào ngày 19/9 tới tại Hà Nội.
Theo Mai Anh/Vietnam.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Lấy ngoại giao kinh tế làm trọng tâm, thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng từ 8,3% - 8,5%

Lấy ngoại giao kinh tế làm trọng tâm, thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng từ 8,3% - 8,5%

Chiều 22/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị với các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh ngoại giao kinh tế. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 94 cơ quan đại diện và 34 tỉnh, thành phố.
Kinh tế tuần hoàn giúp dệt may Việt Nam chiếm ưu thế cạnh tranh

Kinh tế tuần hoàn giúp dệt may Việt Nam chiếm ưu thế cạnh tranh

Chuyển đổi tuần hoàn chính là chìa khóa phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo khả năng tồn tại, giúp các doanh nghiệp chiếm ưu thế cạnh tranh trong tương lai.
Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới

Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới

Kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực trên một nửa chặng đường; đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới có nhiều yếu tố bất ổn, khó lường, căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự, đồng USD mạnh lên khiến áp lực tỷ giá tăng nhanh tại các quốc gia mới nổi… Mặc dù vậy, hầu hết các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đều cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 8,3-8,5% trong năm 2025 hoàn toàn có khả năng thực hiện để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế để đất nước tự tin bước vào giai đoạn 2026-2030, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược của cả giai đoạn 2021-2030.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

Từ ngày 19-20/7, Đại hội Thể dục thể thao sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 15 đã diễn ra sôi động tại Đại học Hannam (Daejeon, Hàn Quốc), với sự tham gia của hơn 1.000 du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Sáng 21/7 tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.