--> -->
Trang chủ Hữu nghị Chân dung bè bạn
16:48 | 23/02/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Nữ giáo sư người Nga giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới

Ở khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội có một giảng viên người nước ngoài có thể giao tiếp, giảng dạy bằng tiếng Việt với ngôn từ phổ thông chuẩn mực, ấm áp. Đó là cô Nonna Vladimirorovna Stankievich đến từ Đại học Tổng hợp Leningrat (nay là Saint Peterburg).
Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam vinh danh những người phụ nữ truyền cảm hứng Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam vinh danh những người phụ nữ truyền cảm hứng
Đại sứ Nga tại Việt Nam đánh giá cao quan hệ hợp tác với Việt Nam Đại sứ Nga tại Việt Nam đánh giá cao quan hệ hợp tác với Việt Nam

Vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, ở khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, có một cô giáo trẻ, xinh đẹp đến từ nước Nga. Rất nhanh chóng, cô chiếm được cảm tình và lòng kính trọng của hết thảy sinh viên trong khoa bởi những bài giảng hấp dẫn về ngữ pháp tiếng Việt, lý thuyết dịch và tiếng Nga thực hành.

Điều rất đặc biệt là cô giảng bài bằng tiếng Việt với giọng nói, ngôn từ phổ thông chuẩn mực. Cô là Nonna Vladimirorovna Stankievich đến từ Đại học Tổng hợp Leningrat (nay là Saint Peterburg). Cô đồng thời cũng chính là bạn đời của cố GS Nguyễn Tài Cẩn – nhà ngôn ngữ học tài năng, rất có uy tín trong giới Việt ngữ học nước nhà.

Nữ giáo sư người Nga giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới
Cố GS. Nguyễn Tài Cẩn cùng phu nhân và PGS.TS Vũ Đức Nghiệu. Ảnh: https: ngonnguhoc.org

Rồi cuộc chiến tranh phá hoại lan ra miền Bắc, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện trung du Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên). Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, những bài giảng của cô dưới các lán tạm bằng tranh, tre, nứa vẫn đầy ắp nội dung, kiến thức hiện đại cùng nhiệt huyết của một nhà giáo hết lòng vì học sinh thân yêu.

Năm 1964, cô sang Đại học Tổng hợp Leningrat bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài Phạm trù định ngữ trong tiếng Việt hiện đại. Khi trở lại Việt Nam, cô về mang theo nhiều sách quý và tiếp tục những bài giảng ở khu sơ tán của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Đúc rút từ kết quả nghiên cứu và giảng dạy của mình, cô đã cho in 2 cuốn sách: Loại hình các ngôn ngữ (năm 1982 ở Pháp) và Ngữ pháp tiếng Việt (cuốn này viết chung với GS. Nguyễn Tài Cẩn và GS. Buwsstrov, in năm 1975 tại Nga).

Vào những năm chiến tranh, sách báo, tư liệu khoa học thiếu thốn, giao lưu quốc tế của Việt Nam khó khăn, cô đã tích cực góp phần đưa những thông tin mới nhất về thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ học của thế giới vào Việt Nam; đồng thời giới thiệu văn hóa Việt Nam ra quốc tế. Là cộng tác viên thường xuyên của Nhà xuất bản Ngoại văn ở Hà Nội, cô đã tham gia trực tiếp hiệu đính sang tiếng Nga những tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại của các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, Anh Đức…

Với kiến thức phong phú về văn hóa Phương Đông, cô còn viết báo giới thiệu một số tác phẩm văn hóa cổ.

Cũng ít người được biết, vào những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, không ít văn kiện quan trọng của Nhà nước, tài liệu của các đoàn công tác cao cấp đi ra nước ngoài, nhiều bài viết của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cần chuyển sang tiếng Nga đều là do cô dịch. Cô cũng là thảnh viên trong Tổ dịch Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang tiếng Nga.

Với thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy, năm 1984, cô Nonna Vladimirorovna Stankievich được Nhà nước Việt Nam phong chức danh giáo sư. Đây là trường hợp đặc biệt hiếm có ở nước ta.

Viết về cố GS Nguyễn Tài Cẩn và phu nhân Nonna Stankevich, GS Hà Minh Đức cho biết, bà Nonna là người vợ hiền, người mẹ chăm sóc con học hành đến trưởng thành. Mối tình giữa bà và cố GS Nguyễn Tài Cẩn nảy nở như thế nào còn là điều ít người biết đến nhưng có lẽ duyên đầu là sự cảm phục với thầy giáo Việt thông minh, “ngạc nhiên trước sự hiểu biết của ông về văn học cổ điển Trung Quốc”, rồi vốn kiến thức được giáo dục trong gia đình Nho học.

Và cứ thế tình yêu khoa học có thể mở đường cho nhiều nẻo đường mới mẻ. Trong bài viết bà ít nói về chồng mà chủ yếu là về khoa học, về sự hình thành và phát triển của ngành Việt Nam học ở Nga. Tuy nhiên tình cảm cũng hé lộ đôi điều qua trang viết.

Thời điểm đó, bận công việc nhiều nhưng bà Nonna vẫn dành thì giờ chăm sóc bố chồng và các con chu đáo. Chị cũng quan tâm đến bè bạn, nhất là các chị trong khoa. Nhà ở khu chợ Giời có cây phong lan nhiều hoa. Bà Nonna làm những phong bì nhỏ rồi cho hoa vào và gửi tặng các bạn. Chuyện nhỏ nhưng cũng nói lên tình cảm của chị với mọi người.

Sau gần hai năm ngày mất của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, bà Nonna Stankevich viết bài “Nguyễn Tài Cẩn như tôi tưởng nhớ” với những dòng đằm thắm nói về người bạn đời của mình: “Nghĩ đến cuộc đời của Nguyễn Tài Cẩn thì thấy được một con đường thẳng, vượt nhiều khó khăn vật chất và tinh thần khó khăn chung cho cả nước và khó khăn riêng tư, một con đường tìm tòi đi lên cao..."

Bổ nhiệm hai công dân Nhật Bản làm Lãnh sự danh dự Việt Nam Bổ nhiệm hai công dân Nhật Bản làm Lãnh sự danh dự Việt Nam
Khoa học công nghệ là lĩnh vực cần thiết và thuận lợi cho hợp tác Việt Nam - Ấn Độ Khoa học công nghệ là lĩnh vực cần thiết và thuận lợi cho hợp tác Việt Nam - Ấn Độ
Phan Nguyễn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam có hệ thống quản lý giáo dục tích hợp IMS đầu tiên đạt chuẩn quốc tế

Việt Nam có hệ thống quản lý giáo dục tích hợp IMS đầu tiên đạt chuẩn quốc tế

Sở Giáo dục & Đào tạo Sơn La là tổ chức giáo dục đầu tiên tiên phong trong việc xây dựng, áp dụng và vận hành EOMS tích hợp với QMS thành công và được Tổ chức chứng nhận quốc tế FrenchCert công nhận.
Liên bộ chung tay chăm sóc trẻ em những năm đầu đời

Liên bộ chung tay chăm sóc trẻ em những năm đầu đời

Việc có được một cơ chế hợp tác liên ngành sẽ giúp cho công tác cung cấp các dịch vụ chăm sóc toàn diện đến với trẻ trong những năm đầu đời đúng thời điểm, hiệu quả.
Đưa trẻ trở lại trường an toàn, không mất cảnh giác, không cực đoan

Đưa trẻ trở lại trường an toàn, không mất cảnh giác, không cực đoan

Các giải pháp đưa trẻ trở lại trường phải mang tính dài hạn, trên tinh thần chủ động, không mất cảnh giác, không cực đoan trong khôi phục lại các hoạt động kinh tế-xã hội trong điều kiện bình thường mới,

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Tin quốc tế ngày 24/7: Chính quyền Trump mở rộng điều tra nhiều trường đại học

Tin quốc tế ngày 24/7: Chính quyền Trump mở rộng điều tra nhiều trường đại học

Chính quyền Trump mở rộng điều tra nhiều trường đại học; Mỹ - Trung chuẩn bị đàm phán tại Thụy Điển, bàn khả năng gia hạn thỏa thuận thuế quan... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 24/7.
Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Phát biểu tại các phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong các ngày 22, 24/7, Đại sứ Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam kiên định ủng hộ chủ nghĩa đa phương và hành động tập thể do Liên hợp quốc dẫn dắt, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp, trong đó có Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình.
Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trước tình hình xung đột leo thang tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ lo ngại và kêu gọi hai bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Quốc hội Việt Nam và Senegal thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Quốc hội Việt Nam và Senegal thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Ngày 23/7, tại trụ sở Quốc hội Senegal ở Thủ đô Dakar, ngay sau khi hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Senegal El Malick Ndiaye đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.