--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
17:05 | 26/12/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

PGS.TS Bùi Hiền công bố phần 2 cải tiến tiếng Việt: Tôi mãn nguyện với công trình nghiên cứu 40 năm của mình

Đề xuất phương án cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi HIền, Nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội hồi tháng 11 đã làm dư luận xôn xao. Nhưng đó mới chỉ là phần một của công trình nghiên cứu trong suốt 40 năm của ông. Mới đây, PGS.TS Bùi Hiền đã công bố nốt phần 2 của đề án này.

Vì Sao PGS Bùi Hiền công bố phần 2 đề án cải cách tiếng Việt sớm hơn dự kiến

Trong một cuộc trao đổi với phóng viên, PGS.TS Bùi Hiền khẳng định, ông công bố phần 2 của đề án cải cách tiếng Việt sớm hơn dự kiến (tháng 3/2018) không phải vì bị 'ném đá' sau khi công bố phần 1. Ông giải thích rằng, trong tiếng Việt có 2 phần phụ âm và nguyên âm luôn đi kèm với nhau. Phụ âm phải có nguyên âm thì mới ghép được thành câu, từ. Chính vì vậy, ông quyết định công bố nốt phần cải cách nguyên âm của bảng chữ cái tiếng Việt sớm.

pgsts bui hien cong bo phan 2 cai tien tieng viet toi man nguyen voi cong trinh nghien cuu 40 nam cua minh

Nói về sự phản đối gay gắt của dư luận với công trình nghiên cứu của mình, PGS.TS Bùi Hiền cho biết, khi một đề án đưa ra, công chúng có nhiều ý kiến trái chiều là chuyện bình thường. Công trình nghiên cứu của ông vẫn chưa hoàn chỉnh nên việc mọi người ý kiến, phản đối cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, việc Chính phủ và Bộ GD & ĐT có chủ trương áp dụng phương án cải tiến chữ quốc ngữ hay không thì đó là việc của các nhà quản lý. Còn việc ông nghiên cứu dưới góc độ khoa học và cá nhân thì đó là quyền của riêng ông.

Với công trình nghiên cứu khoa học của mình, PGS.TS Bùi Hiền khẳng định rằng: "Nếu các bạn để ý và nắm bắt nhanh nguyên tắc chuyển đổi các chữ cái mới và cũ, chỉ cần khoảng 10 phút là có thể đọc được văn bản mới. Với điều kiện, các bạn phải tập trung học thật thuộc 6 chữ cái sau: C (chờ) = ch, tr; K (cờ) = k, c, q ; Q (thờ) = th; W(ngờ) = ng, ngh ; X (khờ) = kh; Z (dờ) = d, gi, r".

Nhờ vậy, "nạn mù chữ toàn dân" mà dư luận dự đoán khi thực hiện đề án cải tiến chữ cái tiếng Việt có thể được giải quyết triệt để trong 1 - 2 ngày đối với những người đã biết chữ hiện hành. Học sinh lớp 1, người dân tộc và người nước ngoài có thể rút ngắn thời gian học '"vỡ lòng" ít nhất một nửa so với trước kia.

PGS.TS Bùi Hiền: Tôi mãn nguyện với công trình nghiên cứu 40 năm của mình

Trong phần 2 của công trình nghiên cứu, PGS.TS Bùi Hiền đã trình bày cách chuyển đổi đầy đủ hệ thống âm vị, nguyên âm của tiếng Việt. Nó sẽ giải quyết dứt điểm việc cân bằng số lượng âm vị nguyên âm thực sự hiện có trong tiếng Việt và các chữ cái biểu đạt tương ứng.

pgsts bui hien cong bo phan 2 cai tien tieng viet toi man nguyen voi cong trinh nghien cuu 40 nam cua minh

Phương án cải cách tiếng Việt là tâm huyết nghiên cứu trong 40 năm của PGS.TS Bùi Hiền.

Theo PGS.TS Bùi Hiền, công trình nghiên cứu của ông chỉ cải tiến cách đọc (chữ được hoán đổi giá trị âm vị - cách đọc của một số chữ cái, chứ không hề thay đổi tự dạng của các con chữ La tinh hiện dùng) có thể tạo ra các vần, các tiếng (âm tiết) theo đúng các quy tắc hiện hành trong bảng chữ quốc ngữ hiện hành. Việc cải tiến chữ quốc ngữ chỉ nhằm mục đích điều chỉnh bảng chữ cái hiện hành dựa trên hệ thống ngữ âm cho tiếng thủ đô Hà Nội, chứ không tác động vào hệ thống âm vị làm tiếng nói khác đi, dẫn đến ý nghĩa khác đi như một số lời đồn thổi trong thời gian vừa qua.

Việc cải tiến chữ quốc ngữ của mình hướng tới tiếp tục nâng cao hiệu quả của bộ chữ cái La tinh trong giai đoạn phát triển và hội nhập vào cuộc cách mạng 4.0. Theo ông, đây là nghiên cứu, đề xuất khoa học mang tính cá nhân. Còn việc có thể áp dụng hay không sẽ do Chính phủ quyết định. Những ý kiến bình luận thiếu thiện chí, hay ác ý là chuyện bình thường bởi sẽ có người hiểu hoặc chưa hiểu.

"Tôi đã dành hơn 40 năm nghiên cứu công trình khoa học này. Từ hơn 20 năm trước, khi công trình bước đầu cho ra kết quả, tôi đã nêu đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ trên một tạp chí khoa học nhưng không được xem xét. Trải qua quãng thời gian tìm tòi cùng những thời điểm khó khăn để có được văn bản hoàn thiện hôm nay tôi cảm thấy rất mãn nguyện".

Hoài Thu

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế

Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế

Trong hai ngày (07-08/7/2025), tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc tổ chức Phiên họp đánh giá Báo cáo quốc gia lần thứ tư của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (sau đây gọi là Công ước ICCPR).
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới