Phải ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai
![]() |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Chủ tịch nước nhấn mạnh quy hoạch đất đai là nền tảng quan trọng để phát triển các loại hình khác trong tái cơ cấu. “Nước ta ‘tam sơn, tứ hải, nhất đẳng điền’, là một trong những nước bình quân đất đai thấp, chúng ta có 33 vạn km2 mà dân số tới 100 triệu người. Chính vì đất không sinh sôi nên chúng ta phải sử dụng có hiệu quả. Đây là yêu cầu rất lớn, lâu dài. Phải sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, dành đất cho thế hệ con cháu”, Chủ tịch nước nói.
Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, dù có xã hội hóa lĩnh vực nào nhưng riêng đất đai Nhà nước phải quản lý, “chứ không phải vô nguyên tắc trong cổ phần hóa về đất đai”. Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh yêu cầu chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai với các cấp, các ngành.
Trong quy hoạch, Chủ tịch nước tán thành về quy hoạch đất lúa ổn định 3,5 triệu ha. “Thế giới hiện nay vẫn có trên 1,5 tỷ người đang đói kém, chúng ta không nói sản xuất lương thực bằng bất cứ giá nào, không phải làm lúa để dân nghèo mà chúng ta khoanh lại đất lúa 3,5-3,6 triệu ha để ‘cắm cọc’ cho con cháu đời sau”, Chủ tịch nước nói và định hướng phải tạo ra không gian, chính sách sử dụng linh hoạt, chặt chẽ để tiếp tục sản xuất lúa.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng nhắc đến việc cần thiết phải có 15 triệu ha trồng rừng để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, đạt độ bao phủ rừng 42-43%. Ông đề nghị tiếp tục phát động chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, tương đương với 6 triệu ha rừng để tạo ra môi trường sống hài hoà.
Chủ tịch nước cũng đánh giá cao hướng dành đất cho phát triển công nghiệp. Những vùng sử dụng đất kém hiệu quả, vùng đồi, vùng không trồng lúa 2 vụ trở lên thì nên quy hoạch để làm công nghiệp, dịch vụ.
Về một số biện pháp cần thực hiện, Chủ tịch nước cho rằng ngoài chống tiêu cực, tham nhũng trong quy hoạch đất đai thì vấn đề cải cách hành chính cũng rất quan trọng khi thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai còn phiền hà. Ngoài ra, phải ứng dụng công nghệ, có cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai rõ hơn, giống như cơ sở dữ liệu dân cư.
Việc áp dụng công nghệ phải được đặt ra mạnh mẽ hơn đối với công tác quản lý đất đai ở Việt Nam, Chủ tịch nước nói.
![]() Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 06/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 (lần 2). |
![]() Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều 29/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 và Báo cáo thẩm tra về nội dung này của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. |
![]() Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 4, chiều 13/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp quốc gia. |
Tin bài liên quan

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Cuba
Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Hàn Quốc ra mắt Cộng đồng thông dịch viên y tế Seoul, trong đó có tiếng Việt
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
