--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
15:58 | 22/08/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Quá trình xây dựng dự thảo và ra đời Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Việc ban hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ biển, đảo Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Điểm tựa để ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Điểm tựa để ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp
Thời gian qua, Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4 không chỉ hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, những chiến sĩ Cảnh sát biển còn thường xuyên tuyên truyền, giúp đỡ ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp trên biển.
Luật Cảnh sát biển: Công cụ sắc bén bảo vệ lợi ích quốc gia Luật Cảnh sát biển: Công cụ sắc bén bảo vệ lợi ích quốc gia
Luật Cảnh sát Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Với 8 Chương, 41 Điều, bộ luật đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc và hoạt động thực thi pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
Cán bộ Cảnh sát Biển Việt Nam phổ biến luật CSB cho ngư dân
Cán bộ Cảnh sát Biển Việt Nam phổ biến luật CSB cho ngư dân

Quá trình xây dựng dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Luật Cảnh sát siển Việt Nam được ban hành từ năm 2018, nhưng dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã được Bộ Quốc phòng giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển triển khai nghiên cứu, xây dựng từ năm 2015.

Năm 2015, trên cơ sở kết quả khảo sát và tổng kết 17 năm thi hành Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, trước những bất cập, hạn chế trong quá trình thi hành Pháp lệnh và yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới, Bộ Quốc phòng đã ban hành Quyết định số 4358/QĐ-BQP ngày 19/10/2015 về việc thành lập Ban Chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Cùng ngày 19/10/2015, Bộ Quốc phòng cũng ban hành Quyết định số 4359/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quôc phòng về việc ban hành Kế hoạch nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

Trong 2 năm, 2015 - 2016, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đã tích cực nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam và được Thường vụ Quân ủy Trung ương thông qua.

Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 34/2017/QH14 ngày 08/6/2017 của Quốc hội khóa XIV và Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 11/8/2017, Bộ Quốc phòng đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục về soạn thảo dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 về thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập; Kế hoạch Xây dựng dự thảo Luật; xin ý kiến các Bộ, ngành, cụ thể như sau: Tổ chức họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập và xin ý kiến các thành viên về Hồ sơ dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam 03 lần (123 ý kiến đóng góp); tổ chức xin ý kiến các bộ, ngành liên quan; xin ý kiến rộng rãi trong nhân dân (89 ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật, 19 ý kiến đóng góp cho dự thảo Tờ trình).

Đến tháng 12/2017, Bộ Quốc phòng đã hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Ngày 12/12/2017, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo thẩm định đối với Hồ sơ dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Bộ Quốc phòng đã tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, trình Chính phủ.

Ngày 29/12/2017, tại Phiên họp thường kỳ tháng 12 của Chính phủ, các thành viên Chính phủ đã thảo luận về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Chính phủ đã nhất trí thông qua Dự thảo Luật. Tại Nghị quyết số 138/NQ-CP về Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2017, Chính phủ đã giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉnh lý trình Quốc hội theo quy định.

Dấu mốc Luật Cảnh sát biển Việt Nam ra đời

Ngày 30/01/2018, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội. Tham gia hội nghị có đại diện các Bộ, ngành gồm: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trên cơ sở kết quả của Hội nghị, Bộ Quốc phòng đã chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội theo quy định.

Ngày 27/02/2018, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1838/VPCP-PL thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý với nội dung tiếp thu, chỉnh lý của Bộ Quốc phòng đối với dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ, ký Tờ trình Quốc hội về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

Ngày 07/3/2018, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã ký Tờ trình số 72/TTr-CP về Dự án luật Cảnh sát biển để gửi Quốc hội.

Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 của Quốc hội và sự phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 29/3/2018, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã tổ chức Phiên họp toàn thể để thẩm tra dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam theo Tờ trình số 72/TTr -CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ.

Ngày 31/5/2018, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã ban hành Báo cáo thẩm tra dự án Luật để trình Quốc hội.

Tại Kỳ họp thứ 5, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra chủ trì phối hợp với Ban soạn thảo, cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật.

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển thể hiện quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao trên vùng biển chủ quyền
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển thể hiện quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao trên vùng biển chủ quyền

Sau nhiều phiên thảo luận và nhiều lần giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, ngày 05/11/2018, Quốc hội đã thảo luận phiên cuối cùng tại hội trường về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Trên cơ sở các nội dung thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua trong kỳ họp thứ 6.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, chiều 19/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam và biểu quyết thông qua Luật này. Sau khi nghe trình bày Báo cáo Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam với 467 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,29% tổng số đại biểu Quốc hội.

Sáng ngày 11/12/2018, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Chu Văn Yêm chính thức thông báo Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 Luật đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 trong đó có Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo đó, Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 gồm 8 chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019. Luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc Quốc hội ban hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam thể hiện tuyên bố mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta về quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển bằng các biện pháp pháp luật, hòa bình, phù hợp với pháp luật quốc tế.

Việc ban hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về Cảnh sát biển Việt Nam nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ biển, đảo Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đây là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc để cảnh sát biển Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vị trí, vai trò tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Điểm tựa để ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Điểm tựa để ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp
Thời gian qua, Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4 không chỉ hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, những chiến sĩ Cảnh sát biển còn thường xuyên tuyên truyền, giúp đỡ ngư dân phát triển kinh tế hợp pháp trên biển.
Luật Cảnh sát biển: Công cụ sắc bén bảo vệ lợi ích quốc gia Luật Cảnh sát biển: Công cụ sắc bén bảo vệ lợi ích quốc gia
Luật Cảnh sát Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Với 8 Chương, 41 Điều, bộ luật đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc và hoạt động thực thi pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
Tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam tới người dân Tích cực tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam tới người dân
Để góp phần đưa Luật Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam vào cuộc sống, thời gian qua, Bộ tư lệnh (BTL) Vùng CSB 4 đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó nổi bật là tổ chức Chương trình "CSB đồng hành với ngư dân" kết hợp tuyên truyền, phổ biến luật cho nhân dân trên địa bàn.
Chi Dân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cảnh sát biển Việt Nam tăng cường giao lưu, hợp tác với nhiều quốc gia

Cảnh sát biển Việt Nam tăng cường giao lưu, hợp tác với nhiều quốc gia

Ngày 27/02, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã có hoạt động giao lưu, hợp tác với cảnh sát biển hai nước Trung Quốc và Pháp.
Khai mạc Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai

Khai mạc Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai

Ngày 18/12, Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, năm 2024 chính thức khai mạc tại Hà Nội tạo diễn đàn để lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước trong khu vực có cơ hội giao lưu, trao đổi, tăng cường hiểu biết và hợp tác.
Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác, thúc đẩy thực thi pháp luật trên biển

Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác, thúc đẩy thực thi pháp luật trên biển

Ngày 16/12, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Công tác Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, nhằm thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển trong khu vực giữa 2 lực lượng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ 2.

Đọc nhiều

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Từ ngày 07 - 08/7, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm và khảo sát tại thành phố Dương Tuyền và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).
Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 cùng thời tiết thuận lợi, vụ vải năm 2025 tại Trung Quốc đã đạt sản lượng kỷ lục. Các vùng trồng vải trọng điểm như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây đều ghi nhận sản lượng tăng mạnh. Nhờ được mùa và hệ thống logistics phát triển, giá vải giảm sâu, giúp người tiêu dùng Trung Quốc có thể dễ dàng thưởng thức loại trái cây yêu thích này với mức giá phải chăng.
Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước; Tổng thống Trump cân nhắc áp thuế 500% với dầu Nga; chính phủ Thái Lan mời ông Thaksin cố vấn ứng phó thuế quan Mỹ... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 12/7.
Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil: Dấu ấn sáng tạo trong giai đoạn 2016-2025

Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil: Dấu ấn sáng tạo trong giai đoạn 2016-2025

Trong giai đoạn 2016-2025, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil (Hội) đã phát huy vai trò cầu nối nhân dân bằng nhiều sáng kiến thiết thực, từ hoàn thành Từ điển chủ đề Bồ - Việt đến thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp, quảng bá văn hóa và hỗ trợ ngoại giao Nhà nước. Những nỗ lực đó góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Brazil trên nhiều phương diện.
30 năm ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ: Vượt qua quá khứ, hướng tới tương lai bền vững

30 năm ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ: Vượt qua quá khứ, hướng tới tương lai bền vững

Ngày 11/7/1995 không chỉ là cột mốc lịch sử của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ mà còn là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia từng là đối thủ trong chiến tranh thể hiện tinh thần vượt lên trên quá khứ, lựa chọn đối thoại và hợp tác vì lợi ích quốc gia và hòa bình khu vực. Ba thập kỷ qua, mối quan hệ này đã trải qua nhiều giai đoạn thử thách và phát triển, từ những bước đi thận trọng đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
BVĐK Tâm Anh dẫn đầu chất lượng ở khối tư nhân tại Hà Nội và TP.HCM

BVĐK Tâm Anh dẫn đầu chất lượng ở khối tư nhân tại Hà Nội và TP.HCM

Chiều 09/7/2025, Sở Y tế Hà Nội và TP.HCM công bố kết quả đánh giá chất lượng các bệnh viện trên địa bàn. Trong đó, BVĐK Tâm Anh Hà Nội đứng đầu chất lượng trong bảng xếp hạng toàn bộ các bệnh viện công lập và tư nhân, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.
Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Chiều 9/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, ông Nakata Takahiro, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Hokkaido cho biết: tỉnh Hokkaido, công ty Hokkaido Airlines và Tổng công ty Vietnam Airlines đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM của Việt Nam xếp hạng Top 12 thế giới và số 1 Việt Nam tại cuộc thi RRC tháng 6/2025, nâng cao chuyển đổi số bằng AI.