--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
15:57 | 21/03/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Quy hoạch Hà Nội: Nhà phố cổ xây không quá 4 tầng

Theo quy hoạch dự kiến của TP. Hà Nội, khu vực phố cổ tầng cao đặc trưng là 3-4 tầng (chiều cao 12-16m); khu vực Hồ Gươm và phụ cận tầng cao đặc trưng trên các tuyến phố xung quanh Hồ Gươm không quá 16m.
215.000 người cùng hàng chục cơ quan sẽ được di dời khỏi khu nội đô lịch sử 215.000 người cùng hàng chục cơ quan sẽ được di dời khỏi khu nội đô lịch sử
Hà Nội sắp quy hoạch 2 bờ sông Hồng Hà Nội sắp quy hoạch 2 bờ sông Hồng
Ảnh minh họa: Kinh tế&đô thị
Ảnh minh họa: Kinh tế&đô thị

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã thống nhất 6 đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử thuộc địa bàn các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Dự kiến, UBND thành phố sẽ phê duyệt các đồ án quy hoạch này trong tháng 3/2021.

Theo đồ án, không gian nội đô lịch sử được xác định chủ yếu là công trình thấp tầng. Công trình cao tầng được bố trí dọc các tuyến đường vành đai, đường hướng tâm và các khu tái thiết đô thị. Tại khu vực xây dựng công trình cao tầng, thành phố sẽ ưu tiên giảm mật độ xây dựng để bổ sung các tiện ích như cây xanh, bãi đỗ xe...

Khu vực phố cổ tầng cao đặc trưng là 3-4 tầng (chiều cao 12-16m); khu vực Hồ Gươm và phụ cận tầng cao đặc trưng trên các tuyến phố xung quanh Hồ Gươm không quá 16m. Khu vực phố cũ tầng cao đặc trưng 4-6 tầng (16-22m). Khu vực hạn chế phát triển tầng cao đặc trưng là 5-7 tầng (20-25m).

Khu phố cổ bảo tồn hình thái kiến trúc các tuyến phố hiện có; bảo tồn trục trung tâm thương mại kết hợp với nhà ở truyền thống; cải tạo lõi bên trong các ô phố... tạo lập hình ảnh kiến trúc đô thị cổ đặc trưng.

Khu vực hồ Gươm được bảo tồn hình ảnh đặc trưng với không gian mặt nước và cây xanh quanh hồ; bảo tồn, tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan các công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, cách mạng...

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, định hướng chính của các quy hoạch phân khu là bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, trường đại học, trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội đô; cải tạo các không gian ở hiện có.

Đồng thời, cải tạo, tái thiết các khu chung cư cũ; phát triển giao thông công cộng, đường sắt đô thị; bảo tồn di tích; hình thành hành lang xanh, không gian công cộng dọc theo sông Hồng; phát triển các trục chính đô thị, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan khu trung tâm.

Về tổng thể, 6 đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử có quy mô nghiên cứu trên 2.700ha với yêu cầu chính là kiểm soát dân số, giảm từ 1,2 triệu dân (năm 2009) xuống dự kiến còn 672.0000 dân; đồng thời cải thiện hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

Gần 250ha đất phát triển công viên, vườn hoa, sân chơi

Nhằm hướng tới phát triển đô thị bền vững, trong tổng số 2.700ha đất của khu vực nội đô lịch sử, thành phố sẽ dành khoảng 247,14ha diện tích đất cho phát triển công viên, vườn hoa, sân chơi, mặt nước, quảng trường, đường dạo; khu vui chơi giải trí, sân bãi tập luyện thể dục thể thao... (đạt chỉ tiêu 3,82m2/người).

Đất dành cho giao thông đô thị là khoảng 471,22ha (đạt chỉ tiêu 7,28m2/người), bao gồm đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực, quảng trường, ga, đường sắt đô thị, bến - bãi đỗ xe.

Hà Nội có thêm nhiều tuyến phố đi bộ ở khu phố cổ Hà Nội có thêm nhiều tuyến phố đi bộ ở khu phố cổ
Từ ngày 25/12, UBND quận Hoàn Kiếm sẽ triển khai thử nghiệm mở rộng không gian đi bộ phía Nam khu phố cổ kết nối phía Bắc khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Phố cổ Hà Nội ken kín người Phố cổ Hà Nội ken kín người "đi chợ" Tết Trung thu
Tối 26/9, đông đảo người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đến phố Hàng Mã, phố Phùng Hưng… (quận Hoàn Kiếm) để vui chơi, mua sắm tại chợ bán đồ Tết Trung thu lớn nhất Thủ đô.
Phố cổ Hà Nội đìu hiu, vắng vẻ giữa dịch COVID-19 Phố cổ Hà Nội đìu hiu, vắng vẻ giữa dịch COVID-19
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người dân hạn chế ra ngoài trong khi lượng khách du lịch cũng sụt giảm. Tất cả những yếu tố đó khiến nhiều con phố cổ của Hà Nội trở nên đìu hiu, vắng vẻ đến lạ...
Ngọc Linh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 KCN quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 KCN điều chỉnh quy hoạch.
5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế

5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế

Quan điểm cốt lõi của quy hoạch là “con người là trung tâm của sự phát triển”, với hình ảnh Thủ đô Hà Nội được định hình là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó hoàn thiện 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế.
Phong vị “Tết phố” của đất Kinh kỳ qua "Tết Việt - Tết phố 2024"

Phong vị “Tết phố” của đất Kinh kỳ qua "Tết Việt - Tết phố 2024"

Chương trình “Tết Việt - Tết phố 2024” sẽ giới thiệu phong vị truyền thống "Tết phố" của đất Kinh kỳ xưa.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Nhờ sử dụng tốt ngôn ngữ Trung Quốc cùng với sự hiểu biết về văn hóa Trung Quốc, các thế hệ cựu học sinh, giáo viên Việt Nam từng sống và học tập tại Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc) đã trở thành những người bắc cầu, nối tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.
68 quân nhân Việt Nam sẽ tham gia duyệt binh tại Nga

68 quân nhân Việt Nam sẽ tham gia duyệt binh tại Nga

Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga (9/5/1945-9/5/2025), 68 quân nhân Trường Sĩ quan Lục quân 1 sẽ đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow (Liên bang Nga).
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao