--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Giao lưu hữu nghị
09:27 | 09/06/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Sáng kiến Nhận thức Biển của Quad: Khu vực sẽ đón nhận thế nào

Sau Thượng đỉnh Bộ Tứ (Quad) cuối tháng 5, bốn nước đưa ra Tuyên bố chung nhắc đến hàng loạt sáng kiến hợp tác, bao gồm Sáng kiến Nhận thức Biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPMDA), hướng tới chia sẻ thông tin giữa Quad với các đối tác trên toàn bộ khu vực. Liệu khu vực có đón nhận sáng kiến này?
Quy hoạch Côn Đảo thành khu du lịch sinh thái biển đảo tầm cỡ khu vực và quốc tế Quy hoạch Côn Đảo thành khu du lịch sinh thái biển đảo tầm cỡ khu vực và quốc tế
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định số 417/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2045.
Những thách thức đa dạng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang đối mặt Những thách thức đa dạng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang đối mặt
Ngày 22/2/2022, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã tham dự Diễn đàn Bộ trưởng về hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lần thứ nhất được tổ chức trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch EU của Pháp, do Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean Yves Le Drian và Đại diện cấp cao EU phụ trách đối ngoại và chính sách an ninh Josep Borrell chủ trì.

Mục tiêu “ẩn giấu”?

Quad khẳng định IPMDA nhằm chia sẻ thông tin thực địa (trên biển) tại Ấn – Thái thông qua các nguồn thông tin mở và công nghệ mới, nhằm ứng phó với thiên tai và các thảm họa nhân đạo. Hai mục tiêu này thuộc lĩnh vực an ninh biển phi truyền thống nên khá phù hợp với chương trình nghị sự mang tính phi quân sự hiện giờ của Quad.

Ngoài hai mục tiêu rõ ràng nêu trên, IPMDA có thể được coi là sáng kiến tình báo nhằm vào các hoạt động “vùng xám” của Trung Quốc, nhất là khi Tuyên bố Thượng đỉnh Quad 2022 đã lần đầu nhắc tới thách thức từ “dân binh biển”. Trong năm 2021, Trung Quốc có xu hướng gia tăng hiện diện của các tàu khảo sát khoa học và tàu dân binh biển tại Biển Đông (điển hình nhất là vụ hàng trăm tàu cá Trung Quốc - được cho là tàu dân binh đội lốt - tập kết tại Đá Ba Đầu). Qua IPMDA, Quad có thể cung cấp thông tin từ sớm và từ xa về các diễn biến này cho đối tác khu vực.

Sáng kiến Nhận thức Biển của Quad: Khu vực sẽ đón nhận thế nào
(Từ trái sang phải) Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm QUAD ngày 24/5 (Ảnh: Reuters).

Tuy nhiên, đây cũng có thể là điểm khiến các nước khu vực đắn đo về IPMDA. Nếu Quad thúc đẩy IPMDA, Trung Quốc khả năng cao sẽ phản ứng tiêu cực, nhất là khi nước này vốn coi Quad là nhóm “chống Trung Quốc”, là liên minh quân sự “NATO của Châu Á”. Trong khi đó, nhiều nước trong khu vực muốn theo đuổi chính sách cân bằng chiến lược giữa các nước lớn và có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.

Nhiều ẩn số chưa được làm rõ

Quad khẳng định IPMDA sẽ được thúc đẩy qua các trung tâm thông tin (fusion center) trong khu vực. Hiện giờ, Mỹ đã có bốn trung tâm như vậy tại Ấn Độ, Singapore, Solomon và Vanuatu. Có thể hiểu, IPMDA sẽ kết nối các đối tác khác vào hệ thống chia sẻ thông tin của bốn trung tâm này.

Tuy nhiên, Quad chưa cung cấp thông tin cụ thể về cơ chế hợp tác của IPMDA: Liệu các nước tham gia có phải đóng góp thông tin hay chỉ có thể nhận thông tin – tương tự các chương trình hợp tác của trung tâm thông tin tại Singapore? Nếu phải chia sẻ thông tin của mình, hoạt động này sẽ được tiến hành dưới hình thức nào, qua kênh dân sự hay quân sự, qua ứng dụng hay hệ thống máy móc riêng?

Sáng kiến Nhận thức Biển của Quad: Khu vực sẽ đón nhận thế nào
Quang cảnh cuộc gặp nhóm Bộ tứ tại Washington D.C, Mỹ ngày 25/9. Ảnh: Reuters

Hiện nay, rất nhiều chủ thể đang thúc đẩy các sáng kiến nhằm nâng cao nhận thức biển (MDA) tại Ấn – Thái: Ấn Độ đang thúc đẩy Sáng kiến Đại dương Ấn – Thái với trụ cột riêng về MDA và đã mời toàn bộ ASEAN tham gia; EU đang thúc đẩy Sáng kiến Các Tuyến đường Trọng yếu tại Ấn Độ Dương (CRIMARIO) giai đoạn hai, trong đó có quảng bá về phần mềm theo dõi thực địa trên biển qua vệ tinh mang tên IORIS; Nhật Bản cũng từng thúc đẩy Sáng kiến Đối thoại Shangri-La, tập trung vào MDA…

Vậy IPMDA có điểm gì nổi bật so với các sáng kiến tương tự? Nếu không có điểm nhấn, liệu IPMDA có được tích hợp với các sáng kiến tương tự của đối tác Ấn Độ và EU? Nếu không làm rõ điểm nhấn riêng, Quad khó thu hút được đông đảo khu vực tham gia.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn đầu. Trong thời gian tới, Quad có thể đưa ra thêm thông tin về cơ chế, giá trị chiến lược - kỹ thuật hay yêu cầu thành viên… khi chính thức đưa ra lời mời với các đối tác khu vực.

Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân khu vực biên giới, hải đảo Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân khu vực biên giới, hải đảo
UBND huyện Đình Lập, Lạng Sơn phối hợp với Hội đồng giáo dục Quốc phòng và An ninh Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa năm 2021.
Đà Nẵng chăm lo cho người dân khu vực biên giới biển quận Hải Châu Đà Nẵng chăm lo cho người dân khu vực biên giới biển quận Hải Châu
Chiều 26/11, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng (BĐBP Đà Nẵng), Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên và Ban đại diện Hội Người cao tuổi quận Hải Châu (thành phố Đà Nẵng) phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình phối hợp giai đoạn 2016-2021 và ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2021-2026.

Đỗ Hoàng, Viện Biển Đông
Nguồn:

Đọc nhiều

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Ngày 07/7 tại Thanh Hóa, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá tiến độ triển khai các chương trình viện trợ, đồng thời trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, hai bên thảo luận về việc rà soát, điều chỉnh các chương trình, dự án cho phù hợp với địa bàn hành chính mới sau sáp nhập, bảo đảm duy trì hiệu quả và tính liên tục trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Ngày 08/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị phối hợp công tác năm 2025. Hội nghị do Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn đồng chủ trì.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 08/7.
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024