--> -->
Trang chủ Kinh tế
11:17 | 03/08/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Sau ba năm có hiệu lực, doanh nghiệp đã tận dụng tối đa lợi ích gì từ EVFTA?

Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, đến nay tròn ba năm và dù ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU hàng năm vẫn có sự tăng trưởng nhất định, năm 2021 tăng 14,2% và năm 2022 tăng 16,7%.
Tích cực đàm phán các FTA để thúc đẩy xuất khẩu Tích cực đàm phán các FTA để thúc đẩy xuất khẩu
Quy định về chống mất rừng và suy thoái rừng của EU có tạo rào cản mới cho ngành gỗ? Quy định về chống mất rừng và suy thoái rừng của EU có tạo rào cản mới cho ngành gỗ?
Hiệp định EVFTA giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu gạo thơm sang thị trường EU Hiệp định EVFTA giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu gạo thơm sang thị trường EU
Sau ba năm có hiệu lực, doanh nghiệp đã tận dụng tối đa lợi ích gì từ EVFTA?
Ảnh minh họa

Số liệu thống kê cho thấy, đã có nhiều mặt hàng khá thành công trong việc tận dụng các ưu đãi từ EVFTA và đạt kim ngạch xuất khẩu trên tỷ USD vào thị trường EU hàng năm trong suốt ba năm qua.

Thị phần của hàng hóa Việt chỉ mới chiếm khoảng 2% tại thị trường EU

Tiến sĩ Nguyễn Thái Chuyên, Giảng viên Kinh doanh quốc tế, Đại học RMIT cho biết, hầu hết các mặt hàng như điện thoại và linh kiện, máy vi tính, giày dép, máy móc thiết bị phụ tùng, hàng dệt may, cà phê, sắt thép và hải sản đã có mức tăng trưởng đáng kể, đặc biệt sắt thép với mức tăng trưởng hơn 844% trong năm 2021 so với năm 2020 và hơn 634% trong năm 2022 so với năm 2020.

Sau ba năm có hiệu lực, doanh nghiệp đã tận dụng tối đa lợi ích gì từ EVFTA?

Tiến sĩ Nguyễn Thái Chuyên, Giảng viên Kinh doanh quốc tế, Đại học RMIT

Tuy nhiên, mặt hàng điện thoại và linh kiện đã ghi nhận sự giảm sút lần lượt là 9,5% vào năm 2021 và 15,7% vào năm 2022 so với năm trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguyên liệu đầu vào trong bối cảnh thị trường Trung Quốc đóng cửa vì COVID-19 và căng thẳng giữa Nga - Ukraine gây ra khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dẫn nhận định từ Trading Economics, ông Chuyên cho rằng, giá trị và lợi ích mà các doanh nghiệp thu được từ hoạt động xuất khẩu vẫn còn hạn chế, do thương hiệu Việt Nam chưa được biết rộng rãi tại các nước châu Âu. Thị phần của hàng hóa Việt trên thị trường EU cũng mới chiếm khoảng 2%.

Mặc dù có mức tăng trưởng khá tốt, nhưng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như: Rau củ quả, thủy sản và gạo vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, và chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu của EU.

Một số mặt hàng như hạt điều, giấy và các sản phẩm từ giấy chưa có dấu hiệu tăng trưởng sau khi EVFTA được thực thi.

Khoảng 40% doanh nghiệp hiểu tương đối hoặc hiểu rõ về cam kết của EVFTA

EU là một thị trường khắt khe với tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, yêu cầu an toàn cho hàng hóa công nghiệp, các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch cho các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu và thực phẩm từ nước ngoài. Điều này cũng là một trở ngại khác đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì phần lớn nguyên liệu sản xuất hàng hóa được nhập từ Trung Quốc và các nước trong ASEAN, khó kiểm soát về tiêu chuẩn chất lượng.

Đến nay, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ quy tắc xuất xứ trong EVFTA, như đối với ngành hàng nông nghiệp, lâm sản, các nhà khai thác và thương nhân phải chứng minh sản phẩm hợp pháp và không vi phạm quy định về phá rừng. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có hệ thống xuất xứ từ nông hộ và từng khu vực trồng trọt để có thể chứng minh với EU.

Thủy sản là ngành được ưu đãi nhất về thuế nhưng gần sáu năm nay, thủy sản Việt Nam bị thẻ vàng IUU vì các hành vi khai thác bất hợp pháp, xuất khẩu thủy sản không tận dụng triệt để các ưu đãi do EVFTA mang lại nếu không gỡ được thẻ vàng IUU.

Mặt khác, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu so với các nước trong khu vực và trên toàn cầu. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU không có thương hiệu riêng hoặc được phân phối thông qua nhãn hiệu nước ngoài. Điều này gây hạn chế trong việc tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao trong hoạt động vận chuyển sản phẩm.

Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về nhận thức của doanh nghiệp đối với EVFTA, mặc dù gần 94% doanh nghiệp đã nghe nói hoặc biết về EVFTA, chỉ khoảng 40% trong số đó hiểu tương đối hoặc hiểu rõ về cam kết của hiệp định này đối với hoạt động kinh doanh của họ. Trong đó, nhóm doanh nghiệp FDI có tỷ lệ hiểu khá rõ hoặc rõ về EVFTA cao nhất (43%).

Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hết lợi thế từ hiệp định này để mở rộng tiêu thụ sang các nước thành viên khác. Trong 27 quốc gia thành viên của EU, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao thương chủ yếu với 5-6 quốc gia, trong khi giao thương với các nước khác vẫn còn rất ít.

Cần làm gì để tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA?

Châu Âu là một thị trường khó tính với tiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe, muốn tiếp cận thị trường này doanh nghiệp cần phải nỗ lực tự thay đổi và thích ứng, đồng thời tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và hiệp hội. Tập trung nâng cao năng lực quản lý, chất lượng nhân lực, đổi mới công nghệ, xây dựng và phát triển thương hiệu, cũng như thiết lập chiến lược kinh doanh dài hạn để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu từ thị trường 500 triệu dân của EU.

Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp, đặc biệt trong khuôn khổ các hiệp hội, để chia sẻ kiến thức, kỹ thuật và mở rộng mạng lưới phân phối, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường EU.

“Các doanh nghiệp xuất khẩu cần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường cao mà EU yêu cầu; đa dạng hóa nguồn tiêu thụ và giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu duy nhất. Quan trọng là cần bám theo xu thế tiêu dùng và tăng cường khả năng sáng tạo, đồng thời tương tác trực tiếp, liên tục, nhanh chóng với khách hàng”, ông Chuyên nói.

Nhờ EVFTA, thương mại Việt Nam-Đức có thể đạt 20 tỷ Euro trong vài năm tới Nhờ EVFTA, thương mại Việt Nam-Đức có thể đạt 20 tỷ Euro trong vài năm tới
Kể từ khi Đức và Việt Nam nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2011, sự hợp tác giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ và rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả kinh tế.
Hiệp định EVFTA giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu gạo thơm sang thị trường EU Hiệp định EVFTA giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu gạo thơm sang thị trường EU
Hạn ngạch thuế quan từ EVFTA đã giúp lượng gạo thơm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU tăng dần qua từng năm. Hiện có 9 giống lúa thơm được phép xuất khẩu vào thị trường này, trong đó giống lúa Nàng Hoa 9, được Tập đoàn Lộc Trời ký hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác thương mại
Nguyễn Huyền
Nguồn:

Tin bài liên quan

Chính thức giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính thức giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Sáng 17/6, với đại đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết giảm 2% thuế VAT từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.
Thiết lập cơ chế thông quan khẩn cấp đối với một số mặt hàng trọng điểm

Thiết lập cơ chế thông quan khẩn cấp đối với một số mặt hàng trọng điểm

Chiều 13/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn và Phó Chủ tịch Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) Liêu Phẩm Hổ đã hội đàm trực tuyến, trao đổi về việc cùng thúc đẩy thông quan mặt hàng hoa quả trong thời kỳ cao điểm.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì trước "bão táp" thuế quan từ Hoa Kỳ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì trước "bão táp" thuế quan từ Hoa Kỳ?

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam” ngày 18/4, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh: "Các doanh nghiệp cần coi đây là thời điểm để Việt Nam nhìn lại chiến lược phát triển, nâng cao năng lực nội tại, chủ động thích ứng và định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu".

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực - động lực thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam

Chính sách thị thực đang ngày càng trở thành công cụ cạnh tranh điểm đến quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đẩy mạnh thu hút khách quốc tế sau đại dịch. Việt Nam đã có những điều chỉnh tích cực, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch và nâng cao trải nghiệm nhập cảnh cho du khách.
Phòng, chống bạo lực gia đình: Nỗ lực vì một Việt Nam nhân ái, văn minh

Phòng, chống bạo lực gia đình: Nỗ lực vì một Việt Nam nhân ái, văn minh

Bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng sau cánh cửa khép kín. Từ những vụ việc đau lòng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực toàn diện, từ hoàn thiện luật pháp, truyền thông sâu rộng đến xây dựng mạng lưới hỗ trợ nhằm bảo vệ nạn nhân và hướng tới một xã hội an toàn, nhân ái và văn minh.
Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ; Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7; Ông Trump ký sắc lệnh gỡ trừng phạt với Syria... là tin quốc tế nổi bật ngày 01/7.
Ra mắt Mạng lưới chuyên gia và nhà khoa học Việt Nam tại Canada

Ra mắt Mạng lưới chuyên gia và nhà khoa học Việt Nam tại Canada

Trong khuôn khổ triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Văn phòng Khoa học và Công nghệ (Đại sứ quán Việt Nam tại Canada) vừa tổ chức Lễ ra mắt Mạng lưới chuyên gia và nhà khoa học Việt Nam tại Canada (CVSE). Đây là sáng kiến quan trọng nhằm huy động nguồn lực chất xám của cộng đồng trí thức người Việt tại Canada phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024