--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
16:00 | 09/08/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tả Giàng Phình: Hoang sơ như miền cổ tích

Tả Giàng Phình theo tiếng địa phương là "bãi đất rộng có nắng mặt trời", nằm dưới chân núi Ngũ Chỉ Sơn bốn mùa gió núi hào phóng và sương mù bao phủ, hoang sơ như miền cổ tích, đã từng được chọn làm bối cảnh cho bộ phim "Thung lũng hoang vắng" của đạ
Biên phòng An Giang mật phục, thu giữ 20 kg nghi là cần sa tại khu vực giáp biên Biên phòng An Giang mật phục, thu giữ 20 kg nghi là cần sa tại khu vực giáp biên
Lửa hồng ở làng cổ vùng biên giới Tây Nguyên Lửa hồng ở làng cổ vùng biên giới Tây Nguyên
Hiệu quả mô hình kết nghĩa cụm cư dân biên giới Hiệu quả mô hình kết nghĩa cụm cư dân biên giới

Theo con đường trải nhựa mới, uốn lượn theo vách núi quanh co, dưới chân dãy Hoàng Liên hùng vĩ, qua thác Lạnh, dốc Can Hồ, chúng tôi có mặt ở bản Suối Thầu, sát ngay chân núi Ngũ Chỉ Sơn. Già làng Sùng A Sèo chắc nịch như khúc gỗ nghiến, mái tóc dày, đón chúng tôi ở đầu ngôi nhà gỗ "luồn phang" theo kiểu người H’Mông, nở nụ cười đôn hậu mời khách vào nhà. Nhấp chén trà giảo cổ lam mầu hổ phách, vị nhần nhận đắng nhưng ngọt hậu, giọng trầm ấm của già Sèo đưa chúng tôi về với những truyền thuyết thời kiến tạo địa chất, hình thành dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, với đỉnh Phan Xi Păng 3.143 m, được mệnh danh "nóc nhà Ðông Dương" và ngọn núi Ngũ Chỉ Sơn, cao 2.858 m, đứng thứ ba ở Lào Cai sau Phan Xi Păng và Bạch Mộc Lương Tử...

Thuở ấy, trời đất còn tối tăm mờ mịt, mặt đất bằng phẳng trơn tru, bỗng xuất hiện một vị thần thân hình vạm vỡ, cao lớn, bước chân đi làm sụt núi lở sông, chuyên làm công việc tạo dựng núi non, sông, biển. Ông gồng sức làm việc hăm hở miệt mài; đào đất đắp lên đồi thấp, núi cao. Chỗ ông lấy đất tạo thành biển rộng và ao hồ. Ông khéo léo tạo nên những suối dài, khe sâu nối với sông con, sông cái, dẫn nước vào ao, vào hồ rồi chảy ra biển rộng. Cuối cùng, ông dồn tất cả đất đá đắp một dãy núi thật cao, vượt tầng mây đen, mây trắng, cao đến tận tầng mây tím, mây xanh, chóp núi nhô đến tận xứ sở nhà Trời. Nhà Trời thấy thế giận lắm, liền sai thần Sấm Sét đến đánh suốt mấy ngày đêm, chớp rạch sáng lòe, đất trời rung chuyển, nhưng không san bằng được, đành quay về chịu tội với Ngọc Hoàng. Dãy núi cao ngạo nghễ ấy bị sứt mẻ, còn lại năm ngọn núi cao ngất như năm ngón tay chĩa thẳng lên trời cao như thách thức đến tận ngày nay…

Sắc mới nơi Tả Giàng Phình
Thung lũng Tả Giàng Phình, Sa Pa (Lào Cai) mùa lúa chín. Ảnh: NGỌC BẰNG

Những người H’Mông đầu tiên mang họ Hạng, họ Sùng đặt chân đến lập bản nơi đây, đặt tên cho núi là Ngũ Chỉ Sơn, tức là núi Năm Ngón Tay. Hôm chúng tôi đến, thật may, trời quang mây, đứng từ bản Suối Thầu nhìn lên, vách núi cao sừng sững như cột đá chống trời. Sùng A Chơ, một porter (người dẫn đường leo núi) "sừng sỏ" ở Tả Giàng Phình bảo, tuy không cao bằng Phan Xi Păng nhưng ít người leo lên được đỉnh Ngũ Chỉ Sơn, bởi vách đá dựng đứng, khe sâu hun hút, độ khó gấp chục lần leo Phan Xi Păng. Chỉ những người chí bền sức dẻo, khao khát một lần được đứng trên năm ngón tay huyền bí của tạo hóa mới có thể chinh phục đỉnh núi bốn mùa sương phủ lạnh giá, giấu trong mình "kho thuốc quý vô tận" và đàn khỉ hàng trăm con trên chóp núi sừng sững ấy. Người H’Mông ở Tả Giàng Phình nổi tiếng đi rừng giỏi và những bài thuốc dưỡng sinh, chữa bệnh xương khớp, tim mạch hoàn toàn là thảo dược lấy từ núi Ngũ Chỉ Sơn, chả thế nơi đây được mệnh danh là "thung lũng trường thọ". "Người thọ nhất ở đây là pả (cụ bà) Sùng Thị Khu (108 tuổi), mất cách đây mấy năm; ở bản Sín Chải, Suối Thầu hiện giờ có hai pả là hai chị em Hạng Thị Pằng (97 tuổi) và Hạng Thị Dở (100 tuổi) đấy - già Sèo chậm rãi. Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Ngũ Chỉ Sơn Hạng A Tủa giở cuốn sổ nhỏ, chìa ra: Ở Tả Giàng Phình, số người từ 80 tuổi trở lên là 29 người, trong đó 14 người từ 90 đến 100 tuổi... Bên hiên ngôi nhà gỗ sờn cũ, lên nước đen bóng, pả Hạng Thị Pằng gầy mảnh, lưng thẳng, tóc bạc phơ đang ngồi trên ghế tẽ ngô và trông một đàn chắt vui đùa trong nắng sớm. Nụ cười móm mém, ánh mắt tinh nhanh, pả bảo: "Mình gần trăm tuổi rồi, không đi nương được thì ở nhà làm cái việc bé bé này thôi".

Nghe sao mà nhẹ nhõm, thanh bình đến thế, như tiếng dòng nước chảy êm lặng ngay hiên nhà của pả, trong vắt và mát lạnh như nước đá, rũ đi bao mệt nhọc, bụi trần đường xa tới. Già làng Sèo bảo, đó là dòng nước từ đỉnh núi Năm Ngón Tay "rót" xuống cho dân làng làm ăn sinh sống, quanh năm không vơi cạn. Có lẽ, chính là hạt gạo trên ruộng bậc thang, ngọn rau trong vườn nhà và dòng nước tinh khiết, trong lành từ lòng núi Ngũ Chỉ Sơn chảy ra đã cho pả Pằng và nhiều người ở đây cuộc sống trường thọ. "Người cao tuổi là tài sản quý của địa phương trong việc truyền thụ và bảo tồn tri thức bản địa, cũng như bản sắc văn hóa dân tộc cho lớp con, cháu. Sự trường thọ bí ẩn của các cụ còn là "sức hút" đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước tìm đến du lịch ở địa phương" - Chủ tịch UBND xã Ngũ Chỉ Sơn Hạng A Sang bảo vậy.

Thào A Dê, chàng trai ở bản Sín Chải vẫn còn nhớ rõ, khi đoàn làm phim "Thung lũng hoang vắng" về Tả Giàng Phình chọn bối cảnh, cậu lọt mắt đạo diễn Ðặng Nhuệ Giang, vào vai cậu bé người H’Mông bỏ học để về nhà đi rừng. "Là đóng phim nhưng cũng là cuộc đời thực của mình đấy, vì nhà có đến 13 anh em nên bố mẹ không muốn cho mình học chữ, bắt ở nhà đi rừng, làm nương để có cái ăn"- Dê nhớ lại. Khi ấy, Tả Giàng Phình như "ốc đảo" cách biệt với bên ngoài, bởi giao thông cách trở, đồng bào H’Mông nơi đây còn nhiều tập tục lạc hậu, sản xuất theo kiểu quảng canh, tự cung tự cấp cho nên thường đứt bữa mùa giáp hạt, Nhà nước phải cứu trợ hằng năm. Không cam chịu nghèo đói và như được tiếp thêm niềm tin và nghị lực từ thầy Tành, cô giáo Minh đã hy sinh cả tuổi thanh xuân để cõng con chữ, đem kiến thức đến cho trẻ em vùng cao còn nhiều gian khó như trong phim "Thung lũng hoang vắng", Thào A Dê đã tự học tự làm, trở thành người đầu tiên ở Tả Giàng Phình thi đỗ đại học. Tốt nghiệp khoa Quản lý giáo dục, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Dê trở về Sa Pa nung nấu ý định làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của lớp trẻ quê hương, vươn đến cuộc sống tốt hơn.

Anh nộp hồ sơ và trúng tuyển công chức Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Sa Pa. Vừa làm tốt chuyên môn vừa tích cực tham gia hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ, hướng về bản làng vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, sau hơn một năm công tác, Thào A Dê được điều chuyển làm Bí thư Ðoàn phường Ô Quý Hồ, trúng cử đại biểu HÐND thị xã Sa Pa. Cậu bé bỏ học cái chữ để đi nương kiếm cái ăn trong phim năm nào, nay đã thực sự trưởng thành, trở thành niềm tự hào của miền đất bốn mùa mây phủ.

Giữa trưa, nắng bừng lên vàng rượi, chan hòa trên thung lũng Tả Giàng Phình với hàng trăm ao nuôi cá hồi lấp lánh ánh bạc như những chiếc gương trời dưới chân núi Năm Ngón Tay hùng vĩ. Bí thư Ðảng ủy xã Ngũ Chỉ Sơn Vù A Súa sải những bước dài trên con đường bê-tông vắt ngang thung lũng Tả Giàng Phình, cho biết: Nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước theo chương trình nông thôn mới, điện - đường - trường - trạm được xây dựng, giao thông thuận lợi, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa ôn đới và du lịch cộng đồng, gắn với cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc. Nguồn nước ở đây sạch và lạnh nhất Sa Pa cho nên bà con chuyển từ trồng lúa một vụ sang nuôi cá hồi quanh năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Hơn 80 hộ đồng bào H’Mông, Dao liên kết với nhau theo mô hình HTX, tổ liên gia để nuôi cá hồi, cá tầm; mỗi năm đưa ra thị trường hơn 200 tấn cá nước lạnh, chất lượng cao nhất vùng Tây Bắc, thu về hàng chục tỷ đồng.

Nhiều loại cây thuốc quý và bài thuốc gia truyền bao đời của người bản địa được phát triển thành hàng hóa, đem lại thu nhập cao cho người dân nơi đây. Chỉ duy nhất ở Ngũ Chỉ Sơn có loài cây chù dù, vị thuốc "đầu bảng" trong bài thuốc tắm danh bất hư truyền của người Dao lấy từ núi Năm Ngón Tay huyền bí, hồi phục sức khỏe rất nhanh, nay được xã quy hoạch trồng thành vùng tập trung ở Móng Xóa, Sín Chải, Can Hồ..., với khoảng 12 ha, để cung cấp nguyên liệu cho cơ sở chế biến thuốc tắm cô đặc dạng keo, cung ứng cho thị trường phía nam và xuất khẩu.

Đi ngang qua ngôi Trường tiểu học Tả Giàng Phình được xây dựng kiên cố, có sân chơi bê-tông rộng rãi, vườn "nông trại" xanh mướt và rực rỡ sắc hoa hồng cổ trong khuôn viên, Bí thư Vù A Súa khoe, 100% trẻ em ra lớp đến trường trong độ tuổi. Toàn xã Ngũ Chỉ Sơn hôm nay có gần 30 người tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở về địa phương và thị xã Sa Pa công tác, làm việc ở các doanh nghiệp. Ðó là "những hạt giống quý" của miền đất "mây mù, giá lạnh" góp phần quan trọng cùng chính quyền và người dân vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc ở thung lũng Năm Ngón Tay.

Những lớp học vá víu ở Phia Khăm Những lớp học vá víu ở Phia Khăm
Phia Khăm là tên của ngọn núi cao nhất mà người Khơ Mú chọn để lập bản ở xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn – Nghệ An. Ở đây có điểm trường Phia Khăm 1, thuộc Trường Tiểu học PTDT bán trú Bắc Lý 1, nơi có những lớp học vá víu...
Những Những "ông Bụt" vai áo xanh Bài 5: “Cha đẻ” phong trào Nâng bước em đến trường
Lớn lên trong lam lũ, Trung úy Võ Văn Vinh, đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt (huyện A Lưới, Thừa Thiên – Huế) coi việc hỗ trợ con em đồng bào đến trường như nhiệm vụ của mình. Việc làm bình dị của anh là tiền đề để phong trào Nâng bước em đến trường đã ra đời và được triển khai trên phạm vi toàn quốc.
Mảnh đất cằn cỗi vươn mình nơi biên giới Mảnh đất cằn cỗi vươn mình nơi biên giới
Người dân xã biên giới Minh Tân (Vị Xuyên, Hà Giang) đã hồi sinh sau “cú hích” từ Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025.
Quốc Hồng
Nguồn: nhandan.vn

Tin bài liên quan

Ninh Bình đứng đầu top 5 điểm đến có vẻ đẹp hoang sơ như viên đá quý

Ninh Bình đứng đầu top 5 điểm đến có vẻ đẹp hoang sơ như viên đá quý

Mới đây, chuyên trang du lịch Time Out đã điểm tên 5 điểm đến hoang sơ như đá quý tại Đông Nam Á nhưng chưa được nhiều du khách biết tới. Đứng đầu danh sách này là Ninh Bình của Việt Nam.
Đảo Cô Tô: Vẻ đẹp hoang sơ miền Đông Bắc Việt Nam

Đảo Cô Tô: Vẻ đẹp hoang sơ miền Đông Bắc Việt Nam

Là một trong những điểm du lịch Hạ Long nổi tiếng và thu hút khách tham quan, đảo Cô Tô được xem là một trong những hòn đảo đẹp nhất Vịnh Bắc Bộ.
Miền cổ tích giữa điệp trùng xanh trên đảo Trường Sa

Miền cổ tích giữa điệp trùng xanh trên đảo Trường Sa

Đến với huyện đảo Trường Sa, chắc hẳn ai cũng ngạc nhiên, thích thú, bởi “lạc” giữa màu xanh sẫm bao la của biển cả là tấm áo xanh màu lá trên các hòn đảo. Đó là những vườn rau xanh mướt, những khuôn viên, vườn hoa và con đường rợp bóng cây xanh... Sự hòa quyện của những màu xuân sắc ấy khiến người lần đầu đến đây như lạc vào miền cổ tích...

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trước tình hình xung đột leo thang tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ lo ngại và kêu gọi hai bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 24/7/2025, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).
Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Tổng Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc (AVCK) và Quỹ Thế giới Yongbong đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) vào ngày 23/7/2025, nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc. Thỏa thuận góp phần tăng cường nguồn lực phục vụ cộng đồng, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt – Hàn.
Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Trước căng thẳng leo thang tại biên giới Thái Lan - Campuchia, Liên hợp quốc, Mỹ, EU cùng nhiều nước trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi hai bên kiềm chế, bảo vệ thường dân và giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.