--> -->
Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
14:30 | 06/09/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tết Trung Thu ở các nước châu Á khác biệt nhau ra sao?

Tết Trung Thu là lễ hội được tổ chức tại nhiều nước Đông Á. Ở Thái Lan, người ta tặng nhau những chiếc bánh hình trái đào. Ở Nhật Bản, lễ hội này nhắc tới câu chuyện một con thỏ làm bánh mochi sống trên mặt trăng.
Tết Trung thu năm 2022: Quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Tết Trung thu năm 2022: Quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Tết Trung thu ghé thăm làng nghề làm đèn ông sao Phú Bình Tết Trung thu ghé thăm làng nghề làm đèn ông sao Phú Bình
Tết Trung Thu ở các nước châu Á khác biệt nhau ra sao?
Người dân cầu khấn nhân dịp lễ Cầu trăng tại Thái Lan (Ảnh: Shutterstock).

Tết Trung Thu năm nay rơi vào ngày 10/9 Dương lịch. Lễ hội này đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa các quốc gia châu Á. Ngoài Trung Quốc, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách thức Tết Trung Thu được tổ chức tại 5 quốc gia châu Á khác.

Thái Lan

Lễ cầu nguyện mặt trăng ở Thái Lan gắn liền với một sự tích khác xa câu chuyện thường được kể tại Trung Quốc về Hằng Nga và câu chuyện nàng lên Mặt trăng.

Truyền thuyết kể rằng vào đêm trăng rằm tháng 8, Bát tiên – 8 nhân vật huyền thoại trong văn hóa truyền thống Trung Quốc – đã bay đến Cung trăng để tặng quả đào và chúc mừng sinh nhật đến Quan Âm, vị thần tượng trưng cho lòng nhân từ và nhân ái ở Trung Quốc.

Tết Trung Thu ở các nước châu Á khác biệt nhau ra sao?
Biểu diễn mừng Lễ Cầu trăng.

Do đó, các gia đình ở Thái Lan thường cầu nguyện dưới trăng và tặng nhau những chiếc bánh hình trái đào.

Dù vậy, nhiều truyền thống của lễ Trung Thu ở Thái Lan vẫn được giữ nguyên so với ở Trung Quốc, điển hình là thói quen ăn bánh trung thu, đặc biệt là loại bánh có hương vị sầu riêng. Một loại thực phẩm thường thấy khác trong dịp lễ này ở Thái Lan chính là quả bưởi, vì hình dạng tròn xoe của nó tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum vầy.

Vào ngày trăng rằm, người dân ở quốc gia Đông Nam Á này thường đi thuyền ngắm cảnh trên Vịnh Siam.

Việt Nam

Sự tích Tết Trung Thu kể về câu chuyện Chú Cuội, người có một cây đa thần và chỉ được phép tưới bằng nước sạch.

Một ngày nọ, vợ Chú Cuội đi tiểu vào gốc cây và nó không ngừng lớn lên. Chú Cuội cố gắng chặt bỏ, nhưng thay vào đó, anh lại bị mắc vào cây và bay lên trời. Cuối cùng, anh đáp xuống Cung trăng.

Trẻ em cùng nhau giăng đèn lồng trong đêm Trung Thu để thắp sáng đường cho Chú Cuội tìm về Trái đất. Dân gian kể rằng nếu bạn nhìn kỹ, bạn có thể thấy bóng Cuội đang ngồi dưới gốc cây đa ở trên Mặt trăng.

Tết Trung Thu ở các nước châu Á khác biệt nhau ra sao?
Đèn lồng rực rỡ các tuyến phố ở Việt Nam mỗi dịp Trung thu (Ảnh: Facebook).

Đối với người Việt Nam, Tết Trung Thu là khoảng thời gian sum vầy bên những người thân yêu sau những ngày làm việc vất vả. Các gia đình đón tết bằng cách bày biện mâm hoa quả, mâm cỗ lên bàn thờ tổ tiên và ăn bánh trung thu. Các loại bánh trung thu phổ biến nhất là bánh dẻo và bánh nướng.

Vào đêm rằm, một người sẽ đeo mặt nạ hình tròn diễu hành trên đường phố, mang đến cho mọi người niềm vui bằng những cử chỉ hài hước của mình. Mặt nạ này được cho là hiện thân của Ông Địa, vị thần tượng trưng cho sự thịnh vượng và là người nhắc nhở người dân biết ơn cho vụ mùa năm qua.

Philippines

Gần một triệu người gốc Hoa sống ở Philippines đặc biệt là ở khu phố Tàu ở thủ đô Manila. Nơi đây tổ chức Tết Trung Thu trong hai ngày với các biểu ngữ và đèn lồng treo rực rỡ khắp phố phường.

Tết Trung Thu ở các nước châu Á khác biệt nhau ra sao?
Các em nhỏ đứng xung quanh chiếc bánh trung thu cỡ lớn được trưng bày trong trung tâm thương mại ở Philippines (Ảnh: Xinhua).

Người Philippines gốc Trung Quốc thích chơi Pua Tiong Chiu, trò chơi xúc xắc được cho là có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc. Người chơi sẽ lăn sáu viên xúc xắc vào một cái bát lớn.

Người thắng cuộc được xác định bằng cách tính các số trên mặt xúc xắc. Họ sẽ nhận được phần thưởng là bánh Trung Thu. Để giành được miếng bánh trung thu lớn nhất, bạn cần tung được ít nhất bốn hoặc năm con số giống nhau.

Nhật Bản

Tết Trung thu của Nhật Bản còn được gọi là Tsukimi, Otsukimi hoặc Jugoya.

Các cư dân trang trí đường phố bằng cỏ pampas để bảo vệ khỏi linh hồn của họ khỏi ma quỷ. Trong mâm cỗ cúng dường, họ trưng cây khoai môn đã đâm chồi non, xem đó là biểu tượng của một gia đình thịnh vượng.

Tết Trung Thu ở các nước châu Á khác biệt nhau ra sao?
Một con phố ở Nagasaki (Ảnh: Shutterstock).

Theo truyền thuyết Nhật Bản, trên Mặt trăng có một con thỏ sinh sống. Và nó giã bánh gạo mochi bằng vồ và cối. Một số người nói rằng truyện ngụ ngôn này dựa trên một câu chuyện Phật giáo.

Những người khác lại cho rằng đó là cách chơi chữ vì thuật ngữ mochizuki trong tiếng Nhật có nghĩa là "trăng tròn" nhưng cũng đồng âm với "giã mochi".

Người Nhật Bản ăn bánh gạo dango hình con thỏ trong ngày Trung Thu để có sức khỏe tốt và hạnh phúc. Ngăn xếp bánh hình kim tự tháp thường đặt 15 chiếc dango để tượng trưng cho ngày 15 của tháng hoặc 12 chiếc bánh để đại diện cho số tháng trong một năm.

Tết Trung Thu ở các nước châu Á khác biệt nhau ra sao?
Bánh dango (Ảnh: Facebook).

Màu trắng và độ tròn của món bánh này nhằm mô phỏng vẻ đẹp của mặt trăng. Đây cũng là chủ đề thường thấy trong các món ăn kỷ niệm Trung Thu khác như soba hoặc udon.

Mọi người cũng ăn các đặc sản của mùa Thu như lang, hạt dẻ, đậu, khoai môn, đậu nành và rượu sake. Khi không nhìn thấy mặt trăng, lễ hội Trung Thu năm đó được gọi là Mugetsu (không có trăng) hoặc Ugetsu (trăng mưa). Nhưng lễ kỷ niệm vẫn diễn ra bình thường, bao gồm nhiều nghi thức như pha trà, đọc thơ và biểu diễn trống.

Hàn Quốc

Ngày Chuseok, hay Hangawi, là Tết Trung Thu và Ngày lễ Tạ ơn của Hàn Quốc. Đó là kỳ nghỉ kéo dài ba ngày, trong đó mọi người cảm tạ trời đất về vụ mùa bội thu trong năm và cầu xin nhiều điều tốt đẹp hơn nữa sẽ đến.

Tết Trung Thu Hàn Quốc có một số nét tương đồng với Trung Quốc. Người Hàn Quốc cũng đi du lịch và mang quà đến nhà cha mẹ để chúc họ sống lâu và khỏe mạnh.

Tết Trung Thu ở các nước châu Á khác biệt nhau ra sao?
Người dân cúi đầu quỳ lạy một bia tưởng niệm tại Khu vực phi quân sự (DMZ) chia tách Triều Tiên và Hàn Quốc (Ảnh: AFP).

Vào mỗi buổi sáng của dịp này, các gia đình sẽ tiến hành nghi lễ pha trà charye để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đầu tiên, con trai lớn trong gia đình sẽ dọn bàn ăn. Sau đó, mọi người cúi đầu chào nhiều lần dựa trên giới tính và tuổi tác. Đây là hành động để cầu may mắn trong năm tới.

Tết Trung Thu ở các nước châu Á khác biệt nhau ra sao?
Nghi lễ charye (Ảnh: Shutterstock).

Người Hàn Quốc ăn songpyeon, một loại bánh gạo nhân vừng, đậu hoặc hạt dẻ sên ngọt và được gói lại thành hình trăng lưỡi liềm. Họ cũng ăn bánh kếp jeon nhồi kim chi, bí ngòi, nấm và thịt.

Trong ba ngày, họ thường biểu diễn các điệu múa dân gian truyền thống, đấu vật và thăm viếng mộ của người thân.

Nhà giàu Hà Nội “đua” nhau bỏ phố ra ven đô mua biệt thự Nhà giàu Hà Nội “đua” nhau bỏ phố ra ven đô mua biệt thự
Thái Lan Thái Lan "tung chiêu" thu hút nhân lực tay nghề cao ở châu Á
Hoàng Trang/ Báo Tin tức
Nguồn:

Tin bài liên quan

Chương trình nghệ thuật ca ngợi tình hữu nghị Việt Nam, Lào, Thái Lan

Chương trình nghệ thuật ca ngợi tình hữu nghị Việt Nam, Lào, Thái Lan

Từ 6 - 13/5, đoàn công tác của Nhà hát Kịch Việt Nam do NSƯT Kiều Minh Hiếu, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn sẽ lưu diễn tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Thái Lan.
Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Dù kinh tế gặp khó, Trung Quốc vẫn nắm lợi thế vượt trội nhờ kiểm soát dài hạn và không bị áp lực bầu cử. Tổng thống Trump liệu có sai lầm chiến lược khi chơi “ván cờ thuế quan” với Trung Quốc?
Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Ngày 2/5 tại Thái Lan, Trung tâm Việt Nam học thuộc Đại học Ratjabath Udon Thani (Thái Lan) và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam tổ chức Lễ ký kết hợp tác đào tạo tiếng Việt.

Đọc nhiều

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Theo Đại sứ Việt Nam tại Belarus và Đại sứ Belarus tại Việt Nam, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Cộng hòa Belarus sẽ tạo động lực mới cho việc tăng cường, mở rộng và định hướng làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Ngày 9/5, Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Quảng trường Đỏ (Moscow, Nga).
Tân Giáo hoàng gửi thông điệp hòa bình đến thế giới

Tân Giáo hoàng gửi thông điệp hòa bình đến thế giới

Lúc 6:07 tối, ngày 9/5 giờ địa phương (11h07 đêm 8/5, giờ Việt Nam), khói trắng đã bốc lên từ ống khói Nhà nguyện Sistine báo hiệu Đức Hồng y Robert Francis Prevost của Mỹ đã được bầu làm Giáo hoàng thứ 267, trở thành nhà lãnh đạo tinh thần mới của 1,4 tỷ người Công giáo trên thế giới. Ông chọn tông hiệu là Leo XIV và mở đầu bài phát biểu đầu tiên trên cương vị mới bằng lời chào “bình an”.
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh chóng, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Liên bang Nga để nâng tầm quan hệ.
Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Từ năm 1995, các cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ đã trở thành nghi thức trọng thể thường niên nhân Ngày Chiến thắng của Nga. Từ năm 2008, sự kiện này có thêm phần trình diễn các khí tài quân sự hạng nặng.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024