--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
14:07 | 16/05/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Thái sư Lưu Cơ và công lao to lớn đối với lịch sử Việt Nam

Sáng 15/5, tại Khu di dích Hoàng thành Thăng Long, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Hội đồng Lưu tộc Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học có chủ đề “Vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ”.
Nghệ An tổ chức Giao lưu hữu nghị với lưu học sinh Lào nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay Nghệ An tổ chức Giao lưu hữu nghị với lưu học sinh Lào nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay
3.000 sinh viên Việt Nam - Lào - Campuchia tại TP.HCM giao lưu văn hoá và đón Tết cổ truyền 3.000 sinh viên Việt Nam - Lào - Campuchia tại TP.HCM giao lưu văn hoá và đón Tết cổ truyền
Tượng đồng Thái sư Lưu Cơ thờ ở đình Đại Từ (Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên)
Tượng đồng Thái sư Lưu Cơ thờ ở đình Đại Từ (Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên).

Hướng tới kỷ niệm 1010 năm ngày mất của Thái sư Lưu Cơ (1013-2023), sáng 15/5, tại Hoàng thành Thăng Long (số 19C, phố Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội và Hội đồng Lưu tộc Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học "Vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ".

Tại Hội thảo, các nhà sử học đã đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy Thái sư Lưu Cơ là một danh nhân lịch sử, có nhiều công lao to lớn với dân tộc trải qua 3 triều đại: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý.

Theo "Phả ký tông từ họ Lưu" của dòng họ Lưu, viết vào đời vua Lý Anh Tông năm 1138 (hiện lưu trữ tại đền Vạn Ngang, quận Đồ Sơn, Hải Phòng) và Ngọc phả còn lưu tại đền, đình thờ tự ngài Lưu Cơ, Thái sư Lưu Cơ sinh ngày mùng 3 tháng Giêng năm Canh Tý (940) tại trang Tri Hối (nay là thôn Tuy Hối, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Ông vốn thuộc dòng họ Lưu "Yên Định xứ Hoan Châu", tức vùng đất Yên Định, nay thuộc xã Thịnh Lộc và xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Cai quản cải tạo Đại La, dời đô về Thăng Long

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Thái sư Lưu Cơ (940-1013) là một trong những vị khai quốc công thần nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, thống nhất đại loạn 12 sứ quân thế kỷ X trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng là một trong tứ trụ triều đình, giúp Đinh Tiên Hoàng điều hành, quản lý, ổn định xã hội, được nhà vua tin dùng.

Thành Đại La – Kinh thành Thăng Long xưa.
Thành Đại La – Kinh thành Thăng Long xưa.

Theo GS TS Trương Quốc Bình - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - cho biết, Thái sư Lưu Cơ có đóng góp to lớn trong việc cải tạo, xây dựng thành Đại La. Từ thời nhà Đinh, ông là người cai quản thành Đại La trong vòng 40 năm (971 – 1010). Ông đã tu sửa thành Đại La của An Nam đô hộ phủ thời nhà Đường trở nên một toà thành của nước Đại Cồ Việt độc lập và chuẩn bị mọi điều kiện cơ sở hạ tầng cho cuộc dời đô của nhà vua Lý Thái Tổ có thể di chuyển từ Hoa Lư ra Thăng Long trong một thời gian rất ngắn. Ông đã cải tạo An Nam đô hộ phủ (thành Đại La) theo hướng vọng về phía Bắc (hướng về thành Tràng An của nhà Đường) thành một toà thành hướng về phía Nam (hướng về thành Hoa Lư của nhà Đinh và Tiền Lê).

Không phải ngẫu nhiên mà sử sách xưa đã đề cao vai trò của Lưu Cơ: “Đinh Tiên Hoàng nhân khi nước Ngô loạn mất, bình được mười hai sứ quân, trời cho người theo, thống nhất bờ cõi, dùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú làm người phù tá, sáng chế triều nghi, định lập quân đội, vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy, kể về mặt dẹp giặc phá địch thì công to lắm!”.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản của Thái sư Lưu Cơ

Hội thảo khoa học 'Vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ'' (Ảnh:baotintuc)
Hội thảo khoa học 'Vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ'' (Ảnh:baotintuc)

Cùng với 18 báo cáo khoa học, Hội thảo khoa học "Vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ" đã góp phần làm rõ vai trò lịch sử của ông đối với sự kiện thống nhất đất nước, những đóng góp đối với các triều đại Đinh, Tiền Lê và đầu thời Lý.

Nhận thức được những đóng góp to lớn của Thái sư Lưu Cơ cho lịch sử đất nước, nhiều nhà khoa học, sử học, chuyên gia văn hóa đã đề xuất những hành động cụ thể để tôn vinh, phát huy giá trị như: Khôi phục, tu bổ di tích liên quan đến Thái sư Lưu Cơ; tăng cường nghiên cứu, sưu tầm tư liệu lịch sử về vai trò, vị trí của Lưu Cơ đối với các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý; đặt tên trường, đường phố, giải thưởng...

Bà Nguyễn Thị Dơn - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội - cho rằng những tư liệu lịch sử về Thái sư Lưu Cơ sẽ đóng góp, bổ sung cho việc trưng bày thường xuyên và trưng bày chuyên đề giai đoạn lịch sử tiền Thăng Long của Bảo tàng Hà Nội, di tích Hoàng thành Thăng Long.

"Ông cũng xứng đáng được đặt tên cho một đường phố ở Hà Nội. Điều nay nhằm nhắc nhở thế hệ sau tìm hiểu, ghi nhớ công ơn của các vị tiền bối, để các danh nhân lịch sử sống mãi trong tâm thức của đất Kinh Kỳ, kẻ Chợ, nơi hội danh tài bốn phương suốt hơn 1000 năm qua", bà Nguyễn Thị Dơn đề xuất.

GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo - ĐH QGHN cũng đánh giá: "Công lao, đức độ của Thái sư Lưu Cơ đã được nhân dân ở những nơi có sự hiện diện của ông hoặc biết đến ông ghi nhận qua hệ thống rất nhiều đền thờ, các gia phả, thần phả…. Với tầm vóc và công lao đóng góp của mình, Thái sư Lưu Cơ xứng đáng có vị trí được tôn vinh trong di tích Hoàng thành Thăng Long và ở Thủ đô Hà Nội…"

Hội báo toàn quốc 2022: tương tác, giao lưu, tăng sự gần gũi giữa báo chí với công chúng Hội báo toàn quốc 2022: tương tác, giao lưu, tăng sự gần gũi giữa báo chí với công chúng
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga chúc mừng Tết cổ truyền Lào Đại sứ quán Việt Nam tại Nga chúc mừng Tết cổ truyền Lào
Phương Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Trải nghiệm văn hóa đa dạng, độc đáo của Thái Lan ngay giữa lòng Thủ đô

Trải nghiệm văn hóa đa dạng, độc đáo của Thái Lan ngay giữa lòng Thủ đô

Từ ngày 28-30/3, tại khuôn viên Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra sự kiện “Thai Festival: The Pulse of Tradition - Nhịp đập của truyền thống” (Thai Festival 2025).
[Ảnh] "Tống cựu nghênh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

[Ảnh] "Tống cựu nghênh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Ngày 22/1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.
Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động đã công nhận danh hiệu "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" năm 2024 với 150 sản phẩm, dịch vụ của 142 doanh nghiệp.

Đọc nhiều

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, đồng thời mời 5 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm.
Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Chặng đường 30 năm hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển từ đối đầu thành đối tác toàn diện, mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược và kinh tế.
4 giải pháp để Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Công ước ICCPR

4 giải pháp để Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Công ước ICCPR

"Đoàn Việt Nam đã đưa ra thông điệp rõ ràng để khẳng định quan điểm, chủ trương nhất quán của Việt Nam với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển". Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh trong phần trả lời phỏng vấn của báo chí sau phiên đối thoại với Uỷ ban nhân quyền về báo cáo quốc gia thực thi công ước ICCPR lần thứ 4.
Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Ngày 10/7, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm “Định vị Việt Nam - Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Sự kiện đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng một chiến lược bài bản nhằm nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan báo chí, tổ chức quốc tế, chuyên gia truyền thông và doanh nghiệp.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới