--> -->
Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
12:06 | 10/02/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Thị trường sẽ rung lắc thế nào sau 3 tuần tăng liên tiếp?

Tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết đã nối dài chuỗi tăng điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá về vận động thị trường và các số liệu vĩ mô gây ảnh hưởng.
Lo lắng về tỷ giá, thị trường chứng khoán đánh mất xu hướng tăng dài hạn
Kịch bản cho VN-Index năm 2025?
Thị trường sẽ rung lắc thế nào sau 3 tuần tăng liên tiếp?

Khai xuân Ất Tỵ, thị trường có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân, Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, điểm tích cực của thị trường là chỉ số VN-Index đã vượt 1.270 điểm, thanh khoản duy trì khá tốt, tạo mặt bằng cao hơn so với giai đoạn cuối năm 2024.

Thị trường sẽ rung lắc thế nào sau 3 tuần tăng liên tiếp?

Ông Nguyễn Thế Minh

Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Về mặt dòng tiền, đã có sự lan tỏa giữa các nhóm cổ phiếu trong đó các mã trên sàn UPCoM tăng mạnh trước và cả sau Tết.

Trong khi đó, ông Đoàn Minh Tuấn, Trưởng phòng nghiên cứu và đầu tư FIDT cho rằng, thị trường tăng mạnh trong 3 tuần gần nhất, trùng với giai đoạn kỳ nghỉ Tết hàng năm. Thị trường đã phục hồi từ vùng hỗ trợ trung hạn 1.220 – 1.230 điểm lên 1.275 điểm, tiệm cận vùng kháng cự quan trọng 1.280 – 1.300 điểm. Động lượng thị trường duy trì tích cực trong cả ngắn và trung hạn, được hỗ trợ bởi kết quả kinh doanh quý IV vượt kỳ vọng.

Khối ngoại và động lực của thị trường

Trưởng phòng nghiên cứu và đầu tư FIDT cho biết, tăng trưởng lợi nhuận quý IV tiếp tục củng cố đà phục hồi kinh tế. Tổng lợi nhuận toàn thị trường tăng 32,1%, trong đó nhóm Phi tài chính bứt phá với EPS tăng 48,7%, còn Ngân hàng duy trì mức tăng trưởng 18% với chất lượng tài sản cải thiện rõ rệt.

Thị trường sẽ rung lắc thế nào sau 3 tuần tăng liên tiếp?

Ông Đoàn Minh Tuấn

Trưởng phòng nghiên cứu và đầu tư FIDT

Tuy nhiên, rủi ro toàn cầu vẫn hiện hữu, đặc biệt là khả năng Mỹ áp thuế nhập khẩu, có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường toàn cầu cũng đang đối mặt với áp lực lớn khi lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ duy trì ở mức cao, chỉ số DXY dao động quanh vùng rủi ro, giá vàng liên tục lập đỉnh lịch sử và nguy cơ biến động tỷ giá ngày càng hiện hữu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng đánh giá điểm trừ của thị trường là khối ngoại còn bán mạnh, quy mô đã vượt 10 nghìn tỷ đồng từ đầu năm 2025. Trong đó phiên thứ Sáu ghi nhận đột biến của MSN trong giao dịch thỏa thuận.

Thị trường sẽ rung lắc thế nào sau 3 tuần tăng liên tiếp?

Hoạt động bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp diễn đầu năm 2025.

Dù vậy, do giao dịch đa phần đến từ thỏa thuận nên không ảnh hưởng tới biến động của thị trường chung, khớp lệnh của các cổ phiếu không biến động mạnh như giai đoạn năm 2024 thời điểm khối ngoại bán trực tiếp trên sàn.

Tuy nhiên, thị trường còn được được hỗ trợ từ những thông tin tích cực trong nước. Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT đánh giá cao việc Chính phủ dự kiến trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ mức 6-6,5% lên 8,0% và nới chỉ tiêu lạm phát (CPI) lên mức 4,5-5%. Chính phủ đang rất quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng và điều này hàm ý rằng các chính sách tài khóa và đặc biệt là chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được mở rộng mạnh mẽ trong năm 2025. Xu hướng này sẽ có tác động tích cực đến các kênh tài sản, trong đó có chứng khoán. Đồng thời, số liệu vĩ mô tháng 1 được Tổng cục Thống kê công bố vào ngày 6/2 cho thấy khởi đầu khá tích cực của nền kinh tế trong năm 2025.

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ kỳ nghỉ dài ngày, hoạt động sản xuất công nghiệp (IIP) và vốn đầu tư công thực hiện vẫn tăng trưởng dương so với cùng kỳ dù số ngày làm việc ít hơn. Có thể thấy rằng guồng quay tăng trưởng kinh tế đã tăng tốc ngay từ thời điểm đầu năm nay chứ không “chậm chạp do có tâm lý nghỉ lễ” như các năm trước.

Xu hướng tiếp diễn

Theo đánh giá của ông Nguyễn Thế Minh, xu hướng thị trường là tăng và tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, các kịch bản tăng cũng cần lưu ý. Kháng cự gần nhất của VN-Index nằm tại vùng 1.278-1.283 điểm. Nếu vượt được, chỉ số VN-Index sẽ hướng đến mốc 1.300 điểm. Trong trường hợp chỉ số xuất hiện rung lắc trong tuần nay thì xu hướng tiếp diễn vẫn đang hướng về mốc 1.300 điểm.

Với ông Đoàn Minh Tuấn, Trưởng phòng nghiên cứu và đầu tư FIDT, nhà đầu tư nên đề cao chiến lược quan sát các rủi ro thị trường – duy trì tỷ trọng cân bằng 60% - 70% trong ngắn hạn. Mục tiêu ngắn hạn của chỉ số VN-Index là 1.280 – 1.300 điểm.

Thị trường sẽ rung lắc thế nào sau 3 tuần tăng liên tiếp?

Ông Đinh Quang Hinh

Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT

Còn ông Đinh Quang Hinh vẫn đánh giá vùng 1.280-1.300 điểm là vùng kháng cự rất mạnh mà VN-Index chưa thể vượt qua trong năm 2024.

Trong bối cảnh khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng và dòng tiền nội chưa đủ lực kéo thị trường, thị trường chưa thể tăng ngay mà cần tích lũy tại vùng này trong một thời gian trước khi xuất hiện những thông tin hỗ trợ đủ mạnh và hội tụ đủ sức bật để vượt qua vùng kháng cự kể trên.

Do đó, thị trường có thể đi ngang tích lũy và dòng tiền sẽ luân chuyển nhanh giữa các nhóm cổ phiếu để tìm kiếm các cơ hội ngắn hạn. Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải và xem xét cơ cấu danh mục đầu tư, ưu tiên những nhóm đang có thông tin hỗ trợ mạnh như Đầu tư công, Xây dựng, Vật liệu xây dựng, Ngân hàng, Xuất khẩu dệt may, Thủy sản.

Thị trường chứng khoán vào giai đoạn Thị trường chứng khoán vào giai đoạn "đếm ngược" đón nghỉ Tết
Quy mô dư nợ của Chứng khoán SSI cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động Quy mô dư nợ của Chứng khoán SSI cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động
Mai Hương
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Ngày 07/7 tại Thanh Hóa, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá tiến độ triển khai các chương trình viện trợ, đồng thời trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, hai bên thảo luận về việc rà soát, điều chỉnh các chương trình, dự án cho phù hợp với địa bàn hành chính mới sau sáp nhập, bảo đảm duy trì hiệu quả và tính liên tục trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Máy bay chở khách C909 của Trung Quốc vượt mốc 700 tuyến bay, vận chuyển hơn 24 triệu lượt hành khách

Máy bay chở khách C909 của Trung Quốc vượt mốc 700 tuyến bay, vận chuyển hơn 24 triệu lượt hành khách

Sáng 01/7, chiếc máy bay chở khách C909 do Trung Quốc sản xuất thuộc Hãng hàng không quốc tế Trung Quốc (Air China) đã hạ cánh an toàn xuống Sân bay quốc tế Thành Cát Tư Hãn ở Ulaanbaatar, Mông Cổ, đánh dấu việc hãng hàng không này chính thức mở tuyến đường bay quốc tế đầu tiên sử dụng máy bay C909.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao trao đổi cơ chế phối hợp trong bối cảnh, tình hình mới

Ngày 08/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị phối hợp công tác năm 2025. Hội nghị do Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Lê Văn đồng chủ trì.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới