--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
14:26 | 03/09/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Thủ lĩnh Al-Qaeda kêu gọi thánh chiến chống chính phủ Myanmar sau vụ giao tranh ác liệt

Thông điệp được đưa ra sau khi hàng ngàn dân thường Rohingya phải di tản giữa cuộc giao tranh của quân chính phủ Myanmar và phiến quân Rohingya làm hơn 400 người thiệt mạng.

Hãng Reuters, dẫn lời trang mạng giám sát các hoạt động thánh chiến SITE, cho biết: một thủ lĩnh cấp cao của tổ chức khủng bố al-Qaeda tại Yemen đã kêu gọi tấn công lực lượng chính phủ Myanmar, giành lại quyền lợi cho những người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi tại nước này.

Trong một đoạn video được kênh truyền thông al-Malahem của al-Qaeda đăng tải, Khaled Batarfi – thủ lĩnh tổ chức khủng bố tại Yemen – kêu gọi người Hồi giáo tại Banglades, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia cùng đứng lên "hỗ trợ người anh em Rohingya chống lại kẻ thù của Thánh Allah."

Batarfi, kẻ được giải thoát khỏi nhà tù Yemen hồi năm 2015 khi tổ chức al-Qaeda tại Ả Rập (AQAP) chiếm được thành phố cảng Mukalla, thúc giục chi nhánh Ấn Độ (AQIS) thực hiện cuộc tấn công.

Theo nguồn tin từ Mỹ, Batarfi nói: "Hãy cẩn trọng khi khiến những người anh em Hồi giáo Burma (Myanmar) thất vọng."

Chính phủ Myanmar buộc tội Quân Cứu rỗi Arkan Rohingya (ARSA) vì đốt 2.600 căn nhà tại Rohingya – tây bắc Myanmar. Tổ chức này cũng chịu trách nhiệm vì tấn công các đồn an ninh tuần trước, gây ra các cuộc giao tranh và phản công dữ dội.

Hôm 1/9, quân đội Myanmar thông báo, 370 tay súng Rohingya đã bị tiêu diệt, 15 binh lính quân đội chính phủ và 14 dân thường cũng đã thiệt mạng trong các chiến dịch quân sự tại bang Rakhine trong hơn một tuần qua.

Khoảng 58.600 người Rohingya buộc phải sơ tán khỏi Myanmar tới các khu vực tại Bangladesh, theo cơ quan theo dõi tị nạn của Liên Hợp Quốc (UNHCR).

Sĩ quan biên giới Bangladesh Manzurul Hassan Khan xác nhận hàng nghìn người Rohingya vẫn đang mắc kẹt tại khu vực này.

Các lực lượng an ninh chính phủ đang nỗ lực cứu giúp dân thường, tiêu diệt phiến quân.

Theo Washington Post, chính phủ Myanmar không thừa nhận quốc tịch của nhóm người Rohingya, cho rằng họ là những người nhập cư bất hợp pháp và cụm từ chính xác để chỉ những người này là "Bengali" hoặc "người Hồi giáo tại bang Rakhine."

Bangladesh, nơi có hơn 400.000 người Rohingya sinh sống từ những năm 1990, cũng ngày càng có thái độ đối địch với nhóm người này.

Tất Đạt

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Tổng Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc (AVCK) và Quỹ Thế giới Yongbong đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) vào ngày 23/7/2025, nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc. Thỏa thuận góp phần tăng cường nguồn lực phục vụ cộng đồng, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt – Hàn.
Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Quốc tế kêu gọi Thái Lan - Campuchia kiềm chế, đối thoại hòa bình

Trước căng thẳng leo thang tại biên giới Thái Lan - Campuchia, Liên hợp quốc, Mỹ, EU cùng nhiều nước trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi hai bên kiềm chế, bảo vệ thường dân và giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.
Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Phát biểu tại các phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong các ngày 22, 24/7, Đại sứ Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam kiên định ủng hộ chủ nghĩa đa phương và hành động tập thể do Liên hợp quốc dẫn dắt, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp, trong đó có Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình.
Những nhịp cầu đưa văn học Ba Lan đến với bạn đọc Việt Nam

Những nhịp cầu đưa văn học Ba Lan đến với bạn đọc Việt Nam

Suốt hơn bảy thập kỷ, từng trang sách Ba Lan đã vượt ngôn ngữ, vượt khoảng cách địa lý để đến với độc giả Việt Nam. Đằng sau đó là những dịch giả lặng lẽ nhưng đầy đam mê, kiên trì làm nhịp cầu nối hai nền văn học.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới