--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
19:00 | 29/11/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tình nghĩa hai bờ Sê San

Dòng Sê San, con sông hùng vĩ dài 237km, bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh trên dãy Trường Sơn và chảy qua vùng đất Gia Lai, Kon Tum trước khi đổ vào Campuchia và hòa vào dòng Mekong. Hơn cả một dòng sông, Sê San là sợi dây liên kết, là chứng nhân cho những câu chuyện nghĩa tình giữa làng bản hai bên biên giới Việt Nam và Campuchia.
Gặp những người xây nền móng cho tình hữu nghị trên tuyến biên giới
Kết nghĩa bản - bản: nền tảng vun đắp quan hệ bền vững Việt Nam - Lào

Vượt dòng Sê San kết nghĩa đôi bờ

Dù cách nhau bởi dòng Sê San, làng Biă (xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, Việt Nam) và làng Phí (xã Sê San, huyện Oyadav, tỉnh Ratanakiri, Campuchia) vẫn luôn gắn bó keo sơn qua nhiều thế hệ. Già làng Siu Tới ở làng Biă từng chia sẻ: “Dòng Sê San không chia cách mà là sợi dây kết nối hai làng. Từ việc cùng uống chung dòng nước mát lành đến việc giúp nhau trong ngày mùa, tình nghĩa giữa Biă và Phí ngày càng thêm bền chặt”.

Lễ kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới giữa làng Biă (xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) với làng Phí (xã Sê San, huyện Oyadav, tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia), ngày 5/10/2019. (Ảnh: Anh Huy)
Lễ kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới giữa làng Biă (xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) với làng Phí (xã Sê San, huyện Oyadav, tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia), ngày 5/10/2019.

Ngày 5/10/2019, làng Biă và làng Phí chính thức kết nghĩa theo mô hình “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới”. Hai làng đã thống nhất 12 nội dung thiết thực, bao gồm: bảo vệ đường biên, cột mốc và dấu hiệu vành đai, khu vực biên giới; không làm hư hỏng, xê dịch cột mốc, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, biển báo khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm. Bảo vệ nguyên trạng, không làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới; không đắp kè, khơi dòng chảy, khai thác cát, khoáng sản trái phép trên khu vực biên giới ảnh hưởng đến đường biên giới đã phân định, đường biên giới hiện quản. Chấp hành nghiêm các quy định qua lại biên giới, không xâm canh, xâm cư quan biên giới. Không chăn thả gia súc qua biên giới. Không chứa chấp, che giấu, đưa đón, câu móc, dẫn đường cho người vượt biên giới quốc gia trái phép...

Nhờ những nỗ lực này, tình làng nghĩa xóm vốn có từ lâu đời giữa hai làng càng thêm gắn bó. Người dân hai bên không chỉ chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi mà còn tích cực thực hiện các quy định khu vực biên giới. Các dịp lễ, Tết, hai làng cùng tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm phong phú đời sống tinh thần và củng cố tình hữu nghị.

Chủ tịch UBND xã Ia Chía, ông Rơ Lan Gâu, khẳng định: Thông qua kết nghĩa, việc mua bán, thăm thân, giao lưu giữa hai làng thuận lợi hơn, giúp củng cố niềm tin và xây dựng một vùng biên giới hòa bình, hợp tác cùng phát triển.

Hòa bình, hữu nghị trên đường biên

Cách làng Biă không xa, làng Bi (xã Ia O, huyện Ia Grai) cũng có "mối duyên" đặc biệt với làng Tăng Lôm (xã Nhang, huyện Đun Mia, tỉnh Ratanakiri). Từ năm 2014, hai làng chính thức kết nghĩa và càng thắt chặt quan hệ nhờ sự hỗ trợ của Đồn Biên phòng Pô Cô.

Những câu chuyện về tình nghĩa giữa hai làng luôn cảm động. Năm 2009, trong một trận mưa lũ lớn, khi phương tiện cứu trợ của các chiến sĩ Đồn Biên phòng Pô Cô bị nước cuốn trôi, người dân làng Tăng Lôm đã nhanh chóng huy động lực lượng ứng cứu, bất chấp nguy hiểm. Trước đó, các chiến sĩ Việt Nam từng cứu sống hai đứa trẻ làng Tăng Lôm bị nước lũ cuốn trôi, góp phần củng cố niềm tin và tình nghĩa keo sơn giữa hai bên. Theo già làng Ksor Bơng của làng Bi, những lần hỗ trợ nhau trong hoạn nạn khiến bà con hai làng như anh em một nhà, gắn bó không rời.

Gia Lai có đường biên giới trên đất liền dài khoảng 80,485 km tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri - Vương quốc Campuchia. Đây là khu vực có ý nghĩa chiến lược về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Nhờ chính sách đối ngoại hiệu quả, Gia Lai đã vun đắp quan hệ hữu nghị với các tỉnh Đông Bắc Campuchia thông qua nhiều chương trình ý nghĩa: từ tổ chức giao lưu văn hóa, hỗ trợ vật tư y tế trong đại dịch Covid-19, đến việc giúp đỡ cộng đồng người Việt tại Campuchia xây dựng trường học, dạy tiếng Việt và ổn định cuộc sống.

Theo thông tin từ Sở Ngoại vụ Gia Lai, tỉnh hiện có năm làng thuộc hai huyện biên giới Ia Grai, Đức Cơ kết nghĩa với năm làng thuộc hai huyện Oyadav, Đôn Mia, tỉnh Ratanakiri. Lực lượng chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn vùng biên giới luôn tạo điều kiện thuận lợi để người dân hai bên biên giới Việt Nam - Campuchia qua lại thăm thân. Thông qua việc tổ chức sơ kết hoạt động kết nghĩa, giao lưu văn hóa giữa các thôn, làng, bản ở khu vực biên giới, chính quyền và người dân hai bên biên giới đã trao đổi thông tin cho nhau và được tuyên truyền, hiểu rõ các hiệp định, quy chế biên giới; phối hợp tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý biên giới; tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các đồn biên phòng phía Việt Nam với lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia. Nhân dân khu vực hai bên biên giới được các lực lượng chức năng hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để xuất cảnh, nhập cảnh với mục đích thăm thân, trao đổi hàng hóa… đúng theo quy định pháp luật.

Những cái bắt tay giữa làng bản hai bên biên giới không chỉ thể hiện tình làng nghĩa xóm mà còn là cam kết cùng xây dựng một biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển bền vững.

Thiếu nhi - Những đại sứ nhỏ kết nối tình hữu nghị Thiếu nhi - Những đại sứ nhỏ kết nối tình hữu nghị
Chợ Lê Hồng Phong: Hòa quyện tinh hoa ẩm thực Việt Nam - Campuchia Chợ Lê Hồng Phong: Hòa quyện tinh hoa ẩm thực Việt Nam - Campuchia
Phan Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Củng cố tổ chức, mở rộng đối tác, nâng cao hiệu quả toàn hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Củng cố tổ chức, mở rộng đối tác, nâng cao hiệu quả toàn hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Ngày 18/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Hội nghị chia sẻ thông tin với các tổ chức thành viên ở Trung ương. Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn cùng các Phó Chủ tịch Đồng Huy Cương và Nguyễn Ngọc Hùng chủ trì Hội nghị, với sự tham dự của lãnh đạo, cán bộ các ban, đơn vị thuộc Cơ quan thường trực và đại diện các tổ chức thành viên ở Trung ương.
Việt Nam tiếp nhận kỷ vật chiến tranh do Mỹ cung cấp

Việt Nam tiếp nhận kỷ vật chiến tranh do Mỹ cung cấp

Việc hoàn trả các kỷ vật thời chiến là một biểu tượng của sự hòa giải sâu sắc, giúp xoa dịu nỗi đau cho các cựu chiến binh Mỹ, Việt Nam cũng như các gia đình chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Tin quốc tế ngày 18/7: Mỹ đẩy nhanh cung cấp Patriot cho Ukraine theo kế hoạch của Tổng thống Trump

Tin quốc tế ngày 18/7: Mỹ đẩy nhanh cung cấp Patriot cho Ukraine theo kế hoạch của Tổng thống Trump

Mỹ đẩy nhanh cung cấp Patriot cho Ukraine theo kế hoạch của Tổng thống Trump; Israel tấn công Nhà thờ Công giáo ở Gaza... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 18/7.
Bản hòa âm của tình hữu nghị Việt - Trung

Bản hòa âm của tình hữu nghị Việt - Trung

Ngày 18/7 tại Hà Nội, chương trình “Tiếng hát hữu nghị Việt – Trung 2025” mang đến nhiều tiết mục âm nhạc do nghệ sĩ hai nước cùng thể hiện. Bằng giai điệu và lời ca, chương trình góp phần vun đắp tình hữu nghị và tăng cường gắn kết giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc.
Ông Greg Norman được bổ nhiệm là Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ông Greg Norman được bổ nhiệm là Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 18/7 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong đã trao Quyết định số 1746/QĐ-BVHTTDL ngày 11/6/2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm ông Gregory John Norman (tên thường gọi là Greg Norman), sinh năm 1955, quốc tịch Australia đảm nhiệm vị trí Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (18/7) áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là WIPHA.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.