--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Chuyên đề
16:31 | 04/04/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em: Hành trình từ bữa ăn đến kỹ năng sống

Từ những vườn rau xanh nơi vùng núi đến các sáng kiến sức khỏe học đường, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã góp phần thay đổi cuộc sống của hàng triệu trẻ em Việt Nam. Không chỉ cải thiện dinh dưỡng, tổ chức còn lan tỏa cảm hứng về một cách tiếp cận toàn diện với sức khỏe và kỹ năng sống – nền tảng cho một thế hệ tương lai vững vàng.
KMC: Phương pháp nhỏ, kỳ tích lớn
SCI: Trang bị kiến thức sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên Yên Bái

Khu vườn hy vọng ở vùng cao

Chiều muộn tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Cam Cọn (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), tiếng cười nói rộn ràng vang vọng khắp khu vườn xanh mướt. Hà Thị Thúy, học sinh lớp 5, vừa tỉ mỉ xới từng luống đất vừa hào hứng kể: "Từ ngày có vườn rau, chúng em có rau xanh ăn mỗi ngày. Vui nhất là em được học cách trồng rau, nuôi gà, về nhà có thể giúp bố mẹ".

Khu vườn này, trước đây là mảnh đất cằn cỗi, đã được "hồi sinh" nhờ sự hỗ trợ của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em vào năm học 2020-2021. Với hệ thống mái che, đường tưới tiêu và mô hình chuồng trại khép kín, khu vườn không chỉ cung cấp thực phẩm sạch cho gần 100 học sinh bán trú.

Hành trình chăm sóc trẻ em Việt Nam từ bữa ăn đến tương lai
Vườn rau tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Cam Cọn (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). (Ảnh: Tổ chức Cứu trợ Trẻ em)

Thầy Đào Quang Quyền, giáo viên Giáo dục thể chất và phụ trách các hoạt động lao động vệ sinh, cho biết: "Trước đây, thực phẩm chủ yếu mua từ chợ xa, vừa đắt đỏ vừa không đảm bảo. Từ khi có mô hình trường học nông trại, nhà trường tự trồng các loại rau như bắp cải, đậu bắp, bí, đỗ... và nuôi thêm lợn, gà để cải thiện bữa ăn cho các con. Nhờ đó, bữa ăn của các con đa dạng hơn, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa tiết kiệm chi phí". Hiện tại, vườn rau đã cung cấp từ 50-100% lượng rau xanh cần thiết mỗi ngày.

Bên cạnh đó, vườn rau còn là lớp học thực tế về kỹ năng sống cho các em nhỏ. "Nhiều em đã quen làm việc nhà, phụ giúp bố mẹ như trồng rau, nuôi gà, nhưng thường làm theo thói quen, chưa đúng cách. Khi đến trường, được các thầy cô hướng dẫn kỹ lưỡng, các em đã tự tin hơn và biết cách thực hành hiệu quả hơn. Điều đó không chỉ giúp các em nâng cao kỹ năng mà còn hiểu thêm giá trị của lao động và hình thành thói quen tốt, tự lập hơn trong cuộc sống", thầy Quyền nói.

Chặng đường dài vì sức khỏe trẻ em Việt Nam

Khu vườn ở Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Cam Cọn là một trong nhiều sáng kiến của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em nhằm cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam.

Tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Yên Bái – những địa phương từng ghi nhận tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi lên đến 54% – nhiều dự án đã được triển khai nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung vào việc giảm thiểu suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Trong số đó, Dự án “Lồng ghép cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em” (JSDF), được thực hiện trong giai đoạn 2017–2022, là một mô hình tiêu biểu, mang lại nhiều kết quả tích cực và bền vững cho cộng đồng.

Hành trình chăm sóc trẻ em Việt Nam từ bữa ăn đến tương lai
Hướng dẫn nấu bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và đúng cách cho trẻ em đồng bào dân tộc H'mong. (Ảnh cắt từ clip của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em)

Tại khu vực triển khai dự án, các bà mẹ có con nhỏ và phụ nữ mang thai được tham gia các buổi hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý trong suốt thai kỳ. Họ cũng được trang bị kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ, cũng như cách chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ nhỏ.

Chị Vì Thị Duyên, sinh sống tại bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, chia sẻ: Trước đây, khi mang thai đứa con đầu lòng, tôi không biết cách ăn uống sao cho đầy đủ dưỡng chất. Nhưng từ khi tham gia các buổi tư vấn dinh dưỡng và được tiêm chủng đầy đủ, bé thứ hai của tôi khỏe mạnh hơn hẳn, ít ốm vặt.

Thông qua các lớp giáo dục dinh dưỡng và hỗ trợ phục hồi sức khỏe, dự án đã giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và thấp còi cho hơn 3.000 trẻ em. Các món ăn được hướng dẫn chế biến từ nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Đối với những trường hợp trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng nhưng không có biến chứng, các em được điều trị bằng sản phẩm ăn liền giàu năng lượng.

Ngoài ra, hơn 6.000 hộ gia đình đã được tập huấn các kỹ thuật nông nghiệp cải tiến như nuôi gà, trồng rau, và ủ phân hữu cơ. Những hoạt động này góp phần tăng cường nguồn thực phẩm tại chỗ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.

Theo Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, khi dự án JSDF kết thúc, tỷ lệ trẻ em 0-5 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn tăng từ 17,4% lên 71,2%; tỷ lệ trẻ em từ 6-23 tháng tuổi được cung cấp ít nhất bốn nhóm thực phẩm trở lên tăng từ 37,5% lên 70,6%; tỷ lệ phụ nữ mang thai đi khám thai ít nhất 3 lần trong suốt thai kỳ tăng từ 11,1% lên 71,8%.

Ngoài ra, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi tại địa bàn dự án giảm từ 54,33% xuống 40,68%; suy dinh dưỡng thiếu cân giảm từ 37,46% xuống 26,85%; suy dinh dưỡng gầy còm giảm từ 8,66% xuống 5,62%. Đặc biệt, ở các dân tộc thiểu số, những cải thiện rõ rệt cũng được ghi nhận:

Dân tộc H’Mông: thấp còi giảm từ 67,1% xuống 53%; thiếu cân giảm từ 41,1% xuống 32,1%; gầy còm giảm từ 7,3% xuống 6,2%.

Dân tộc Thái: thấp còi giảm từ 40,9% xuống 26,9%; thiếu cân giảm từ 34,1% xuống 22,2%; gầy còm giảm từ 9,6% xuống 5,4%.

Các dân tộc khác: thấp còi giảm từ 37,4% xuống 22,4%; thiếu cân giảm từ 30,4% xuống 15,8%; gầy còm giảm từ 11,5% xuống 3,6%.

Mô hình nông nghiệp nhạy cảm dinh dưỡng (NSA) cũng đã được tích hợp vào Kế hoạch Phát triển Nông nghiệp và Lâm nghiệp 5 năm của hai tỉnh Yên Bái và Sơn La, góp phần duy trì những kết quả tích cực này.

Từ năm 2008, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em còn duy trì chương trình cung cấp Vitamin A cho trẻ từ 6 - 59 tháng tuổi và Vitamin tổng hợp cho phụ nữ mang thai. Hàng năm, chương trình này hỗ trợ khoảng 8 triệu trẻ trên 63 tỉnh, thành và hơn 60.000 phụ nữ mang thai ở 83 huyện nghèo nhất trên cả nước.

Không dừng lại ở miền núi, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em còn triển khai Dự án "Sức khỏe và dinh dưỡng học đường" tại Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang.

Nguyễn Ngọc Anh, một học sinh lớp 4 tại Hải Phòng cho biết: "Sau khi học về vệ sinh cá nhân, em còn hướng dẫn bố mẹ rửa tay đúng cách. Em muốn sau này là bác sĩ để giúp mọi người khỏe mạnh".

Theo khảo sát cuối kỳ vào tháng 12/2023, tỷ lệ học sinh, người chăm sóc trẻ và giáo viên có sự cải thiện về kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sau khi tham gia dự án lần lượt là 70,9%, 49,3% và 50,3%. Riêng trong năm học 2022-2023, tỷ lệ học sinh đánh giá nhà vệ sinh sạch sẽ và an toàn đã tăng 16,4% so với năm trước. Đây cũng là lý do chính giúp tỉ lệ sử dụng nhà vệ sinh tại trường đạt 84,5%. Liên kết giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh đã trở thành yếu tố quan trọng, giúp tăng cường thực hành chăm sóc sức khỏe học đường, với 98,6% phụ huynh tham gia chương trình tin nhắn đã chia sẻ và áp dụng các chủ đề này với con tại nhà.

Dự án đã nâng cấp cơ sở vật chất cho hơn 125 trường học với 122 khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, vườn cây dinh dưỡng. Hơn 30.000 lớp học lồng ghép kiến thức chăm sóc sức khoẻ răng miệng, sức khoẻ học đường đã được tổ chức.

Với những kết quả tích cực này, mô hình can thiệp của dự án đã được nhân rộng thêm 142 trường ngoài dự án và nhận được phản hồi tích cực từ các địa phương. Đồng thời, 100% các trường tham gia dự án cam kết duy trì và nhân rộng các hoạt động giáo dục và truyền thông về sức khoẻ học đường trong thời gian tới.

Dù ở miền núi hay đô thị, những sáng kiến của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã tạo ra những thay đổi bền vững. Bà Lê Thị Thanh Hương - Trưởng Đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Việt Nam khẳng định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ em thiệt thòi nhất, đồng thời cố gắng tìm ra các phương pháp giải quyết các thách thức mới gây ra bởi tác động kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19. Chúng tôi cam kết tiếp tục đồng hành với Chính phủ Việt Nam trong việc chung tay xây dựng một môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ em và mong muốn nhận được sự hỗ trợ và phối hợp của các quý cơ quan, đối tác trong tương lai".

Với những thành công đã đạt được, hành trình đồng hành cùng trẻ em Việt Nam của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hứa hẹn sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các chương trình phát triển cộng đồng trong tương lai.

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em: Hành trình từ bữa ăn đến kỹ năng sống
Hành trình 35 năm Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam: Không ngừng thay đổi và phát triển vì trẻ em Việt Hành trình 35 năm Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam: Không ngừng thay đổi và phát triển vì trẻ em Việt
Save the Children International (SCI) - Cam kết mạnh mẽ, đổi mới linh hoạt vì trẻ em và cộng đồng Save the Children International (SCI) - Cam kết mạnh mẽ, đổi mới linh hoạt vì trẻ em và cộng đồng
Thành Luân
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em: Cải thiện sức khỏe sinh sản, mở ra tương lai bền vững

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em: Cải thiện sức khỏe sinh sản, mở ra tương lai bền vững

Sức khỏe sinh sản không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Tại Việt Nam, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã và đang mang đến những thay đổi tích cực thông qua các dự án nâng cao nhận thức, kiến thức, thay đổi hành vi và cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Qua đó tạo nền tảng cho một thế hệ trẻ em khỏe mạnh và tự tin hơn.
Phòng tham vấn tâm lý: Khi trường học là nơi “chữa lành”

Phòng tham vấn tâm lý: Khi trường học là nơi “chữa lành”

Không chỉ là nơi để học tập, trường học còn có thể trở thành một mái nhà an toàn, yêu thương, nơi học sinh được lắng nghe, thấu hiểu và hỗ trợ vượt qua những khó khăn về tinh thần. Mô hình Phòng tham vấn tâm lý do Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) triển khai thực hiện là minh chứng rõ nét cho vai trò này.
KMC: Phương pháp nhỏ, kỳ tích lớn

KMC: Phương pháp nhỏ, kỳ tích lớn

Với sự đồng hành của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, sự nỗ lực của đội ngũ y tế, phương pháp chăm sóc Kangaroo Mother Care (KMC) đã và đang giúp trẻ sinh non, nhẹ cân vượt qua những giờ phút nguy hiểm. Mô hình đã lan tỏa từ bệnh viện đến cộng đồng nơi vùng sâu vùng xa.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Trump họp với các tập đoàn bán lẻ lớn về chính sách thuế quan; Đại học Harvard kiện chính quyền Trump; Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 22/4.
50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

Từ cô gái trẻ đầy nhiệt huyết tham gia phong trào chống chiến tranh đến khi là Thượng nghị sỹ danh dự, bà Hélène Luc đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Pháp-Việt trong suốt hơn 70 năm qua.
Giao lưu "Việt - Lào chung đỉnh Trường Sơn": Nối dài mạch nguồn đoàn kết

Giao lưu "Việt - Lào chung đỉnh Trường Sơn": Nối dài mạch nguồn đoàn kết

Ngày 20/4, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) tổ chức Chương trình giao lưu "Việt - Lào chung đỉnh Trường Sơn" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giáo dục, giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Lào.
Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ, Tây Nguyên và Nam bộ có nơi trên 36 độ.
Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

Mở cửa phiên sáng nay, mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay tiếp tục tăng 5,5 triệu đồng so với sáng qua.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024